Tái định cư do tác động của biến đổi môi trường

Một phần của tài liệu Assessing the impact of rural urban migr (Trang 67 - 69)

6 Do một vài trường hợp có số tiền gởi lớn tạo ra độ biến thiên lớn trong dãy phân phối tiền gởi, sử dụng số trung vị tốt hơn là số trung bình.

5.3.1. Tái định cư do tác động của biến đổi môi trường

ĐBSCL là vùng chịu nhiều tác động của các biến đổi mơi trường, đặc biệt là tình trạng lũ lụt (Lê và Bùi, 2010). Sau cơn lũ năm 2000 gây thiệt hại nghiêm trọng về người và của, Chính phủ bắt đầu triển khai Chương trình xây dựng cụm, tuyến dân cư vượt lũ7. Là vùng đất thấp trũng, muốn xây dựng các khu vực tái định cư cần phải nâng cao nền; hơn nữa do mật độ dân số cao, đất đai chủ yếu thuộc về khu vực tư nhân, quĩ đất cơng ít, nên chỉ có thể xây dựng các khu vực tái định cư tập trung theo cụm, tuyến, mà khơng có hình thức tái định cư phân tán. Mục đích chính của chương trình này là chuyển những hộ dân sống ở những nơi đất thấp, bị ngập lụt hoặc sạt lở, khơng an tồn vào mùa mưa lũ đến các cụm, tuyến được nâng nền cao hơn đỉnh lũ, được qui hoạch các cơ sở hạ tầng thiết yếu, nhằm đảm bảo an toàn và thuận lợi cho người dân sinh sống.

Là một trong bảy tỉnh trong vùng chịu các tác động lớn của lũ lụt, Long An bắt đầu thực hiện Chương trình xây dựng cụm, tuyến dân cư vượt lũ từ năm 2005. Theo báo cáo của UBND tỉnh Long An (2014), cho đến nay toàn tỉnh đã xây dựng 189 cụm, tuyến trên tổng diện tích 839 ha. Sau khi chuyển đổi công năng của 24 cụm, tuyến khơng phù hợp để bố trí tái định cư, số còn lại là 104 cụm và 61 tuyến với tổng số theo qui hoạch là 33.658 nền. Sau 8 năm (2005-2013), số nền đã giao cho các hộ dân là 26.188, đạt 77,8%; số hộ đã vào ở tại các cụm, tuyến là 16.515 hộ, đạt 49,1%.

Chương trình này đã huy động các nguồn lực lớn để tôn nền và xây dựng cơ sở hạ tầng thiết yếu trong các cụm, tuyến dân cư. Tính trên tồn tỉnh, nguồn vốn để tôn nền là 765,312 tỷ, trong đó vốn ngân sách trung ương cấp là 400 tỷ, và vốn vay từ Ngân hàng Phát triển Việt Nam là 365,312 tỷ. Nguồn vốn để xây dựng đường giao thông nội bộ, hệ thống cấp điện, hệ thống cấp nước sạch là 136 tỷ vay từ Ngân hàng Phát triển Việt Nam. Trong số 26.188 hộ đã nhận nền, có 5.708 hộ nghèo và

7 Cụm dân cư là hình thức tái định cư tập trung với qui mô dân số khoảng vài trăm hộ, được tôn nền, phân lô, xây dựng đường nội bộ, điện, và một số nơi có hệ thống cung cấp nước sạch, thoát nước và thu gom rác lô, xây dựng đường nội bộ, điện, và một số nơi có hệ thống cung cấp nước sạch, thốt nước và thu gom rác tập trung. Các cụm dân cư tập trung thường gắn với nhà trẻ, mẫu giáo, và một số dịch vụ công khác. Tuyến dân cư cũng là hình thức tái định cư tập trung nhưng không phân bố theo cụm, mà phân bố dọc theo các tuyến giao thông-thủy lợi, dọc theo một hoặc hai bên tuyến, thường có qui mơ dân số ít hơn cụm, cũng được đầu tư các cơ sở hạ tầng cơ bản nhưng thường khơng có các nhà trẻ, mẫu giáo… như ở các cụm dân cư có qui mơ dân số đơng hơn và tính tập trung cao hơn. Đây là hai hình thức tái định cư do mơi trường phổ biến ở ĐBSCL.

68

970 hộ chính sách được hỗ trợ di dời vào cụm, tuyến dân cư với mức 2 triệu/hộ; 11.746 hộ vay mua nền nhà với mức trung bình là 9,15-9,3 triệu/nền; và 8.408 hộ vay xây dựng nhà với mức trung bình là 9 triệu/căn nhà. Ngồi các đối tượng thụ hưởng chính sách tái định cư, một tỷ lệ nền nhất định được bố trí để bán theo giá thị trường cho các hộ có nhu cầu mua nền nhằm bổ sung vào nguồn vốn đầu tư xây dựng các cụm, tuyến dân cư. Tổng số tiền thu từ bán nền trong cụm, tuyến dân cư là 565,622 tỷ. Việc phát triển các cụm, tuyến dân cư vượt lũ có tác dụng nhiều mặt đối với sự phát triển nông thôn và đời sống của người dân nông thôn. Tại huyện Thủ Thừa, Chương trình xây dựng cụm, tuyến tái định cư ở vùng ngập lũ được triển khai từ năm 2005 với 10 cụm và 5 tuyến trên địa bàn 10 xã và thị trấn. Theo báo cáo của UBND huyện Thủ Thừa (2014), tổng diện tích mặt bằng của 15 cụm, tuyến là 85,59ha, với 3.718 nền. Cho đến cuối 2013, tổng số nền đã giao cho các hộ dân là 2.540, chiếm tỷ lệ 68,3%, trong đó các hộ thuộc đối tượng ưu tiên là 906, chiếm 24,4%, và các hộ có nhu cầu mua theo giá thị trường là 1634, chiếm 43,9%. Số nền cịn lại là 1.178 lơ, chiếm 31,7% trong tổng số nền được qui hoạch. Tổng số nhà đã xây dựng là 1.449 căn, đạt 57,1% so với số nền đã giao nhưng chỉ đạt 40,3% trong tổng số nền của 15 cụm, tuyến tái định cư trên tồn huyện.

Chương trình đã huy động 64,1 tỷ đồng để nâng nền và xây dựng cơ sở hạ tầng của các cụm, tuyến tái định cư, trong đó vốn ngân sách của Trung ương cấp là 40,197 tỷ đồng và vốn vay từ Ngân hàng Phát triển Việt Nam là 23,903 tỷ đồng. Tổng số tiền thu từ bán nền giá cao và các khoản thu khác là 75,889 tỷ. Chương trình đã cho các hộ chính sách, hộ nghèo và một số đối tượng ưu tiên khác vay 8,989 tỷ đồng để mua 993 nền và 8,947 tỷ đồng để xây 993 căn nhà, với mức vay trung bình khoảng 9 triệu/nền và 9 triệu/căn nhà. Cho đến cuối 2013, đã có 255 hộ trả nợ vay mua nền nhà với số tiền 2,197 tỷ đồng, chiếm 25,7% số hộ vay và 24,4% số tiền vay; và 140 hộ trả nợ vay xây nhà với số tiền 0,984 tỷ, chiếm 14,1% số hộ vay và 11% số tiền vay tương ứng.

Phù hợp với tiến độ chung, từ năm 2005 xã Mỹ Lạc cũng bắt đầu xây dựng một cụm dân cư ở gần chợ (với 233 nền) và một tuyến dân cư dọc theo trục đường chính, đoạn gần trung tâm xã (với 131 nền), trên tổng diện tích là 9,88 ha. Dưới sự chỉ đạo thống nhất từ trên xuống, giá bán nền nhà tại các cụm, tuyến về cơ bản được phân thành 2 nhóm: Giá ưu đãi cho các hộ chính sách, hộ nghèo, và hộ

69

cận nghèo. Giá thị trường cho những hộ khác có nhu cầu mua để bù đắp nguồn vốn đầu tư vào việc nâng nền và cơ sở hạ tầng của khu TĐC.

Đối với nhóm hộ được ưu tiên trong diện TĐC, địa phương có chính sách bình xét từ cơ sở và đệ trình lên cấp trên phê duyệt. UBND xã phối hợp với các ban ngành đoàn thể tổ chức tuyên truyền rộng rãi trong các thành viên hội đồn và người dân về chính sách hỗ trợ TĐC và xác định đối tượng là những hộ chính sách, hộ nghèo, hộ cận nghèo có khó khăn về nhà ở. Các trưởng ấp tổ chức họp dân để thơng báo chính sách hỗ trợ TĐC, bình xét danh sách hộ được hỗ trợ, có sự tham dự của cán bộ UNBD xã, đại diện MTTQ. Danh sách các hộ được hỗ trợ về TĐC của ấp được niêm yết công khai tại ấp và tại trụ sở UBND xã theo thời gian qui định. Các hộ này được UBND xã đề nghị và được huyện phê duyệt.

Đến cuối năm 2013, 328 trong tổng số 364 nền nhà đã được bán, trong đó có 20 nền dành cho hộ chính sách, 36 nền dành cho hộ nghèo, 17 nền dành cho hộ cận nghèo theo giá ưu đãi, và 255 nền thuộc hộ mua nền theo giá thị trường. Còn lại 36 nền nhà chưa bán được, chiếm 9,9% trong tổng số nền nhà tại 2 khu TĐC trong xã.

Mặc dù vậy, chỉ mới 216 hộ dân xây nhà, chiếm 59,3% tổng số nền tại hai khu TĐC. Tỷ lệ xây nhà ở cụm thấp hơn so với ở tuyến (49,8% và 76,3%, tương ứng). Đáng lưu ý là trong khi tất cả 73 nền dành cho hộ chính sách, hộ nghèo và hộ cận nghèo đều đã được xây nhà8, chỉ 143 trong 255 nền được các hộ mua theo giá thị trường xây nhà, chiếm tỷ lệ 56,1%. Điều này cho thấy, một bộ phận đông đảo người mua chưa có nhu cầu cấp thiết về nhà ở tại các khu TĐC.

Hơn nữa, khơng phải tất cả hộ chính sách, và hộ nghèo được hưởng chính sách ưu đãi khi TĐC đều cư trú tại đó. Một số hộ đã bán lại nền nhà hoặc nhà cho hộ khác. Số liệu chính thức của UBND xã Mỹ Lạc cho thấy, đến tháng 7/2014 trong tổng số 56 hộ chính sách và hộ nghèo được TĐC có 14 hộ khơng ở tại cụm, tuyến dân cư vì nhiều lý do khác nhau: Có 7 hộ xây nhà rồi nhưng khơng ở, 4 hộ xây nhà nhưng cho thuê, và 3 hộ đã chuyển nhượng trái phép cho hộ khác. Thực tế ở Mỹ Lạc cho thấy nhu cầu về nơi TĐC tập trung không thực sự là bức bách thậm chí đối với những hộ chính sách và hộ nghèo được TĐC. Kết quả phỏng vấn sâu các hộ dân cho thấy một số hộ cho con cái đã lập gia đình ở nhờ hoặc cư trú đồng thời tại nơi ở cũ và tại nơi TĐC, một số hộ đã từng ở cụm, tuyến dân cư một thời

Một phần của tài liệu Assessing the impact of rural urban migr (Trang 67 - 69)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(86 trang)