Sự giới hạn của lao động di cư và gánh nặng tiềm ẩn đối với phát triển nông thôn

Một phần của tài liệu Assessing the impact of rural urban migr (Trang 65 - 66)

6 Do một vài trường hợp có số tiền gởi lớn tạo ra độ biến thiên lớn trong dãy phân phối tiền gởi, sử dụng số trung vị tốt hơn là số trung bình.

5.2.6.1. Sự giới hạn của lao động di cư và gánh nặng tiềm ẩn đối với phát triển nông thôn

thành thị và phát triển nông thôn

5.2.6.1. Sự giới hạn của lao động di cư và gánh nặng tiềm ẩn đối với phát triển nông thôn triển nông thôn

Kết quả nghiên cứu cho thấy hầu hết lao động di cư nông thôn-thành thị làm việc trong các ngành công nghiệp thâm dụng lao động như may mặc và xây dựng, hoặc trong khu vực phi chính thức, ít địi hỏi kỹ năng. Do chất lượng nguồn nhân lực thấp, thu nhập của lao động di cư và mức đóng góp cho gia đình họ cũng thấp. Hơn nữa, phần lớn khoản đóng góp từ di cư là để tiêu dùng cho các nhu cầu thiết yếu hàng ngày, tỷ trọng dành cho đầu tư vào các hoạt động sản xuất kinh doanh thấp và hầu như khơng có tích lũy.

Lao động di cư làm trong các ngành công nghiệp thâm dụng lao động bị giới hạn rất chặt chẽ về độ tuổi. “Xí nghiệp tuyển từ 18- 35 tuổi. Khoảng 40 tuổi hoặc già

tý là nó phế thải mình vậy đó... Nó dư cơng nhân này kia, rồi nó cho mình xuống làm cơng việc lương bèo này kia, tự mình chán nản rồi mình nghỉ à... cứ tầm tuổi vậy là nó cho xuống, tự mình chán mình nghỉ, nó đỡ trả tièn này tiền kia, chứ nếu nó đuổi thì nó phải trả đủ số tiền. Tại lúc 40 tuổi thì mắt người ta cũng mờ rồi

66

không ngồi may được nữa, thì nó cho vô ngồi làm việc dạng han chế, ví dụ chị đang ngồi may nó cho chị xuống đạp chỉ, chị đi phụ tùm lum, lương bèo lắm, chỉ ngồi may như tụi em lương mới được cao vậy thôi, đi làm này kia thì lương thấp hơn”(nữ, 35 tuổi, BHN). Trong ngắn hạn, sự phát triển của các khu cơng nghiệp

đóng vai trị quan trọng tạo việc làm và tăng thu nhập cho lao động nông thôn nhưng trong dài hạn có thể tạo ra gánh nặng cho phát triển nơng thôn sau khi họ khơng cịn kiếm được việc làm trong khu vực này ở độ tuổi trung niên.

Các kết quả nghiên cứu của chúng tôi cho thấy hầu hết lao động di cư nông thôn- đô thị trở về nông thôn sau một thời gian di cư và hộ gia đình vẫn tiếp tục sinh sống ở nơng thơn. Xu hướng lão hóa dân số nơng thơn thể hiện rất rõ qua các kỳ TĐTDS (TCTK, 2010) và từ nghiên cứu này; và tương ứng là xu hướng nghèo hóa dân số nơng thơn. Với cơ cấu thu nhập, chi tiêu và tích lũy như hiện nay, dân số nông thôn sẽ già khi chưa kịp khá giả. Phát triển nông thôn cần phải đối diện với các vấn đề của dân số đang già đi trong tương lai với các vấn đề việc làm, thu nhập, và chăm sóc sức khỏe.

Một phần của tài liệu Assessing the impact of rural urban migr (Trang 65 - 66)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(86 trang)