Di cư lao động làm thay đổi cơ cấu việc làm nông thôn, đặc biệt là trong sản xuất nông nghiệp

Một phần của tài liệu Assessing the impact of rural urban migr (Trang 47 - 49)

4 Lao động đang di cư và lao động di cư trở về trong nghiên cứu này chỉ bao gồm những lao động di cư đến

5.2.2.2. Di cư lao động làm thay đổi cơ cấu việc làm nông thôn, đặc biệt là trong sản xuất nông nghiệp

trong sản xuất nông nghiệp

Đây là một trong những tác động quan trọng của di cư lao động đối với phát triển nông thôn. Để đánh giá tác động của di cư đối với cơ cấu việc làm, Bảng 6 so sánh cơ cấu việc làm trong 12 tháng qua với cơ cấu việc làm trong 12 tháng của 5 năm trước đối với tất cả những người đang làm việc vào các mốc thời gian này, những người đã thay đổi việc làm và những người thay đổi việc làm là lao động di cư. Xét trên tổng thể, chuyển dịch cơ cấu việc làm sau 5 năm là tích cực, theo đó tỷ lệ lao động phổ thơng giảm trong khi tỷ lệ lao động có tay nghề và nhân viên tăng lên cả ở hai xã. Đối với những người đã thay đổi việc làm thì xu hướng chuyển đổi này mạnh hơn nhưng mạnh nhất là đối với lao động di cư. Một cách tổng quát, mức độ chuyển dịch theo hướng tích cực tăng lên theo cấp độ 1, 2, 3 lần đối với tất cả lao động, lao động đổi việc, và lao động đổi việc là người di cư.

Cơ cấu ngành cũng có sự chuyển biến rõ rệt sau 5 năm. Tỷ trọng lao động trong ngành nông lâm ngư nghiệp giảm 11,6% trong khi tỷ trọng lao động trong ngành CN-XD và TM-DV tăng tương ứng, nhưng ngành CN-XD tăng gấp đôi so với ngành TM-DV. Điều này là hồn tồn hợp lý vì đa số lao động chuyển từ nông nghiệp sang phi nông nghiệp là làm công nhân trong các ngành công nghiệp và xây dựng. Sự chuyển đổi này là rất lớn đối với lao động đổi việc là những người di cư.

Tương ứng với sự chuyển dịch cơ cấu ngành, tỷ trọng lao động làm việc trong xã giảm trong khi tỷ trọng lao động làm việc ở các khu vực thành thị trong tỉnh và ở TPHCM tăng lên rõ rệt.

Tương tự, tỷ trọng lao động tự làm cho bản thân, gia đình và làm mướn cũng giảm sâu trong khi tỷ trọng lao động làm việc cho doanh nghiệp tăng lên tương ứng.

Những chuyển dịch cơ cấu việc làm được phân tích ở trên cung cấp bằng chứng mạnh mẽ về tác động sâu sắc của di cư nông thôn – thành thị đối với cơ cấu việc làm và gắn với nó là cơ cấu kinh tế của nơng thơn.

48

Bảng 6: Sự thay đổi về tình trạng việc làm của các thành viên trong hộ hiện nay so với 5 năm trước

Tất cả lao động 2009-2014

Lao động đổi việc 2009-2014

Lao động đổi việc 2009-2014 là

người di cư

ML BHN ML BHN ML BHN

Tình trạng việc làm hiện nay so với 5 năm trước (%)

Lao động phổ thông (1) -4.1 -3.0 -8.4 -5.7 -15.6 -9.3

Lao động có tay nghề (2) 1.1 0.9 3.3 1.4 5.4 1.7

Nhân viên (3) 3.7 2.6 5.7 7.5 10.2 7.5

Khác (4) -0.7 -0.5 -0.6 -3.2 0.0 0.2

Lĩnh vực việc làm hiện nay so với 5 năm trước (%)

Nông lâm ngư nghiệp -11.6 -11.6 -26.7 -28.8 -41.5 -49.5

Công nghiệp-Xây dựng 8.6 8.4 22.7 19.7 34.6 45.2

Thương mại - Dịch vụ 3.3 2.5 5.8 7.9 5.3 4.7

Lĩnh vực khác -0.2 0.6 -1.8 1.3 1.6 -0.4

Nơi làm việc hiện nay so với 5 năm trước (%)

Trong xã -11.7 -10.3 -27.9 -20.9 -48.6 -54.3

Nông thôn trong huyện 0.3 -0.3 0.7 -0.8 0.0 -1.5

Thành thị trong huyện 0.1 0.9 0.3 3.0 -0.1 4.4

Nông thôn trong tỉnh 0.2 0.0 0.8 0.0 0.4 0.0

Thành thị trong tỉnh 7.9 7.9 17.0 21.6 24.5 40.2

TPHCM 3.6 1.9 9.1 -0.4 21.0 8.4

Nơi khác -0.4 -0.1 -0.1 -2.6 0.0 0.0

Khu vực làm việc hiện nay so với 5 năm trước (%)

Nhà nước 0.4 0.6 -1.8 1.5 -2.3 0.6

Doanh nghiệp 9.0 9.9 22.5 21.9 41.2 49.7

Hộ SXKD nhỏ 1.1 0.0 1.9 0.3 0.8 0.8

Tự làm cho mình -9.4 -7.4 -19.9 -13.2 -35.3 -35.3

Làm mướn -1.2 -3.1 -2.7 -10.6 -4.4 -15.8

(1) Những người lao động trực tiếp nhưng không được đào tạo chuyên môn

(2) Những người lao động trực tiếp nhưng được đào tạo chuyên môn, gồm: công nhân kỹ thuật sơ, trung cấp; cơng nhân vận hành máy móc; lái tàu, lái xe

(3) Những người lao động gián tiếp, gồm: nhân viên văn phòng, y tế, giáo dục, bán hàng, dịch vụ

(4) Những người làm cơng tác quản lý nhà nước, đồn thể, công an, quân đội

(5) Trong số những người này có khoảng 1/4 là những người mới tham gia vào thị trường lao động từ 2009 trở lại đây vì trước đây cịn nhỏ, đang đi học hoặc chưa đi làm.

49

Trong các cuộc thảo luận với chúng tôi, lãnh đạo địa phương và người dân tại Mỹ Lạc và Bình Hồ Nam đều nhấn mạnh đến vai trị tích cực của lao động di cư đối với việc mở ra cơ hội việc làm và chuyển dịch cơ cấu việc làm của hộ gia đình và địa phương. Đây là một trong các tiêu chí (TC 12) của Chương trình xây dựng nông thôn mà di cư lao động nơng thơn – thành thị có tác động trực tiếp và rõ ràng nhất. Hơn nữa, hầu hết lao động di cư làm công nhân trong các doanh nghiệp may mặc nên được đào tạo tay nghề, và do vậy cũng có tác động tích cực đối với TC14.3 về tỷ lệ lao động qua đào tạo.

Ngoài ra, tăng tỷ trọng lao động trong các doanh nghiệp do lao động di cư cũng tác động tích cực đến TC15.1 về tỷ lệ dân số có bảo hiểm y tế của địa phương. Tính chung cho tồn bộ dân số, tỷ lệ có bảo hiểm y tế ở Mỹ Lạc là 63,5 và ở Bình Hồ Nam là 72,2. Các tỷ lệ này có sự đóng góp quan trọng của lao động di cư vì tỷ lệ có bảo hiểm y tế ở nhóm lao động đang di cư là 86,8% trong khi ở nhóm khơng di cư chỉ đạt 58,8%. Phổ cập bảo hiểm y tế toàn dân là một mục tiêu quan trọng của phát triển nông thôn.

Một phần của tài liệu Assessing the impact of rural urban migr (Trang 47 - 49)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(86 trang)