Chính sách lao động và việc làm trong giai đoạn hiện nay.

Một phần của tài liệu Giáo trình luật pháp về các vấn đề xã hội (nghề công tác xã hội) (Trang 31 - 34)

II. Chính sách lao động việc làm.

3. Chính sách lao động và việc làm trong giai đoạn hiện nay.

3.1. Bối cảnh trong nước và quốc tế hiện nay có liên quan đến lao động vàviệc làm. việc làm.

3.1.1.Bối cảnh trong nước:

Thời gian qua, chúng ta đã đạt được nhiều thành tựu trong phát triển kinh tế và giải quyết việc làm nhưng vẫn phải đối mặt với những thách thức về thị trường lao động cũng như đảm bảo hài hoà giữa tạo việc làm, phát triển kinh tế và ổn định kinh tế vĩ mô. Trong giai đoạn tới, việc làm vẫn là vấn đề bức xúc, quy mô lực lượng lao động tiếp tục tăng (bình quân khoảng 700 nghìn lao động/năm) gây sức ép về tạo việc làm cho người lao động; chất lượng nguồn lao động còn nhiều hạn chế, chưa đáp ứng yêu cầu của phát triển kinh tế; phần đông lao động Việt Nam vẫn làm việc chủ yếu trong lĩnh vực nông nghiệp (48,7%) với năng suất thấp, do đó việc đẩy mạnh chuyển dịch cơ cấu lao động theo hướng phi nông nghiệp, phấn đấu đến năm 2020 cơ bản là nước công nghiệp theo hướng hiện đại (tỷ trọng lao động nông nghiệp chiếm khoảng 30%) thực sự là một thách thức lớn; phần lớn lao động nước ta không được bảo vệ bởi hệ thống bảo trợ xã hội vì làm việc trong lĩnh vực nơng nghiệp hoặc khu vực phi chính thức, tỷ lệ việc làm “dễ bị tổn thương” (bao gồm lao động tự làm và lao động gia đình khơng được trả lương) lên đến 60%; tình trạng mất cân đối cung - cầu lao động cục bộ vẫn diễn ra ...

Bên cạnh đó, nước ta ngày càng hội nhập sâu rộng vào nền kinh tế thế giới, những vấn đề về “việc làm xanh” vì phát triển và đảm bảo mơi trường bền vững, ứng phó với biến đổi khí hậu, vấn đề về bình đẳng giới, cơ hội việc làm cho các nhóm đối

tượng dễ bị tổn thương, yếu thế (lao động là người nghèo, lao động là người dân tộc thiểu số, lao động là người khuyết tật, ...), thúc đẩy di chuyển lao động an toàn và hiệu quả (bao gồm cả di chuyển trong nước, từ nước ngoài vào và xuất khẩu lao động) ... cũng là những sức ép lớn đối với Việt Nam trong 10 năm tới.

3.1.2.Bối cảnh quốc tế:

Nước ta bước vào thời kỳ chiến lược mới trong bối cảnh thế giới đang thay đổi rất nhanh, phức tạp và khó lường. Trong thập niên tới, hịa bình, hợp tác và phát triển tiếp tục là xu thế lớn, nhưng xung đột sắc tộc và tôn giáo, tranh giành tài nguyên và lãnh thổ, nạn khủng bố và tội phạm xuyên quốc gia có thể gia tăng cùng với những vấn đề tồn cầu khác như đói nghèo, dịch bệnh, biến đổi khí hậu, các thảm họa thiên nhiên... buộc các quốc gia phải có chính sách đối phó và phối hợp hành động.

Các nước Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN) bước vào thời kỳ hợp tác mới theo Hiến chương ASEAN và xây dựng Cộng đồng dựa trên ba trụ cột: chính trị - an ninh, kinh tế, văn hóa - xã hội; hợp tác với các đối tác tiếp tục phát triển và đi vào chiều sâu. ASEAN đang ngày càng khẳng định vai trò trung tâm trong một cấu trúc khu vực đang định hình nhưng cũng phải đối phó với những thách thức mới.

Khu vực châu Á - Thái Bình Dương tiếp tục phát triển năng động và đang hình thành nhiều hình thức liên kết, hợp tác đa dạng hơn. Tuy vậy, vẫn tiềm ẩn những nhân tố gây mất ổn định, nhất là tranh giành ảnh hưởng, tranh chấp chủ quyền biển, đảo, tài nguyên...

Tồn cầu hóa kinh tế tiếp tục phát triển về quy mơ, mức độ và hình thức biểu hiện với những tác động tích cực và tiêu cực, cơ hội và thách thức đan xen rất phức tạp. Các cơng ty xun quốc gia có vai trị ngày càng lớn. Q trình quốc tế hố sản xuất và phân công lao động diễn ra ngày càng sâu rộng. Việc tham gia vào mạng sản xuất và chuỗi giá trị toàn cầu đã trở thành yêu cầu đối với các nền kinh tế. Sự tùy thuộc lẫn nhau, hội nhập, cạnh tranh và hợp tác giữa các nước ngày càng trở thành phổ biến. Kinh tế tri thức phát triển mạnh, do đó con người và tri thức càng trở thành nhân tố quyết định sự phát triển của mỗi quốc gia.

Sau khủng hoảng tài chính - kinh tế tồn cầu, thế giới sẽ bước vào một giai đoạn phát triển mới. Tương quan sức mạnh của các nền kinh tế và cục diện phát triển toàn cầu thay đổi với sự xuất hiện những liên kết mới. Vị thế của châu Á trong nền kinh tế thế giới đang tăng lên; sự phát triển mạnh mẽ của một số nước

khu vực trong điều kiện hội nhập Đông Á và việc thực hiện các hiệp định mậu dịch tự do ngày càng sâu rộng, mở ra thị trường rộng lớn nhưng cũng tạo ra sự cạnh tranh quyết liệt. Quá trình tái cấu trúc các nền kinh tế và điều chỉnh các thể chế tài chính tồn cầu sẽ diễn ra mạnh mẽ, gắn với những bước tiến mới về khoa học, công nghệ và sử dụng tiết kiệm năng lượng, tài nguyên. Mặt khác, khủng hoảng còn để lại hậu quả nặng nề, chủ nghĩa bảo hộ trỗi dậy trở thành rào cản lớn cho thương mại quốc tế. Kinh tế thế giới tuy đã bắt đầu phục hồi nhưng cịn nhiều khó khăn, bất ổn; sự điều chỉnh chính sách của các nước, nhất là những nước lớn sẽ có tác động đến nước ta.

3.2. Chiến lược lao động và việc làm 2011 - 2020.

3.2.1. Mục tiêu của Chiến lược Việc làm giai đoạn 2011 - 2020.

Chiến lược việc làm Việt Nam giai đoạn 2011-2020 là sự cụ thể hoá những chủ trương, định hướng của Chiến lược phát triển kinh tế xã hội giai đoạn 2011-2020 trong lĩnh vực việc làm, đồng thời hướng tới thực hiện các mục tiêu về việc làm bền vững cũng như các tiêu chuẩn về việc làm theo khuyến nghị của Tổ chức lao động quốc tế, do đó các mục tiêu của Chiến lược việc làm đều thể hiện sự nhất quán với Chiến lược phát triển kinh tế xã hội giai đoạn 2011-2020 và hướng tới các mục tiêu về việc làm đầy đủ, năng suất và bền vững cho tất cả mọi người, góp phần thực hiện các mục tiêu phát triển thiên niên kỷ. Điều này được thể hiện rõ ở mục tiêu chính mà Chiến lược hướng đến, đó là thúc đẩy việc làm bền vững cho mọi người, cải thiện thu nhập, giảm nghèo và góp phần duy trì ổn định xã hội.

Mục tiêu cụ thể của Chiến lược sẽ tập trung theo 03 hướng chính:

- Một là: Nâng cao chất lượng lao động (ví dụ như nâng tỷ lệ lao động qua đào tạo lên 70% vào năm 2020, trong đó lao động qua đào tạo nghề đạt trên 55% theo định hướng của Chiến lược phát triển kinh tế xã hội ...);

- Hai là: Tăng số lượng việc làm (ví dụ như quy mơ việc làm tăng thêm khoảng 1 triệu lao động mỗi năm, phấn đấu tỷ lệ tăng trưởng việc làm khoảng 2%/năm, ...);

- Ba là: Cải thiện chất lượng việc làm (ví dụ như tốc độ tăng năng suất lao động bình quân 4%/năm giai đoạn 2011-2020, tỷ trọng việc làm trong ngành nơng nghiệp giảm xuống cịn 40% trên tổng số việc làm năm 2015 và 30% năm 2020, tăng tỷ lệ lao động làm công ăn lương lên 65% vào năm 2020, ...).

- Một là, hồn thiện chính sách pháp luật về việc làm, tập trung vào sửa đổi, bổ sung Bộ Luật lao động, xây dựng Luật Việc làm theo hướng bao phủ và điều chỉnh các vấn đề liên quan đến việc làm, thị trường lao động; hoàn thiện cơ chế điều chỉnh tiền lương; cải cách thể chế thị trường lao động theo hướng an ninh và linh hoạt...

- Hai là, phát triển kinh tế xã hội thúc đẩy tạo việc làm, đảm bảo việc thực hiện các chính sách kinh tế vĩ mơ, chính sách tài khố và tiền tệ, chính sách hỗ trợ phát triển doanh nghiệp, các chính sách thúc đẩy phát triển kinh tế xã hội địa phương ... hướng tới mục tiêu tăng trưởng và việc làm bền vững.

- Ba là, nâng cao chất lượng nguồn lao động đáp ứng nhu cầu của thị trường lao động, đây cũng là một trong ba khâu đột phá trong Chiến lược phát triển kinh tế xã hội giai đoạn 2011-2020, trong đó tập trung vào việc nâng cao chất lượng giáo dục - đào tạo, bao gồm đào tạo nghề, gắn với nhu cầu của thị trường lao động; cải thiện chất lượng, cải cách chương trình và đa dạng hố các hình thức đào tạo; phát triển kỹ năng nghề ngày càng đáp ứng tốt hơn yêu cầu của doanh nghiệp.

- Bốn là, hỗ trợ kết nối cung - cầu lao động thông qua việc nâng cao năng lực của hệ thống Trung tâm giới thiệu việc làm công, thành lập một hệ thống Trung tâm dịch vụ việc làm công thống nhất từ Trung ương tới địa phương, đồng thời tiếp tục hồn thiện hệ thống thơng tin thị trường lao động.

- Năm là, hỗ trợ và đảm bảo sự tham gia của tất cả các nhóm đối tượng vào thị trường lao động theo hướng tăng cường hiệu quả mở rộng phạm vi bao phủ của hệ thống bảo trợ xã hội, các chính sách thị trường lao động thụ động (chính sách bảo hiểm thất nghiệp, ...), cải cách hệ thống an sinh xã hội.

- Sáu là, xây dựng và thực hiện một số chương trình, đề án cụ thể, như Đề án phát triển nhân lực giai đoạn 2011-2020 để nhân lực trở thành nền tảng phát triển bền vững và lợi thế cạnh tranh quốc gia, Chương trình mục tiêu quốc gia về việc làm và dạy nghề giai đoạn 2012-2015, Chương trình việc làm cơng và một số Chương trình mục tiêu quốc gia, các chương trình, đề án lớn khác có liên quan lĩnh vực việc làm.

Một phần của tài liệu Giáo trình luật pháp về các vấn đề xã hội (nghề công tác xã hội) (Trang 31 - 34)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(146 trang)