Xây dựng các phương án chính sách xã hộ

Một phần của tài liệu Giáo trình luật pháp về các vấn đề xã hội (nghề công tác xã hội) (Trang 118 - 120)

II. Hoạch định chính sách.

3. Q trình hoạch định chính sách xã hội.

3.3. Xây dựng các phương án chính sách xã hộ

Khi giải quyết bất kỳ vấn đề gì cũng cần có nhiều phương án để lựa chọn, phải xác định được các điều kiện khách quan và chủ quan chi phối nó để đảm bảo chấp nhận được. các điều kiện ở đây có thể là các ý kiến đóng góp của chuyên gia thuộc lĩnh vực chun mơn hoặc có thể là thơng tin tham khảo. Xây dựng các phương án chính sách thực chất là việc xác định các giải pháp, công cụ để thực hiện mục tiêu. Các giải pháp, các cơng cụ của chính sách kinh tế - xã hội là những phương thức, phương tiện được sử dụng trong quá trình thực hiện để đạt tới các mục tiêu của chính sách kinh tế - xã hội đó. Đó chính là các bảo đảm về tổ chức và vật chất cho việc biến mục tiêu thành hiện thực. Trong bước này cần chú ý đến các nội dung sau:

3.3.1. Cơ sở xây dựng phương án chính sách, bao gồm:

- Mục tiêu của chính sách. Mục tiêu này địi hỏi phải có các giải pháp và công cụ nhất định để thực hiện, do đó nó là căn cứ để lựa chọn giải pháp và công cụ.

- Khả năng về nguồn lực mà chúng ta có (bao gồm các nguồn lực về ngân sách, cơ sở vật chất, phương tiện kỹ thuật và nghiệp vụ, về con người, về thời gian,...).

3.3.2. Nguyên tắc xác định giải pháp, công cụ:

Việc lựa chọn các giải pháp, các công cụ không thể tuỳ tiện mà phải tuân theo các nguyên tắc sau :

- Giải pháp, công cụ phải bám sát mục tiêu của chính sách và phải phù hợp với định hướng chính trị của xã hội. Rõ ràng khơng thể vì cơng cụ mà xoay ngược mục tiêu. Các mục tiêu là căn cứ để xây dựng các giải pháp thực hiện. Chính những mục tiêu và giải pháp là hai bộ phận gắn liền với nhau, tạo nên nội dung của một chính sách kinh tế xã hội.

- Giải pháp, cơng cụ phải hợp lí và hiện thực. Khơng thể đưa ra các giải pháp, cơng cụ mà mình khơng thể thực hiện được, hoặc khơng thể có được. Khơng thể lựa chọn các giải pháp lợi bất cập hại. Hoặc cũng không thể sử dụng những công cụ quá tốn kém mà hiệu quả thu được khơng tương xứng. Nói chung, khó có thể có được giải pháp, cơng cụ tối ưu, tuyệt đối cho những mục tiêu đề ra, vì các giải pháp và cơng cụ ln bị giới hạn bởi các yếu tố như thông tin, thời gian, điều kiện vật chất, hoàn cảnh xã hội, những rủi ro bất định, sự thiếu kinh nghiệm, kiến thức, v...v. Do đó các giải pháp đề ra chỉ có thể là hợp lí

nhất trong khn khổ các điều kiện hoặc hồn cảnh nhất định. Suy cho cùng, một phương án chính sách được gọi là hợp lý và tối ưu là phương án thực hiện được mục tiêu với chi phí nhỏ nhất.

- Các giải pháp, cơng cụ phải mang tính hệ thống, tức là mỗi giải pháp, cơng cụ có tính độc lập tương đối của nó nhưng chúng có quan hệ tác động lẫn nhau. Vì vậy, khi đưa ra một giải pháp nào đó, cần xem xét ảnh hưởng của nó đối với các giải pháp khác. Và, để thực hiện một mục tiêu của chính sách nào đó, thường phải sử dụng tổng hợp các loại giải pháp khác nhau. Ví dụ, đối với chính sách dân số, để thực hiện mục tiêu giảm tỉ lệ sinh, phải mở rộng biện pháp giáo dục tuyên truyền vận động nhân dân, tăng cường các biện pháp kinh tế (chẳng hạn, tăng chi ngân sách cho cơng tác y tế, kế hoạch hố gia đình và giáo dục dân số, v...v.) đồng thời phải sử dụng các biện pháp tổ chức hành chính (phạt hành chính nếu vi phạm), tức là sử dụng đồng bộ các giải pháp.

Kết quả của bước 3 mới chỉ xây dựng và liệt kê các phương án khác nhau của chính sách mà chưa có sự đánh giá để lựa chọn. Các phương án chính sách được xây dựng từ những tổ chức khác nhau, trong đó một tổ chức cũng có thể xây dựng một vài phương án chính sách.

3.3.3. Phương pháp xác định giải pháp, cơng cụ.

Phương pháp tổng quát để xác định các giải pháp phục vụ cho mục tiêu nào đó của một chính sách là phương pháp phân tích hệ thống.

Trước tiên, căn cứ vào mục tiêu của chính sách, người ta đề xuất một loạt các giải pháp có liên quan đến thực hiện mục tiêu đó. Mỗi giải pháp lại cần đến một loạt cơng cụ. Sau đó, từ bảng liệt kê các giải pháp đã có, Nhà nước sử dụng các chuyên gia để phân tích tầm quan trọng bằng phương pháp cho điểm hoặc hệ số, phân tích khả năng thực thi của các giải pháp. Tiếp đó cân nhắc, sắp xếp thứ tự ưu tiên của các giải pháp và soạn thảo thành các phương án chính sách.

Chẳng hạn, để thực hiện nhanh chóng mục tiêu phát triển nơng thơn thì tất yếu phải có một loạt các giải pháp về xây dựng kết cấu hạ tầng nông thôn; sử dụng các thành tựu khoa học công nghệ vào nơng nghiệp; phát triển văn hố giáo dục ở nông thôn; giải quyết vấn đề thiếu vốn cho nông dân, v...v. Hoặc để giải quyết các mục tiêu về dân số và kế hoach hố gia đình cần một loạt các giải pháp về giáo dục dân số; truyền thông dân số; tăng cường tiềm năng kĩ thuật cho ngành dân số; tăng chi ngân sách cho công tác y tế thực hiện sinh đẻ có kế

hoạch. Để làm được việc này, Nhà nước phải huy động một đội ngũ cán bộ, chuyên gia có kiến thức và kinh nghiệm thuộc lĩnh vực có liên quan đồng thời các nhà hoạch định chính sách cần biết tham khảo ý kiến của các nhà quản lý. Kết quả cuối cùng thu được ở bước này sẽ là một bảng liệt kê các giải pháp.

Để đánh giá những giải pháp có khả năng thực thi và những giải pháp tối ưu, trong mỗi giải pháp thường phải nêu ra 4 câu hỏi sau:

- Một là, Giải pháp đó có giải quyết được vấn đề hoặc làm thay đổi một cách cơ bản vấn đề chính sách đó khơng, tức là có đạt được mục tiêu của chính sách đó hay khơng?

- Hai là, Giải pháp đó có mang lại hiệu quả như mong muốn hay khơng? Trong q trình thực hiện điều gì sẽ nảy sinh?

- Ba là, Giải pháp đó có phù hợp với điều kiện hiện tại hay khơng?

- Bốn là, Liệu giải pháp đó có tạo ra được hiệu quả khác đáng mong muốn hay không? Hay là tạo ra hậu quả khơng tốt? Có thể đưa ra một giải pháp lại tạo nên một giải pháp khác hay không?

Trả lời được 4 câu hỏi trên, giải pháp đó có thể là giải pháp hữu hiệu nhất được chấp nhận.

Một phần của tài liệu Giáo trình luật pháp về các vấn đề xã hội (nghề công tác xã hội) (Trang 118 - 120)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(146 trang)