Chính sách trợ giúp xã hội.

Một phần của tài liệu Giáo trình luật pháp về các vấn đề xã hội (nghề công tác xã hội) (Trang 52 - 55)

III. Chính sách bảo đảm xã hội.

2. Các hình thức cơ bản của chính sách bảo đảm xã hội.

2.2. Chính sách trợ giúp xã hội.

2.2.1. Khái niệm, đặc điểm của chính sách trợ giúp xã hội.

Khái niệm chính sách trợ giúp xã hội.

Trợ giúp xã hội là sự đảm bảo và giúp đỡ của Nhà nước, sự hỗ trợ của nhân dân và cộng đồng quốc tế về thu nhập và các điều kiện sinh sống thiết yếu bằng các hình thức và biện pháp khác nhau đối với mọi thành viên của xã hội trong những trường hợp bất hạnh, rủi ro, nghèo đói, yếu thế hoặc hẫng hụt trong cuộc sống khi họ không đủ khả năng tự lo được cuộc sống tối thiểu của bản thân và gia đình.

Trợ giúp xã hội có những nội dung và hình thức ở các mức độ khác nhau tuỳ thuộc vào nguy kịch nhiều hay ít, tạm thời hay lâu dài, hồn cảnh bản thân và gia đình họ gia nhập quan hệ nào của trợ giúp xã hội. Bên cạnh trợ giúp xã hội còn

một số khái niệm liên quan như: Cứu tế xã hội, cứu trợ xã hội, tế bần xã hội, tương tế xã hội và hội ái hữu.

Chính sách trợ giúp xã hội là các quy định của Nhà nước về điều kiện, hình thức và biện pháp giúp đỡ, hỗ trợ các thành viên trong xã hội khi gặp các trường hợp bất hạnh, rủi ro, nghèo đói, yếu thế hoặc hẫng hụt trong cuộc sống để giúp họ ổn định cuộc sống.

b.Đặc điểm của chính sách trợ giúp xã hội.

- Người được trợ giúp khơng phải trực tiếp đóng góp. Tồn bộ chi phí cứu trợ xã hội do nhà nước và đóng góp từ các tổ chức xã hội, doanh nghiệp, cá nhân hảo tâm... Thực tế khi đã là đối tượng của trợ giúp xã hội thì người dân khơng cịn khả năng tự chăm lo cho cuộc sống bản thân và gia đình. Họ đã bị cạn kiệt về kinh tế hoặc sức lực hoặc đang trong hồn cảnh vơ cùng khó khăn như bão lũ, hoả hoạn, thiên tai... Vì vậy, người được cứu giúp khơng phải đóng góp mà nguồn quỹ sẽ do các tổ chức, cá nhân khác gây dựng.

- Mức trợ cấp trợ giúp xã hội dựa trên nhu cầu thực sự và thiết yếu của người được trợ giúp, bảo đảm được thực hiện theo quy định của nhà nước. Các đối tượng cần được trợ giúp rất nhiều trong xã hội. Do đó mức trợ giúp cần đáp ứng đủ nhu cầu thực sự , thiết yếu, khơng để thừa hoặc khơng q ít khiến cho đối tượng khơng đủ điều kiện khắc phục hồn cảnh bản thân hoặc xảy ra tình trạng một nhóm người được trợ giúp đầy đủ cịn nhóm khác lại khơng có. Mức trợ cấp phải đảm bảo đối tượng có cuộc sống khơng thấp hơn mức sống tối thiểu của nhân dân địa phương nơi cư trú. Cùng với lý do mức trợ cấp phải phù hợp với điều kiện nền kinh tế đất nước, Nhà nước ta đã nghiên cứu và xây dựng hệ thống xác định mức độ và thực hiện trợ cấp. Do vậy, cần lấy quy định này làm căn cứ thực hiện trợ cấp.

2.2.2. Một số nội dung của chính sách trợ giúp xã hội.

Nghị quyết số 15-NQ/TW ngày 01/6/2012 của Ban chấp hành Trung ương khóa XI về một số vấn đề chính sách xã hội giai đoạn 2012-2020 cũng nhấn mạnh: “Nâng cao hiệu quả công tác trợ giúp xã hội, tiếp tục mở rộng đối tượng thụ hưởng với hình thức hỗ trợ thích hợp; nâng dần mức trợ cấp xã hội thường xuyên phù hợp với khả năng ngân sách Nhà nước. Xây dựng mức sống tối thiểu phù hợp với điều kiện kinh tế - xã hội làm căn cứ xác định người thuộc diện được hưởng trợ giúp xã hội. Tiếp tục hồn thiện chính sách trợ giúp xã hội. Củng cố, nâng cấp hệ thống cơ sở trợ giúp xã hội, phát triển mơ hình chăm sóc người có hồn cảnh đặc biệt tại

cộng đồng, khuyến khích sự tham gia của khu vực tư nhân vào triển khai các mơ hình chăm sóc người cao tuổi, trẻ em mồ côi, người khuyết tật, nhất là mơ hình nhà dưỡng lão”.

Lấy việc phát triển con người là yếu tố cơ bản cho sự phát triển bền vững kinh tế - xã hội, đặt con người vào vị trí trung tâm, khơi dậy mọi tiềm năng cá nhân và cả cộng đồng dân tộc; kết hợp hài hoà giữa phát triển kinh tế với phát triển văn hoá xã hội; coi phát triển kinh tế là cơ sở, tiền đề để thực hiện chính sách xã hội; thực hiện tốt chính sách xã hội vừa là động lực, vừa tạo tiền đề ổn định chính trị, làm cơ sở cho việc tăng trưởng kinh tế bền vững. Là một bộ phận của chính sách xã hội, cứu trợ xã hội có vai trị thực hiện chủ trương phát triển con người mà trước hết là cung cấp cho các đối tượng có cơ hội vươn lên trong cuộc sống, hoà nhập cộng đồng và phát triển. Vì vậy, trợ giúp xã hội khơng chỉ là tình thương mà cịn là trách nhiệm của tồn xã hội, trong đó có Nhà nước, cộng đồng và bản thân người được trợ giúp.

Để huy động nguồn lực cần thiết cho trợ giúp xã hội, cần quán triệt sự tham gia của cả ba đối tượng: Nhà nước, cộng đồng và người được trợ giúp. Cần thực hiện xã hội hố cơng tác trợ giúp để phát huy được sức mạnh tổng hợp từ nhiều nguồn lực. Muốn vậy, các hoạt động trợ giúp phải được đẩy mạnh với nhiều hình thức phong phú đa dạng, kết hợp với những hoạt động xã hội khác. Trong đó, lưu ý rằng các phương thức cơ bản trợ giúp xã hội phải kịp thời, đến đúng đối tượng.

Trợ giúp xã hội phải coi trọng cả hai mặt giúp đỡ trước mắt và lâu dài. Để cứu nguy khẩn cấp cho đối tượng, chúng ta thực hiện trợ giúp trước mắt song cần đi đôi với việc trang bị cho đối tượng khả năng tự lực trong cuộc sống. Nhà nước không thể làm thay, bao bọc cho đối tượng cả đời mà chỉ cung cấp “cần câu” cho họ. Từ việc tạo điều kiện ban đầu đó, các đối tượng phải học cách “câu cá” để tự chăm lo cuộc sống của bản thân và gia đình về lâu dài. Mặt khác, trợ giúp xã hội cần chuyển hướng từ trợ giúp thụ động sang trợ giúp tích cực, phịng ngừa và phát triển. Khi đã xảy ra rủi ro như bão lũ, hoả hoạn, ốm đau... thì nguồn kinh phí cần rất lớn mới có thể khắc phục được hậu quả, trợ giúp sẽ trở nên quá tải vì rất nhiều người bị ảnh hưởng. Do đó, cơng tác phịng ngừa và chuẩn bị rất cần được đề cao, tránh thụ động khi rủi ro đã xảy ra.

Tuy nhiên, những yếu tố rủi ro thường khó lường trước được. Vì thế, cần chuẩn bị quỹ cứu trợ dự phòng trong trường hợp đột xuất ở các địa phương. Đây là

một chủ trương quan trọng và hữu ích trong công tác trợ giúp xã hội ở các cơ sở cũng như cả nước.

Kiện toàn và ổn định hệ thống trợ giúp xã hội từ trung ương xuống địa phương. Các tổ chức có nhiệm vụ trợ giúp xã hội ở địa từng địa phương cần tăng cường phối hợp trong hoạt động. Trường hợp một địa phương này có nhiều đối tượng gặp nạn, các địa phương khác cần hợp tác trợ giúp để tăng thêm hiệu quả của hoạt động trợ giúp.

Đẩy mạnh hợp tác quốc tế trong điều kiện tiềm lực của chúng ta cịn có hạn. Phát huy nội lực là chủ yếu song cũng cần tranh thủ sự trợ giúp từ bên ngồi để có thêm kinh phí phục vụ trợ giúp xã hội.

Với các nội dung của trợ giúp xã hội như nghèo đói mất mùa, rủi ro bất hạnh, thiên tai địch hoạ, bệnh tật kinh niên mãn tính, trẻ mồ cơi, người nghèo đói, nạn nhân tệ nạn xã hội...những đối tượng chính sách sẽ có được cuộc sống bớt khó khăn hơn và dần dần hồ nhập vào cộng đồng chung.

Một phần của tài liệu Giáo trình luật pháp về các vấn đề xã hội (nghề công tác xã hội) (Trang 52 - 55)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(146 trang)