Tổ chức cơ cấu bộ máy

Một phần của tài liệu Giáo trình luật pháp về các vấn đề xã hội (nghề công tác xã hội) (Trang 130 - 132)

III. Tổ chức thực hiện chính sách xã hội.

4. Qúa trình tổ chức thực hiện chính sách xã hội.

4.1. Tổ chức cơ cấu bộ máy

Chính sách xã hội ở nước ta tuỳ theo tính chất, nội dung cụ thể mà có các chủ thể thực hiện chính yếu khác nhau. Ví dụ như chính sách dân số - kế hoạch hố gia đình hoặc chăm sóc sức khoẻ cộng đồng thì giao cho Uỷ ban Dân số - Trẻ em và Bộ Y tế chủ trì. Vấn đề tơn giáo, dân tộc do Uỷ ban Dân tộc miền núi đảm nhiệm chính. Chính sách xã hội có phạm vi tác động rất rộng lớn nên chủ thể thực hiện không thể chỉ dừng lại ở một cá nhân hoặc tổ chức mà nó có cả một hệ thống chủ thể. Các chủ thể thực hiện này thuộc những cấp quản lý khác nhau, từ cấp cao đến cấp cơ sở.

Để hoạt động của các chủ thể này đi đúng hướng, chính sách được thực hiện hiệu quả, cần có một cơ cấu bộ máy thiết kế thích hợp, vừa có khả năng hồn thành nhiệm vụ vừa có quy mơ hợp lý so với tính chất của chính sách. Bộ máy tổ chức thực hiện chính sách này cần được sắp xếp theo thang bậc, xác định rõ chủ thể nào có quyền hạn lớn nhất, trách nhiệm cao nhất, chủ thể nào có phạm vi hoạt động hẹp hơn, quyền hạn ít hơn. Khi phân định theo một cơ cấu thang bậc như vậy, nhiệm vụ của mỗi chủ thể cũng được làm rõ. Tuy nhiên, việc bố trí cấp bậc quản lý như thế nào thì thích hợp là vấn đề liên quan đến việc xác định cấp tổ chức và tầm quản lý.

Có hai thái cực trong việc thiết kế bộ máy chịu trách nhiệm tổ chức thực hiện chính sách: Đó là cơ cấu tổ chức với tầm quản lý hẹp và rộng. Tầm quản lý hẹp gồm một chủ thể chịu trách nhiệm cao nhất, sau đó là một số ít các chủ thể bậc trung, dưới mỗi chủ thể trung gian lại là một vài chủ thể cấp nhỏ hơn khác, dưới mỗi chủ thể cấp thấp này lại là các chủ thể thuộc cấp thấp hơn... Cứ như thế, cấp

bậc quản lý là rất nhiều song mỗi người chỉ phải quản lý, chỉ đạo một số ít người khác thực hiện những nhiệm vụ nhất định. Với cách tổ chức cơ cấu bộ máy như vậy, việc giám sát hoạt động của các thuộc cấp sẽ dễ dàng, chặt chẽ, tin tức và các vấn đề trao đổi thông tin giữa cấp trên và cấp dưới được nhanh chóng do khơng phải qua nhiều trung gian. Tuy nhiên, tầm quản lý hẹp như vậy cũng có một số nhược điểm. Do đối tượng chỉ đạo ít, người quản lý cấp trên dễ can thiệp quá sâu vào công việc của cấp dưới. Bên cạnh đó, khoảng cách giữa cấp cao nhất và thấp nhất quá xa nhau, khó nắm bắt hết tình hình, dễ bị sai lệch thơng tin. Mặt khác, với bộ máy quá nhiều cấp bậc như vậy sẽ gây tốn kém vì chi phí đảm bảo cho sự vận hành cao. Ngược lại, tầm quản lý rộng là mơ hình gồm một chủ thể chịu trách nhiệm cao nhất, dưới đó là rất nhiều chủ thể cấp cơ sở, trực tiếp thực hiện cơng việc. Mơ hình này có ưu điểm là người quản lý cấp cao sẽ phải có kế hoạch phân cơng nhiệm vụ cho thuộc cấp một cách rõ ràng đồng thời giao những quyền hạn nhất định cho họ. Những chủ thể cấp cơ sở này cũng phải được lựa chọn kỹ càng vì họ vừa nhận nhiệm vụ từ cấp trên, vừa đảm nhận trực tiếp việc tổ chức thực hiện. Tuy nhiên, cách tổ chức như vậy sẽ đặt ra những đòi hỏi lớn đối với người quản lý cao nhất. Họ phải là người có năng lực đặc biệt, một lúc quản lý nhiều hoạt động. Nếu người quản lý khơng đủ năng lực sẽ rất dễ xảy ra tình trạng quá tải ở cấp trên và do đó các quyết định bị ùn tắc vì khơng giải quyết kịp. Hơn nữa, nguy cơ cấp trên khơng kiểm sốt nổi cũng không phải là hiếm gặp nếu tổ chức theo mơ hình này.

Như vậy, tổ chức cơ cấu bộ máy như thế nào là phù hợp? Trong thực tế không thể đưa ra một con số chính xác và bất biến phân chia bộ máy hoạt động thành bao nhiêu cấp thì tốt nhất. Điều quan trọng cần luôn ghi nhớ là: Việc phân chia tổ chức nhằm tạo thuận lợi để đạt được các mục tiêu đã đặt ra.

Căn cứ để phân chia tổ chức cũng rất linh hoạt, có thể theo số lượng nhân sự, thời gian làm việc (ca kíp), địa lý, sản phẩm đầu ra… Trong đó, cách phân chia tổ chức tỏ ra hữu hiệu nhất là theo mơ hình hỗn hợp. Có nghĩa rằng, nhà chức trách sẽ phân chia bộ máy tổ chức thực hiện chính sách khơng theo một cách thức cụ thể nào mà vận dụng linh hoạt các hình thức nói trên. Ví dụ như trong việc tổ chức thực hiện chính sách xố đói giảm nghèo – một chính sách xã hội có tính liên ngành cao - các chủ thể được huy động gồm có: Bộ Nơng nghiệp và Phát triển Nông thôn, Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội, Bộ Y tế, Bộ Giáo dục và Đào tạo, Uỷ ban Dân tộc miền núi… Đây là cách phân chia bộ máy theo chuyên môn,

từng cơ quan sẽ chịu trách nhiệm với Ban chỉ đạo Xố đói giảm nghèo Trung ương về hoạt động của mình. Đối tượng chính sách là người dân cư trú ở những địa bàn nhất định, do đó bộ máy thực hiện cấp cơ sở cần phân chia theo vùng: các tỉnh, dưới đó là huyện, xã, thôn… Như vậy, cấp cơ sở với tư cách là chủ thể trực tiếp nhất triển khai chính sách sẽ chịu sự quản lý, hỗ trợ từ các ban ngành, đoàn thể. Cách tổ chức cơ cấu bộ máy như vậy được gọi là hỗn hợp, có sự liên hệ đan xen giữa nhiều chủ thể, nhiều lĩnh vực trong q trình thực hiện nhưng vẫn có sự thống nhất quản lý từ trên xuống.

Trong tổ chức cơ cấu bộ máy, sự phân công trách nhiệm giữa các bộ phận phải rõ ràng, có sự chỉ đạo nhất qn, tránh tình trạng “lấn sân” hay “bỏ trống sân” cũng như mâu thuẫn trong mục tiêu hành động. Việc tổ chức bộ máy thực hiện cần đảm bảo thông tin được thông suốt, trung thực và cập nhật, tránh tình trạng quan liêu do quá nhiều cấp bậc trong hệ thống.

Một phần của tài liệu Giáo trình luật pháp về các vấn đề xã hội (nghề công tác xã hội) (Trang 130 - 132)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(146 trang)