III. Tổ chức thực hiện chính sách xã hội.
4. Qúa trình tổ chức thực hiện chính sách xã hội.
4.4. Chuẩn bị tài lực, vật lực
Khâu lượng hố trong hoạch định chính sách mang tính tổng quan, làm cơ sở, định hướng về nguồn kinh phí, dự tốn ngân sách phục vụ việc thực hiện. Chuẩn bị tài lực, vật lực ở tổ chức thực hiện chính sách là sự cụ thể hố, chi tiết hoá các nội dung trong kế hoạch tổng quát đã có và trực tiếp chuẩn bị nguồn tài chính cũng như cơ sở vật chất đầy đủ để đưa kế hoạch hành động vào thực tiễn. Nếu yếu tố tài chính, vật chất khơng đảm bảo, chính sách sẽ khơng thể thực thi.
Trước hết, căn cứ vào kế hoạch đã có cần lập danh mục cụ thể những trang thiết bị phục vụ hoạt động cũng như lập kế hoạch sử dụng, chi tiêu. Đi đôi với hoạt động này, việc huy động nguồn tài chính rất cần được chú trọng.
Nguồn tài chính phục vụ chính sách trước tiên được lấy từ ngân sách nhà nước. Bên cạnh đó, một số chương trình, dự án có đầu tư từ nước ngồi hoặc khai thác tiềm năng của các vùng và cộng đồng xã hội. Ngày nay, để thực hiện chính sách xã hội mà cụ thể là các chương trình, dự án thì kinh nghiệm của thế giới là phải lập các quỹ xã hội. Quỹ xã hội được hình thành từ nhiều nguồn như ngân sách nhà nước, đóng góp của cộng đồng, viện trợ nước ngồi… Mỗi chính sách xã hội được thực hiện thơng qua sự trợ giúp tài chính của các quỹ xã hội. Ở nước ta hiện có các quỹ xã hội như: Quỹ xố đói giảm nghèo, quỹ giải quyết việc làm, phịng chống AIDS…Các quỹ này có cơ chế tạo nguồn, mục tiêu sử dụng và quản lý khác nhau song đều giống nhau về tính chất: Quỹ xã hội là công cụ và điều kiện vật chất để thực hiện chính sách xã hội thơng qua các chương trình, dự án xã hội. Quỹ này mang tính chất trợ giúp nhưng theo quan điểm phát triển, tạo điều kiện ban đầu để các đối tượng chính sách tự mình vươn lên trong cuộc sống và từ đó giúp đỡ các đối tượng khác trong cộng đồng.
Về nguyên tắc, quỹ xã hội được quản lý và điều hành thống nhất từ trung ương song xu hướng chung là phân cấp mạnh xuống địa phương, các tổ chức xã hội (phụ nữ, thanh niên, hội nông dân, cơng đồn, hội cựu chiến binh, các hội nghề nghiệp và các tổ chức phi chính phủ khác). Việc điều hành quỹ xã hội chủ yếu theo cơ chế uỷ quyền để nâng cao trách nhiệm của các cấp cơ sở trong việc thẩm định, xét duyệt và quyết định
các dự án cho sát đối tượng, đúng mục tiêu và có hiệu quả; đồng thời bảo tồn được quỹ.
Tóm lại, việc chuẩn bị tài lực, vật lực cho tổ chức thực hiện đóng vai trị quyết định đến sự thành cơng của chính sách. Vì vậy, cần làm tốt từ khâu lập kế hoạch chi tiết các hoạt động và kinh phí đến việc huy động các nguồn lực gây dựng quỹ đảm bảo cho chính sách được thực thi.