II. Hoạch định chính sách.
2. Quan điểm chỉ đạo việc hoạch định chính sách xã hội.
2.1. Quan điểm nhân văn:
Quan điểm nhân văn địi hỏi việc đề ra chính sách ln ln phải coi trọng yếu tố con người. Các chính sách cơng, dù là chính sách kinh tế, văn hoá hay xã hội đều phải đặt con người ở vị trí trung tâm, xuất phát từ con người và phục vụ con người. Mục tiêu cuối cùng và cao nhất của mọi chính sách kinh tế - xã hội là vì con người, vì sự tiến bộ xã hội. Nhà nước ta là nhà nước của dân, do dân, vì dân, do đó các chính sách mà Nhà nước đề ra cũng khơng nhằm mục đích nào khác là phục vụ nhân dân, phục vụ con người. Bảo đảm cho mọi người được tự do, hạnh phúc, có đủ việc làm, được phát triển tồn diện ln ln là mục tiêu phấn đấu của việc đổi mới các chính sách kinh tế - xã hội ở Việt Nam.
2.2. Quan điểm giai cấp:
Các chính sách kinh tế xã hội, với tư cách là công cụ của Nhà nước để quản lý xã hội, bao giờ cũng thể hiện quan điểm giai cấp, quan điểm chính trị của một Nhà nước nhất định.
Đảng ta là Đảng cầm quyền, Nhà nước ta là Nhà nước của dân mà nền tảng là liên minh giai cấp công nhân - nơng dân và trí thức XHCN. Vì vậy, quan điểm chính trị của Nhà nước ta xuất phát từ quan điểm, đường lối của Đảng Cộng sản Việt Nam. Cụ thể, q trình hoạch định chính sách kinh tế - xã hội cho giai đoạn hiện nay và trước mắt cần quán triệt tư tưởng chỉ đạo của Đảng ta. Đó là:
- Mục tiêu phát triển cao nhất là dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng văn minh.
- Xây dựng nền kinh tế hàng hoá nhiều thành phần, vận hành theo cơ chế thị trường, có sự quản lý của Nhà nước, theo định hướng XHCN. Giữ vững định hướng phát triển của đất nước, chống 4 nguy cơ: đi chệch hướng XHCN, tụt hậu về kinh tế, tham nhũng và "diễn biến hồ bình".
- Gắn đổi mới kinh tế với đổi mới chính trị.
- Phương thức chủ yếu để thực hiện mục tiêu là tiến hành cơng nghiệp hố, hiện đại hố đất nước.
- Tạo ra nhiều động lực phát triển khác nhau, trong đó chủ yếu là phát huy nội lực trong nước, đồng thời tranh thủ và tận dụng ngoại lực, đa dạng hoá và đa phương hố các mối quan hệ với bên ngồi.
- Bảo đảm hài hồ giữa phát triển kinh tế với cơng băng và tiến bộ xã hội. - Lấy giáo dục và khoa học công nghệ làm quốc sách hàng đầu.
2.3. Quan điểm lịch sử:
Mỗi chính sách cơng đều là một sản phẩm của Nhà nước trong từng giai đoạn lịch sử nhất định. Vì vậy, các chính sách kinh tế xã hội đã đề ra, dù hợp lý cũng chỉ phát huy tác dụng, có hiệu lực và hiệu quả trong một giai đoạn nhất định, nhằm thực hiện những mục tiêu nhất định trong từng thời kỳ lịch sử của đất nước. Khơng thể có chính sách đúng mãi mãi cho mọi thời kỳ. Khi có một chính sách khơng cịn phù hợp, Nhà nước cần kết thúc nó và chuẩn bị cho ra đời chính sách mới để thay thế, hoặc thay đổi các giải pháp, cơng cụ của chính sách đó. Điều này địi hỏi trong q trình nghiên cứu hoạch định và thực thi chính sách phải biết phân tích, đánh giá đúng các điều kiện lịch sử cụ thể để đưa ra những chính sách phù hợp với từng thời kỳ, tránh quan điểm bảo thủ, đồng thời cũng tránh quan điểm nóng vội muốn đốt cháy giai đoạn. Đó là quan điểm lịch sử khi hoạch định chính sách kinh tế - xã hội.
2.4. Quan điểm hệ thống:
Kết quả của q trình hoạch định chính sách là một chính sách kinh tế - xã hội cụ thể nào đó trong hệ thống các chính sách. Tất cả các chính sách thường có quan hệ mật thiết với nhau, đòi hỏi các cơ quan, các nhà hoạch định phải có cách nhìn tổng thể trong mối quan hệ với các chính sách khác. Ví dụ, chính sách giáo dục đào tạo, chính sách khoa học cơng nghệ, chính sách cơng nghiệp có quan hệ chặt chẽ với nhau. Chính sách nơng nghiệp và phát triển nơng thơn, chính sách xố đói giảm nghèo, chính sách việc làm, chính sách dân số bổ sung cho nhau. Đưa thêm một chính sách mới vào hệ thống chính sách hiện hành có thể làm tăng hiệu lực của tồn bộ các chính sách. Mặt khác, nếu xây dựng chính sách mà thiếu tính hệ thống thì chính sách mới có thể mâu thuẫn với chính sách hiện hành, tạo thêm khó khăn cho cơng tác quản lý.
- Mỗi chính sách thường nhằm vào một số mục tiêu có tính chất trọng điểm của chính sách đó. Nhưng những mục tiêu của các chính sách khác nhau, về cơ bản khơng được mâu thuẫn với nhau và đều phải hướng vào mục tiêu tổng thể của đất
nước. Ví dụ, mục tiêu tăng trưởng của chính sách tài chính khơng được mâu thuẫn với mục tiêu ổn định của chính sách tiền lệ, với mục tiêu tạo nhiều việc làm của chính sách việc làm, và chúng phải bổ sung cho nhau để đạt tới mục tiêu chung của sự phát triển kinh tế - xã hội.
Như vậy, phải có một hệ thống phối hợp đầy đủ các chính sách để giải quyết tất cả các vấn đề đã chín muồi về kinh tế, chính trị, văn hố, ...của đất nước trong một giai đoạn phát triển nhất định.
- Quan điểm hệ thống trong hoạch định chính sách cịn địi hỏi các cơ quan, các nhà hoạch định chính sách phải thấy được mối quan hệ và sự hỗ trợ lẫn nhau giữa chính sách và các cơng cụ quản lý khác của Nhà nước (như pháp luật, kế hoạch, các tài sản cơng, văn hố dân tộc, v...v.)
Rõ ràng là, khơng thể đưa ra một chính sách trái với hệ thống pháp luật hiện hành. Mặt khác, các chính sách cần phải được thể chế hố bằng luật. Một chính sách kinh tế - xã hội mới ban hành đồng thời lại tạo ra một lĩnh vực điều tiết mới của hệ thống pháp luật. Chẳng hạn, với chính sách phát triển các thành phần kinh tế, một loạt đạo luật mới được ban hành như: Luật doanh nghiệp tư nhân, luật công ty, luật hợp tác xã, luật phá sản doanh nghiệp... Với chính sách thu hút vốn đầu tư có luật đầu tư nước ngồi tại Việt Nam, luật đầu tư trong nước... Có thể nói, chính sách kinh tế - xã hội gắn bó chặt chẽ với hệ thống luật pháp, có mối quan hệ nhân quả và chế ước lẫn nhau.
2.5. Quan điểm gắn lý luận với thực tiễn
Chính sách xã hội đúng đắn là kết quả của những sự nghiên cứu khoa học nghiêm túc nhằm giải quyết những vấn đề nóng bỏng đang đặt ra từ thực trạng kinh tế xã hội của nước ta hiện nay. Vì vậy cần có sự kết hợp chặt chẽ giữa những cơ quan lý luận, các tổ chức Đảng và Nhà nước có trách nhiệm hoạch định chính sách với những hoạt động thực tiễn có nhiệm vụ đưa các chính sách đó vào cuộc sống. Như vậy giữa các cơ quan chức năng khác nhau có một sự gắn bó chung cùng xuất phát từ thực tiễn xã hội, phát hiện những mâu thuẫn và các vấn đề xã hội bức xúc nảy sinh từ cuộc sống để cùng nghiên cứu và giải quyết có hiệu quả.
Thực tiễn q trình đổi mới của đất nước đang diễn ra rất sôi động, đa dạng. Để nâng cao tính khả thi của chính sách nói chung và của chính sách xã hội nói riêng, cần quán triệt quan điểm gắn lý luận với thực tiễn khắc
phục tác phong quan liêu của những người chỉ ngồi bàn giấy để vạch ra những kế hoạch chính sách xa rời cuộc sống hiện thực của nhân dân. Điều này hết sức cần thiết đối với nước ta, một đất nước thường xuyên phải chịu đựng những thiên tai khắc nghiệt và có nhiều khác biệt về điều kiện kinh tế giữa các vùng, miền.
2.6. Quan điểm toàn diện và bền vững.
Mục tiêu cao nhất của mọi chính sách xã hội là nhằm phát triển xã hội, đem lại đời sống tốt đẹp cho con người. Vấn đề ở đây là phát triển theo con đường nào, theo mơ hình nào. Trong một thời gian dài, người ta lấy tổng sản phẩm trong nước (GDP) tính bình qn đầu người hàng năm để xét một nước nào đó thuộc loại phát triển hay kém phát triển. Tiêu chuẩn để xét trình độ phát triển của các nước như thế rõ ràng là quá hạn hẹp, phiến diện và khơng phản ánh đúng thực tế. Vì thế năm 1990, Liên hiệp quốc đã đưa ra tiêu chuẩn mới về sự phát triển con người (HDI) với ba chỉ số là: thu nhập, trình độ giáo dục và tuổi thọ để xếp hạng các nước trên thế giới.
Việc đưa ra ba chỉ số nêu trên rõ ràng là một bước tiến đáng kể so với trước, song vẫn chưa phản ánh hết các mặt của sự phát triển con người, phát triển xã hội. Vì vậy, khi hoạch định chính sách xã hội cần vận dụng quan điểm phát triển toàn diện và bền vững với những chỉ báo sau:
- Những chỉ báo xã hội về phát triển bao gồm việc mở mang giáo dục, y tế, tạo việc làm, giải quyết nhà ở, bảo đảm xã hội, khắc phục các tệ nạn xã hội.
- Những chỉ báo kinh tế về phát triển bao gồm việc khơng ngừng nâng cao GDP tính theo đầu người, nâng cao mức sống và chất lượng sống, giảm sự cách biệt quá đáng về thu nhập và đời sống kinh tế giữa người giàu và người nghèo, giữa các vùng các nhau của đất nước.
- Những chỉ báo của môi trường về phát triển bao gồm việc bảo vệ rừng và trồng rừng, bảo vệ bầu khơng khí và nguồn nước, chống ô nhiễm mơi trường trong q trình phát triển cơng nghiệp, nơng nghiệp, xây dựng cơ sở, xây dựng đô thị, nông thôn, sử dụng hợp lý các tài ngun thiên nhiên vì lợi ích lâu dài của cả thế hệ hôm nay và các thế hệ mai sau.
- Những chỉ báo chính trị, tinh thần và trí tuệ về phát triển bao gồm việc khơng ngừng hồn thiện các thể chế chính trị, pháp luật, mở rộng dân chủ đối với nhân dân, củng cố và tăng cường hiệu lực của bộ máy Nhà nước
và sự lãnh đạo của Đảng, bảo vệ và phát huy những giá trị nhân văn tốt đẹp của bản sắc văn hóa dân tộc, tạo điều kiện thuận lợi cho sự phát triển hài hòa của cá nhân và cộng đồng xã hội.
- Những chỉ báo quốc tế về phát triển bao gồm việc tiếp cận những khái niệm và quan điểm hiện đại về phát triển, sự thực hiện ở nước ta những quyết định chung của khu vực và thế giới về đấu tranh bảo vệ hịa bình ngăn chặn các hoạt động khủng bố, xung đột vũ trang sắc tộc và tôn giáo, tôn trọng các quyền cơ bản của các dân tộc và của con người, tích cực tham gia vào q trình phát triển chung của nhân loại.
Để thực hiện được những chỉ báo về phát triển nói trên, cần có những chính sách và giải pháp đồng bộ, trong đó chính sách xã hội có vai trị và vị trí quan trọng. Ví dụ như để đẩy mạnh cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa, đẩy nhanh tốc độ tăng trưởng kinh tế, đồng thời bảo vệ mơi trường sinh thái, thì phải có các chính sách nâng cao dân trí, bồi dưỡng nhân lực, đào tạo nhân tài, giải quyết việc làm, xóa đói giảm nghèo nhằm tạo ra mơi trường chính trị - xã hội ổn định cho sự phát triển lành mạnh, có hiệu quả và bền vững của đất nước.
2.7. Quan điểm xã hội hóa, thể chế hóa, dân chủ hóa chính sách xã hội.
Các chính sách xã hội phải được xây dựng và thực thi trên cơ sở phát huy cao nhất tiềm năng của từng cá nhân, cộng đồng và toàn xã hội. Do đó cần phải xã hội hóa các chính sách xã hội.
Các chính sách lao động, tạo việc làm, giáo dục, y tế, đảm bảo xã hội, phòng chống các tệ nạn xã hội đều cần được xã hội hóa dưới sự chỉ đạo thống nhất của Nhà nước nhằm tránh mọi sự bất cập hoặc lạm dụng phương châm đó. Nhà nước quản lý xã hội bằng pháp luật. Các chính sách xã hội là những công cụ để Nhà nước quản lý xã hội, do đó các chính sách xã hội phải được thể chế hóa bằng pháp luật. Sự tồn tại của một hệ thống pháp luật mạnh và có hiệu lực là một trong những yếu tố quan trọng để Nhà nước quản lý việc thực hiện các chính sách xã hội. Vì thế, việc nâng cao chất lượng của công tác xây dựng pháp luật về các vấn đề chính sách xã hội phải là mối quan tâm thường xuyên của các chủ thể lãnh đạo chính trị và quản lý đất nước.
Bước 1: Xác định và lựa chọn vấn đề
Bước 2: Xác định các mục tiêu của chính sách
Bước 3: Xây dựng các phương án chính sách, giải pháp, cơng cụ…
Bước 4: Đánh giá và lựa chọn các phương án chính sách tối ưu
Bước 5: Thơng qua và quyết định chính sách
Nghiên cứu và dự báo
Dân chủ hóa việc hoạch định và thực hiện các chính sách xã hội cũng là một quan điểm quan trọng cần quán triệt. Do tác động của chính sách xã hội rất nhanh nhạy và trực tiếp đối với đời sống của các tầng lớp nhân dân, cho nên phải hết sức coi trọng lắng nghe ý kiến của nhân dân. Mọi cơng dân phải hiểu biết và có trách nhiệm đối với các chính sách xã hội với hai tư cách: vừa là đối tượng của chính sách xã hội, vừa là người được tham gia vào việc xây dựng chính sách xã hội và kiểm tra việc thực hiện chính sách xã hội.
Bài học lớn nhất rút ra từ việc hoạch định và thực hiện các chính sách xã hội là các chủ trương, chính sách đưa ra phải hợp lịng dân, được dân đồng tình, ủng hộ và tích cực giám sát, kiểm tra việc thực hiện. Đây cũng chính là sự thể hiện phương châm “ dân biết, dân bàn, dân làm, dân kiểm tra”.