sinh an toàn thực phẩm thuộc ngành Y tế
Giống như các hình thức quản lý khác, quản lý nhân lực của các cơ, đơn vị quản lý nhân lực thực hiện công tác bảo đảm VSATTP thuộc ngành Y tế chịu ảnh hưởng của nhiều yếu tố khác nhau. Tuy nhiên, có thể phân thành hai nhóm nhân tố chủ yếu là các nhân tố thuộc mơi trường bên ngồi và các nhân tố thuộc môi trường bên trong.
1.2.3.1. Các nhân tố thuộc mơi trường bên ngồi
Đó là tổng hợp những nhân tố bên ngồi tổ chức có thể tác động trực tiếp hay gián tiếp tới các hoạt động của tổ chức đó. Có nhiều nhân tố thuộc mơi trường bên ngồi có ảnh hưởng tới quản lý nhân lực của tổ chức nhưng chủ yếu bao gồm các nhân tố cơ bản sau:
- Tình hình kinh tế - xã hội: Tình hình kinh tế - xã hội của đất nước ảnh hưởng tới mọi lĩnh vực hoạt động trong một nền kinh tế, do đó cũng sẽ ảnh hưởng tới các hoạt động của các cơ quan hành chính nhà nước, trong đó có hoạt động quản lý nhân lực của các cơ quan này. Kinh tế phát triển cùng với xã hội ổn định sẽ tạo điều kiện cho công tác quản lý nhân lực được thuận lợi, giúp xây dựng một đội ngũ nhân lực vững mạnh góp phần vào sự phát triển
chung của đất nước. Kinh tế và xã hội bất ổn sẽ khiến cho công tác quản lý nhân lực của các cơ quan hành chính nhà nước gặp nhiều khó khăn, trở ngại.
- Nguồn cung cấp nhân lực của xã hội: Xã hội là nơi cung cấp nhân lực bổ sung để bù đắp cho số người cịn thiếu theo u cầu cơng việc của các cơ quan do đến tuổi nghỉ hưu hoặc chuyển vị trí, đơn vị công tác. Khi nguồn cung cấp nhân lực dồi dào và có chất lượng cao thì chất lượng nhân lực đầu vào của các cơ quan, tổ chức cũng được đảm bảo, người quản lý có nhiều cơ hội để chọn lựa cho mình những ứng cử viên sáng giá, đảm bảo các yêu cầu về tuyển dụng, đồng thời sẽ giảm bớt gánh nặng cho công tác đào tạo và phát triển sau này. Ngược lại, nguồn nhân lực thiếu hụt cả về số lượng và kém về chất lượng khiến cho công tác quản lý nhân lực gặp khó khăn ngay từ khâu tuyển dụng cho tới sử dụng, bồi dưỡng, đào tạo và phát triển nhân lực.
- Quy định của nhà nước về quản lý nhân lực: Công tác quản lý nhân lực của các cơ quan hành chính Nhà nước khơng được trái với các quy định chung của Nhà nước về quản lý nhân lực. Tùy vào từng giai đoạn Nhà nước sẽ áp dụng những quy định khác nhau về quản lý nhân lực cho phù hợp. Quản lý nhân lực của các cơ quan hành chính sự nghiệp cũng phải cập nhật, bổ sung để đảm bảo sự thống nhất về quản lý nhân lực của hệ thống các cơ quan nhà nước.
1.2.3.2. Các nhân tố thuộc môi trường bên trong
Bên cạnh các nhân tố thuộc mơi trường bên ngồi, cơng tác quản lý nhân lực của các cơ quan hành chính sự nghiệp cịn chịu sự tác động của các nhân tố thuộc môi trường bên trong. Các nhân tố thuộc mơi trường bên trong chính là các nhân tố nội tại của tổ chức.
- Quy mô, cơ cấu tổ chức của cơ quan: Quy mô, cơ cấu tổ chức của cơ quan ảnh hưởng tới cơng tác quản lý nhân lực vì gắn liền với quy mô, cơ cấu tổ chức là khối lượng và mức độ phức tạp của công tác quản lý nhân lực. Tùy
thuộc vào quy mô, cơ cấu tổ chức của từng cơ quan mà quản lý nhân lực sẽ được bố trí và tổ chức hoạt động khác nhau. Nếu cơ quan có quy mơ nhỏ và cơ cấu tổ chức đơn giản thì việc quản lý nhân lực cũng đơn giản và khơng cần có quá nhiều đầu mối bộ phận để quản lý. Ngược lại nếu cơ quan có quy mơ lớn và cơ cấu tổ chức phức tạp thì việc quản lý cũng phức tạp theo.
- Mục tiêu phát triển của cơ quan và chuyên môn đặc thù của ngành Y tế: Mọi cơ quan, đơn vị, tổ chức đều hoạt động hướng tới mục tiêu chung. Để thực hiện được mục tiêu đó, tổ chức phải xây dựng kế hoạch, lộ trình cụ thể, đồng thời phải có một hệ thống chính sách phù hợp xuất phát từ mục tiêu chung với những nhiệm vụ đặt ra trong từng thời kỳ cụ thể. Đặc biệt, đối với các đơn vị thực hiện công tác bảo đảm VSATTP thuộc ngành Y tế, nhân lực cần phải có kiến thức, chuyên môn chuyên sâu về dinh dưỡng, y học. Để từ đó thiết lập từng khâu của quản lý nhân lực như tuyển dụng, sử dụng nhân lực, đào tạo và bồi dưỡng nhân lực, đánh giá nhân lực đều nhằm thực hiện các nhiệm vụ, mục tiêu phát triển đã đặt ra của cơ quan.
- Chất lượng nhân lực hiện tại: Chất lượng nhân lực hiện tại ảnh hưởng rất nhiều tới công tác quản lý nhân lực. Khi lực lượng nhân lực hiện tại của cơ quan, đơn vị có chất lượng cao, có nghĩa là nhân lực có trình độ tốt về chun mơn, ngoại ngữ, tin học, có tinh thần trách nhiệm, ý thức kỷ luật tốt, v.v.. thì cơng tác quản lý sẽ thuận lợi hơn rất nhiều so với việc quản lý nhân lực có chất lượng thấp.
Khi cơ quan, đơn vị có lực lượng lao động kém về năng lực, trình độ chun mơn cũng như tinh thần làm việc hay đạo đức nghề nghiệp thì cơng tác quản lý của những người lãnh đạo cũng như của bộ phận quản lý nhân lực sẽ gặp nhiều khó khăn hơn và tốn kém nhiều công sức hơn.