Giải pháp về đào tạo và bồi dưỡng nhân lực

Một phần của tài liệu luận văn cao học nâng cao nguồn nhân lực làm công tác bảo đảm an toàn thực phẩm thuộc ngành y tế hà tĩnh (Trang 92 - 94)

6 Cơ hội phát triển trong công việc sau

4.2.3. Giải pháp về đào tạo và bồi dưỡng nhân lực

- Tăng cường công tác đào tạo, bồi dưỡng nâng cao nghiệp vụ, cập nhật những kiến thức mới cho cán bộ thực hiện công tác bảo đảm VSATTP thuộc ngành Y tế.

- Cần tăng cường đào tạo thực tế cho cán bộ thực hiện công tác bảo đảm VSATTP, đặc biệt là cán bộ trẻ. Cần đẩy mạnh cử các cán bộ mới tuyển dụng đi thực tế tại các huyện, thành phố, thị xã một khoảng thời gian từ 3 đến 6 tháng, trực tiếp tham gia công tác về VSATTP để trực tiếp tham gia hoạt động thực tế tại địa phương như kiểm tra, giám sát, đánh giá cơ sở thực phẩm, giám sát mối nguy về ATTP, làm quen với hoạt động bảo đảm VSATTP tại cơ sở, nắm bắt được những kiến thức thực tế. Nếu thực hiện được điều này sẽ giúp cho các cán bộ trẻ thu nạp được cả kiến thức về lý thuyết và thực tiễn, từ đó giúp tiếp cận cơng việc chun mơn nhanh chóng và thuận lợi hơn.

- Cần tăng thời lượng của các lớp đào tạo nghiệp vụ để học viên có đủ thời gian để lĩnh hội khối lượng kiến thức về nghiệp vụ VSATTP của các lớp đào tạo ngắn ngày. Đối với lớp học dành cho học viên đã học qua chuyên

ngành thực phẩm thì khơng nên soạn bài giảng theo chuyên đề và đặc biệt chú ý đến các nội dung mà thực tế về VSATTP cịn yếu như khả năng xử lý các tình huống trong thanh tra, kiểm tra, giám sát, lấy mẫu kiểm nghiệm, điều tra ngộ độc thực phẩm, v.v..

- Các đơn vị trong mạng lưới VSATTP cử cán bộ đi học theo từng chuyên đề cụ thể tùy vào vị trí việc làm và yêu cầu của đơn vị như: cán bộ kiểm nghiệm sẽ học các lớp về kiểm nghiệm, lấy mẫu và xét nghiệm; cán bộ thanh tra, kiểm tra sẽ học về nghiệm vụ thanh tra, kiểm tra… Cách làm đó sẽ tạo điều kiện cho người đi học tập trung hơn chuyên sâu hơn và mặt khác giảm bớt được thời gian và áp lực về công việc đối với các đơn vị có người đi học. Chất lượng của lớp học phụ thuộc rất nhiều vào người trình bày, do đó cần chọn lựa những giảng viên vừa am hiểu sâu sắc, hệ thống và bản chất về chuyên ngành VSATTP, vừa có kinh nghiệm thực tế cùng với có phương pháp truyền đạt hấp dẫn.

- Đào tạo, bồi dưỡng ngoại ngữ: Căn cứ vào yêu cầu cơng việc và thực trạng trình độ ngoại ngữ của đội ngũ nhân lực, Ngành Y tế phối hợp với Bộ Y tế, Cục An toàn thực phẩm và các cơ quan liên quan mở các lớp đào tạo và bồi dưỡng ngoại ngữ cho các cán bô, công chức tuyến tỉnh nhằm trang bị cho họ lượng kiến thức ngoại ngữ chuyên ngành để có khả năng học hỏi, tiếp thu các kinh nghiệm quản lý tiến tiến của các nước trên thế giới. Trước khi mở lớp, thơng báo và khuyến khích tất cả các đối tượng tham gia kiểm tra tự do, khơng nên chỉ định người đi học dẫn tới tình trạng cử khơng đúng người và tốn kém chi phí. Sau đó tổ chức kiểm tra đầu vào để chọn được một nhóm ít người có kết quả cao nhất (khoảng 7-10 người) để tập trung đào tạo trong thời gian dài, có thể là 6 tháng đến 1 năm. Về giáo viên giảng dạy, cần chọn giáo viên người Việt giỏi ngữ pháp, có kiến thức ngoại ngữ chuyên ngành trên cơ sở mục tiêu của đào tạo là để nâng cao khả năng đọc, dịch các tài liệu nước ngồi.

- Tăng cường cơng tác đào tạo tin học: Tổ chức các lớp bồi dưỡng về kiến thức tin học căn bản, đào tạo về sử dụng các kỹ năng tin học thông dụng, phần mềm thường được dùng cho công tác quản lý, đặc biệt cho các cán bộ ở tuyến xã, phường, thị, trấn. Để làm được điều này, cần tổ chức các lớp đào tạo đúng chuyên đề, phân loại đối tượng hợp lý và đào tạo lý thuyết gắn với thực hành để các học viên dễ dàng tiếp thu và áp dụng vào thực tế có hiệu quả.

- Có chính sách hỗ trợ về thời gian và tài chính cho các cán bộ học nâng cao lên thạc sĩ, tiến sĩ đúng chuyên ngành Y, thực phẩm để khuyến khích đội ngũ nhân lực trẻ phấn đấu học tập nâng cao trình độ chun mơn.

Một phần của tài liệu luận văn cao học nâng cao nguồn nhân lực làm công tác bảo đảm an toàn thực phẩm thuộc ngành y tế hà tĩnh (Trang 92 - 94)