Tiêu chí đánh giá quản lý nhân lực thực hiện công tác bảo đảm vệ sinh an toàn thực phẩm thuộc ngành Y tế

Một phần của tài liệu luận văn cao học nâng cao nguồn nhân lực làm công tác bảo đảm an toàn thực phẩm thuộc ngành y tế hà tĩnh (Trang 37 - 40)

1.2.6.1. Tác động của các chính sách

Chính sách y tế được đưa ra ở các cấp khác nhau, từ trung ương đến địa phương, từ các chính sách lớn của Đảng và nhà nước mỗi địa phương cụ thể bằng cách chính sách phù hợp với điều kiện và nhu cầu cộng đồng, điều kiện kinh tế, xã hội và khả năng của hệ thống cung ứng dịch vụ của tỉnh mình. Một số chính sách lớn trong quản lý đội ngũ nhân lực ngành y tế nói chung và nhân lực thực hiện cơng tác bảo đảm VSATTP nói chung đã được đề xuất như: Xây dựng và đề xuất các chính sách để tuyển dụng, đào tạo, sử dụng và đãi ngộ nhân tài trong ngành y tế; xây dựng và đề xuất các chính sách ưu đãi đối với cán bộ, công chức, đặc biệt là cán bộ, công chức tuyến cơ sở, cán bộ, công chức làm việc ở miền núi, vùng sâu, vùng xa, vùng khó khăn, biên giới, hải đảo. Đánh giá số lượng, chất lượng các chính sách về nhân lực thực hiện công tác bảo đảm VSATTP của nhà nước, tỉnh Hà Tĩnh đã ban hành và đang thực hiện, cũng như tác động của các chính sách đó đến hiệu quả và chất lượng quản lý nhân lực thực hiện công tác bảo đảm VSATTP thuộc ngành Y tế.

1.2.6.2. Hiệu quả của quy hoạch cán bộ và mạng lưới thực hiện công tác bảo đảm vệ sinh an toàn thực phẩm thuộc ngành Y tế

Làm tốt công tác quy hoạch, bồi như phát triển nguồn nhân lực là một yêu cầu nhằm đảm bảo cho quá trình phát triển của cơ quan tổ chức. Nhà quản lý phải thấy được tầm quan trọng của vấn đề này để có kế hoạch bồi dưỡng, phát triển nguồn nhân lực hợp lý, vừa đảm bảo hoàn thành nhiệm vụ của cơ quan tổ chức, vừa tạo điều kiện thuận lợi động viên khuyến khích cán bộ có thể học tập nâng cao trình độ chun mơn nghiệp vụ và tổ chức quản lý. Cần chủ động trong đào tạo cán bộ, tránh tình trạng hụt hẫng cán bộ trong các giai đoạn chuyển giao. Bản thân mỗi cán bộ, cơng chức cũng cần có kế hoạch tự học tập vươn lên để tự khẳng định khả năng, năng lực của mình đáp ứng được yêu cầu, nhiệm vụ trong cơ quan, tổ chức. Quản lý tốt nhân lực cũng có

nghĩa là phải có kế hoạch phát triển đội ngũ cán bộ, công chức hợp lý, bao gồm cả việc bồi như đào tạo tại chỗ, đào tạo lại. Cần xác định các hình thức đào tạo phù hợp cho mỗi cán bộ, công chức phù hợp với vị trí, việc làm. Triển khai và sử dụng đúng số lượng, đúng khả năng, trình độ ngành nghề mà cán bộ, cơng chức đã được đào tạo và đảm bảo cơ cấu tỷ lệ hợp lý các ngạch công chức, viên chức. Mỗi cơ quan, đơn vị cần xác định nhu cầu nhân lực và xây dựng quy hoạch, kế hoạch phát triển cụ thể. Kế hoạch phát triển nhân lực cần được lồng vào toàn bộ kế hoạch y tế, đảm bảo được sự phát triển cân đối hài hịa giữa số lượng, trình độ cán bộ, cơng chức với cơ sở vật chất, trang thiết bị. Phát triển nhân lực y tế phải được thực hiện ở tất cả các cấp khác nhau và có sự phối hợp chặt chẽ giữa các cơ sở đào tạo với cơ sở tiếp.

Xây dựng kế hoạch phát triển nhân lực thực hiện công tác bảo đảm VSATTP định hướng cho cán bộ, công chức là tạo điều kiện để họ có thể tự rèn luyện nâng cao kiến thức, kỹ năng, thái độ, đáp ứng tối đa đòi hỏi của thực tế trong hoạt động của hệ thống y tế hiện tại và trong tương lai. Xây dựng kế hoạch phát triển nhân lực là một trong các nội dung quản lý nhân lực thực hiện công tác bảo đảm VSATTP quan trọng nhằm động viên cán bộ, công chức và tạo ra động lực để nâng cao năng lực, không ngừng đáp ứng nhu cầu ngày càng cao về công tác bảo đảm VSATTP trong tình hình mới.

Mạng lưới thực hiện cơng tác bảo đảm VSATTP thuộc ngành Y tế Hà Tĩnh tập trung phù hợp với chiến lược phát triển kinh tế - xã hội, quy hoạch phát triển ngành. Sự phù hợp của quy hoạch nhân lực cũng như mạng lưới thực hiện công tác bảo đảm VSATTP thuộc ngành Y tế Hà Tĩnh góp phần quan trọng trong việc quản lý hiệu quả đội ngũ thực hiện công tác bảo đảm VSATTP thuộc ngành Y tế Hà Tĩnh.

1.2.6.3. Những chuyển biến của việc nâng cao chất lượng đội ngũ và phân bổ nhân lực

Chất lượng nhân lực thực hiện công tác bảo đảm VSATTP thuộc ngành Y tế thể hiện ở nhiều mặt, như trình độ chun mơn, năng lực làm việc, ứng xử có trách nhiệm đối với các nhiệm vụ được giao. Đề tài tập trung vào việc đánh giá thực trạng chất lượng nhân lực thực hiện công tác bảo đảm VSATTP thuộc ngành Y tế ở tỉnh Hà Tĩnh, đi sâu vào những vấn đề liên quan đến năng lực chuyên môn, như công tác đào tạo, bồi dưỡng, đào tạo liên tục và các yếu tố quan trọng khác, trên cơ sở đó xác định những vấn đề ưu tiên và khuyến nghị các giải pháp nhằm nâng cao năng lực chuyên môn của nhân lực nhân lực thực hiện công tác bảo đảm VSATTP thuộc ngành Y tế trong những năm tới.

Mâu thuẫn về số lượng và chất lượng đội ngũ nhân lực thực hiện công tác bảo đảm VSATTP thuộc ngành Y tế bao giờ cũng xảy ra khi muốn tăng nhanh về số lượng. Tăng nhanh chóng về số lượng trong điều kiện kinh tế Việt Nam chia phát triển trong khung cảnh nhìn chung các cơ sở đào tạo cịn rất khó khăn, thiếu thốn, yếu cả về chun mơn và cơ sở vật chất, thì chất lượng đào tạo vẫn cịn hạn chế.

Một phần của tài liệu luận văn cao học nâng cao nguồn nhân lực làm công tác bảo đảm an toàn thực phẩm thuộc ngành y tế hà tĩnh (Trang 37 - 40)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(103 trang)
w