2.1. Quy trình nghiên cứu
Nhằm nghiên cứu đúng hướng và tạo thuận lợi cho việc nghiên cứu, quá trình nghiên cứu đề tài gồm 6 bước cơ bản được mơ tả theo hình dưới:
Sơ đồ 2.1: Sơ đồ các bước nghiên cứu của luận văn
(Nguồn : Tác giả tổng hợp) * Hình thành mục tiêu nghiên cứu:
Tác giả dựa trên những kinh nghiệm và kiến thức tích lũy, đặt trong bối cảnh yêu cầu về chuyên môn và nhu cầu thực tế để phát hiện nhìn nhận ra vấn đề cần nghiên cứu. Từ đó hình thành nên các mục tiêu nghiên cứu có sự góp ý, chỉ bảo của giáo viên hướng dẫn.
* Xây dựng kế hoạch nghiên cứu:
Soạn một kế hoạch thực hiện các phần việc chính, nhằm quản lí tốt quỹ thời gian, cũng như kiểm soát được tiến độ một cách khoa học. Kế hoạch này có vai trị như sợi chỉ dẫn đường, linh động dễ dàng điều chỉnh.
* Thu thập thơng tin:
Làm tốt cơng việc tìm kiếm tài liệu. Lưu trữ và sắp xếp trật tự, rõ ràng, ghi chú thông tin tham khảo đầy đủ để tiện sử dụng cho nghiên cứu đề tài.
- Thông tin thứ cấp: được thu thập thông qua các báo cáo của Sở Y tế Hà Tĩnh, Chi cục An toàn vệ sinh thực phẩm Hà Tĩnh: báo cáo kết quả công tác hàng tháng, quý, năm…
- Thông tin sơ cấp: Trong phạm vi đề tài, thông tin sơ cấp là kết quả khảo sát ý kiến của cán bộ công chức đang công tác tại các cơ quan, đơn vị
thực hiện công tác bảo đảm VSATTP thuộc ngành Y tế Hà Tĩnh về đào tạo, bồi dưỡng và đánh giá nhân lực. Học viên đã tiến hành thu thập thông tin sơ cấp về hai nội dung này và tổng hợp theo các tiêu chí khác nhau để làm rõ hơn hiện trạng quản lý nhân lực thực hiện công tác bảo đảm VSATTP thuộc ngành Y tế Hà Tĩnh trong phần cuối của chương 3. Hai loại phiếu khảo sát đã được gửi tới 50 cán bộ trong cơ quan để thu thập thông tin vào tháng 6/2017. Kết quả khảo sát thu về trong vòng 15 ngày. Nội dung điều tra lấy ý kiến của cán bộ được thiết kế thành 02 phiếu:
Phiếu 01. Khảo sát ý kiến về công tác đào tạo,bao gồm các tiêu chí: + Sự quan tâm tới công tác đào tạo
+ Mức độ chuyên sâu của các khóa đào tạo
+ Tác dụng của kiến thức đào tạo đối với công việc đang làm + Sự phù hợp của nội dung đào tạo về trình độ chun mơn + Sự gắn kết giữa lý luận đào tạo với tình hình thực tế + Cơ hội phát triển trong cơng việc sau khi được đào tạo + Đánh giá tổng quan về công tác đào tạo
Phiếu 02. Khảo sát ý kiến về công tác đánh giá nhân lực, bao gồm các tiêu chí:
+ Mức độ thường xun của cơng tác đánh giá cán bộ + Tính phù hợp, rõ ràng, dễ hiểu của các tiêu chí đánh giá + Tính khách quan và thiết thực của kết quả đánh giá
Nội dung trả lời của mỗi câu hỏi trong phiếu khảo sát có 5 phương án, tương ứng với thang điểm từ 1 đến 10 (yếu – điểm 1 và 2, hơi yếu – điểm 3 và 4, trung bình – điểm 5-6, tốt – điểm 7 và 8, rất tốt – điểm 9 và 10 (chi tiết xem phụ lục 01 và 02).
Phiếu khảo sát được đưa trực tiếp tới các cán bộ, công chức, viên chức thực hiện công tác bảo đảm VSATTPvà trả lời trực tiếp tại chỗ.Thời gian thực hiện khảo sát được tiến hành trong vịng 15 ngày.
* Phân tích, chọn lọc thơng tin thu thập:
Đọc tất cả các tài liệu đã thu thập, đánh dấu những số liệu quan trọng. Ghi chú, tóm tắt có hệ thống và sắp xếp theo trật tự phù hợp với ý đồ nghiên cứu. Xử lý các dữ liệu đã thu thập được để có các kết quả theo mục đích đề tài đưa ra.
* Triển khai nghiên cứu:
Tiến hành triển khai các giai đoạn nghiên cứu đã vạch ra. Các số liệu cần được thu thập đầy đủ và xử lý theo đúng phương pháp chuyên ngành. Các giả thuyết được xây dựng trong phần đề cương tổng quan được kiểm chứng thông qua các kết quả thu hồi được trong giai đoạn này. Triển khai nghiên cứu theo đúng kế hoạch nghiên cứu đã lập ra.
* Trình bày kết quả nghiên cứu:
Phân tích, thảo luận kết quả nghiên cứu và đưa ra các kết luận, xác nhận hay bác bỏ những giả thuyết đã đặt ra, gợi thêm những vấn đề cần nghiên cứu tiếp… Trình bày luận văn theo đề cương của giáo viên hướng dẫn sau khi đã thảo luận về những điều cần sửa đổi.