Hạn chế và nguyên nhân

Một phần của tài liệu luận văn cao học nâng cao nguồn nhân lực làm công tác bảo đảm an toàn thực phẩm thuộc ngành y tế hà tĩnh (Trang 82 - 88)

6 Cơ hội phát triển trong công việc sau

3.3.2. Hạn chế và nguyên nhân

3.3.2.1. Hạn chế

Bên cạnh những kết quả đạt được, công tác quản lý nhân lực thực hiện công tác bảo đảm VSATTP thuộc ngành Y tế vẫn còn tồn tại một số hạn chế cần khắc phục để đáp ứng nhu cầu thực hiện các nhiệm vụ.

- Mặc dù công tác xác định nhu cầu nhân lực thực hiện công tác bào đảm VSATTP được tiến hành thường xuyên hàng năm, nhưng mới chỉ phản

ánh một phần nhu cầu thực tế của các đơn vị, chưa dự báo được số lượng nhân lực cần thiết để đáp ứng nhu cầu quản lý VSATTP đang ngày càng diễn biến phức tạp như hiện nay. Tại tuyến tỉnh, Chi cục an toàn vệ sinh thực phẩm là cơ quan chuyên ngành giúp Sở y tế thực hiện nhiệm vụ quản lý nhà nước về VSATTP. Trực tiếp thực hiện các hoạt động chuyên môn, nghiệp vụ về VSATTP, thực hiện thanh tra chuyên ngành về VSATTP trên địa bàn tỉnh Hà Tĩnh theo quy định của pháp luật. Hiện tại Chi cục an tồn vệ sinh thực phẩm Hà Tĩnh có 14 cán bộ, cơng chức, viên chức với 03 phịng chức năng. Số lượng cán bộ tại Chi cục so với chức năng, nhiệm vụ được giao thì cịn thiếu nhiều; Tuyến cơ sở, cấp huyện có khoa an tồn vệ sinh thực phẩm thuộc trung tâm YTDP huyện, số lượng cán bộ có từ 4 đến 5 người/khoa, tuy nhiên số lượng cán bộ vẫn chưa đáp ứng được những chức năng, nhiệm vụ được giao; Tuyến xã có 1 chuyên trách VSATTP nhưng 100% cán bộ chuyên trách kiêm nhiệm các chương trình khác nên khơng có chun mơn sâu về VSATTP. Tuy nhiên, tình hình VSATTP ngày càng diễn biến phức tạp, số lượng các cơ sở thực phẩm ngày càng tăng nhanh trong những năm gần đây nên gặp nhiều khó khăn trong giám sát và thông tin về VSATTP.

- Công tác tuyển dụng chủ yếu thông qua xét tuyển, chủ yếu xét tuyển hồ sơ, do vậy khơng tránh khỏi tình trạng tiêu cực. Hơn nữa, số người được tuyển dụng chủ yếu học ngành Y. Số lượng cán bộ, cơng chức tuyển dụng có ngành đúng theo chuyên ngành liên quan đến lĩnh vực bảo đảm VSATTP còn khá khiêm tốn, từ năm 2012-2016 chỉ tuyển dụng được 4 người học công nghệ thực phẩm, 3 người xét nghiệm, 4 cử nhân YTCC, 3 Bác sĩ YHDP, trong tổng số 50 được tuyển dụng, phân công vào công tác bảo đảm VSATTP thuộc ngành Y tế. Trong khi đó, hàng năm các trường đại học trên cả nước vẫn đào tạo được hàng trăm sinh viên theo các ngành Công nghệ thực phẩm, xét nghiệm, Y học dự phịng, Y tế cơng cộng.

- Việc bố trí, phân cơng cơng tác cho cán bộ được thực hiện trên cơ sở nhu cầu nhân lực của các đơn vị nhưng vẫn chưa đáp ứng nhu cầu thựctế. Cần căn cứ đặc điểm của từng địa phương (dân cư, địa bàn và số lượng cơ sở thực phẩm) để bố trí nhân lực tại các địa phương cụ thể. Hiện nay, việc bố trí cán bộ cịn phụ thuộc vào các quy định chung về cơ cấu, số lượng cán bộ các đơn vị cùng cấp là giống nhau.

- Chưa xây dựng được môi trường làm việc chuyên nghiệp, năng động, tác phong làm việc của cán bộ vẫn mang phong cách cũ, khơng khuyến khích được cán bộ cống hiến hết mình cho cơngviệc.

- Số lượng cán bộ trẻ tham dự học thạc sĩ, Bác sỹ chuyên khoa cấp 1 còn rất khiêm tốn, hai đến ba năm mới có một người đăng ký học.

- Hiện nay, phần lớn cán bộ, công chức, viên chức thực hiện công tác bảo đảm VSATTP có trình độ chun mơn là trung cấp, trình độ tin học còn hạn chế nên việc hồn thành những cơng việc thường xun như thống kê cơ sở, báo cáo và nghiệp vụ thanh tra, kiểm tra còn đạt hiệu quả chưa cao, năng suất thấp. Đồng thời các cán bộ trẻ vẫn còn thiếu kiến thức thực tế.

- Khả năng thu hút những người có năng lực vào làm việc về lĩnh vực VSATTP còn yếu do chế độ đãi ngộ chưa cao, thu nhập chủ yếu bằng lương, trong khi đó có một số cán bộ có năng lực tốt, kể cả cán bộ lãnh đạo có chun mơn như Bác sĩ, Bác sĩ chuyên khoa cấp 1 có xu hướng xin chuyển đi làm ở đơn vị điều trị làm cho đội ngũ nhân lực bị hụt hẫng.

- Đối với cơng tác đánh giá cán bộ, nhìn chung vẫn mang tính hình thức và chưa thực sự phản ánh đúng mức kết quả công tác của cán bộ. Điều này dẫn tới kết quả đánh giá chung là tất cả mọi người đều hồn thành tốt cơng việc mặc dù không đúng với thực tế. Chưa tạo được động lực mạnh mẽ khuyến khích những người gắn bó với cơng việc, tích cực làm việc có năng suất cao.

3.3.2.2. Nguyên nhân

VSATTP là công tác chuyên môn đặc thù, với nhiều hoạt động chuyên sâu, bên cạnh đó Ngành Y tế chưa chuẩn hóa chức cơng chức, viên chức tương ứng với vịtrí việc làm vì vậy việc xác định nhu cầu nhân lực gặp khó khăn và chưa phản ánh hết nhu cầu thực tế của các cơ quan, đơn vị.

- Việc tổ chức tuyển dụng cịn có những khó khăn khách quan và chủ quan nên chưa thực hiện được minh bạch, vẫn còn tiêu cực chưa đúng với nhu cầu tuyển dụng.

- Văn bản quy định của Nhà nước có những yêu cầu về chuyên môn chưa thật hợp lý, hơn nữa khi vận dụng các quy định về vị trí việc làm cịn cứng nhắc, máy móc, kém linh hoạt. Đồng thời, hiện tại chưa có Trường Đại học nào đào tạo chuyên ngành quản lý VSATTP, chủ yếu các ngành liên quan đến thực phẩm như công nghệ thực phẩm, kỹ thuật thực phẩm…

- Việc bố trí, sử dụng nhân lực chủ yếu dựa trên yêu cầu mà cơ quan, đơn vị chuyên môn gửi về Ngành mà chưa xem xét, đánh giá kỹ thực tế nhu cầu nhân lực của từng cơ quan, đơn vị dẫn tới việc phân cơng bố trí chưa thật hợp lý công việc phù hợp cho cán bộ.

- Công tác quản lý nhân lực chưa chặt chẽ dẫn tới tình trạng một số cán bộ chưa chấp hành nghiêm túc quy định của cơ quan, lơ là trong cơng việc, có gây ảnh hưởng khơng tốt, dẫn tới tâm lý so bì và học theo nhau, từ đó tạo ra mơi trường làm việc thụ động, không nhanh nhậy.

- Ngành Y tế đã mở nhiều lớp học nhưng vẫn mang tính chất hình thức, dàn trải nhiều nội dung, cán bộ luân phiên nhau đi học, chưa tập trung đi sâu vào những nội dung về nghiệp vụ cần thiết phải quan tâm.

- Kinh phí thường xuyên dành cho đào tạo ngành chủ yếu dựa vào các dự án của chương trình mục tiêu quốc gia còn thấp, mặc dù nhu cầu đào tạo, bồi dưỡng chuyên môn nghiệp vụ của lệ cán bộ, công chức, viên chức ngay

càng cao (do tỷ lệ cán bộ học không đúng chuyên ngành VSATTP cao) gây áp lực cho công tác đào tạo, bồi dưỡng trái ngành.

- Việc đào tạo Thạc sỹ quản lý VSATTP, Bác sĩ Chuyên khoa cấp 1 chủ yếu do các trường Đại học Y khoa nằm xa Hà Tĩnh tổ chức, chun mơn cao nên kinh phí đi học sẽ cao, ít người đủ tiêu chuẩn đi học. Đồng thời các đơn vị, cơ quan do số lượng nhân lực thực hiên cơng tác bảo đảm VSATTP cịn thiếu cho các hoạt động nên chưa khuyến khích các cán bộ, công chức, viên chức học lên thạc sĩ, bác sĩ chuyên khoa cấp 1.

- Việc quản lý thời gian và chất lượng công việc chủ yếu vẫn dựa vào ý thức tự giác của cán bộ cơng chức, viên chức, vì thế trong thực tế những người tự giác làm việc liên tục 8 giờ và có thể cịn hơn, cịn những người thiếu ý thức tự giác thì làm việc chểnh mảng nhưng cuối năm vẫn tự nhận hoàn thành nhiệm vụ và đượclên lương theo quy định của Nhà nước.

- Kết quả đánh giá thường mang tính cào bằng, cho qua và đơi khi chịu sự tác động của người quản lý đơn vị. Kết quả đánh giá nhân lực sẽ ảnh hưởng tới kết quả chung của tồn đơn vị dẫn tới việc đánh giá khơng khách quan và sẽ thường cố gắng không làm ảnh hưởng tới kết quả chung của đơn vị.

Có thể nói, cơng tác quản lý nhân lực thực hiện công tác bảo đảm VSATTP thuộc ngành Y tế Hà Tĩnh trong những năm qua đã có nhiều tiến bộ rõ rệt, đã đạt được những kết quả nhất định nhưng vẫn còn nhiều hạn chế tác động tới chất lượng cán bộ, cơng chức, viên chức. Do đó ảnh hưởng tới kết quả hoạt động chuyên môn về VSATTP trên địa bàn. UBND tỉnh Hà Tĩnh và Ngành Y tế đã và đang rất quan tâm tới vấn đề nhân lực, nhân tố quan trọng nhất quyết định sự hiệu quả trong quản lý VSATTP và đã có nhiều biện pháp nhằm nâng cao hiệu quả quản lý nhân lực.

Một phần của tài liệu luận văn cao học nâng cao nguồn nhân lực làm công tác bảo đảm an toàn thực phẩm thuộc ngành y tế hà tĩnh (Trang 82 - 88)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(103 trang)
w