HIỆU ỨNG ĐỒNG CẢM GIÚP ĐỠ

Một phần của tài liệu Nhu cau tam ly con nguoi te dang dung (Trang 30 - 31)

Ở Nhật Bản, trà đạo là khoá học tất yếu của các cô dâu. Mặc dù mọi người đều biết phương thức dùng trà đạo tiếp khách là lễ tiết cao nhất của Nhật Bản nhưng trong xã hội hiện nay, lễ tiết này khơng cịn nhiều nữa.

Trên thực tế, trà đạo là sự huấn luyện song phương chủ khách, không những chủ nhân dùng trà đãi khách mà khách cũng dùng trà để thụ lễ. Như vậy sẽ đạt đến sự điều hoà giữa bản thân với hành động của đối phương. Vì thế, nếu muốn lý giải chính xác ý tứ của chủ nhân dùng trà đạo để đãi khách thì chỉ có bản thân hiểu rõ tà đạo mới làm được. Trái lại, chủ nhân muốn hiểu khách thì bản thân tự đặt mình ở địa vị làm người khách khi được người ta dùng trà đạo để tiếp mới có dịp thể hiện rõ.

Vậy thì đối với người giúp đỡ người khác mà nói, cuối cùng loại tình cảm nào khiến họ có cử chỉ giúp đỡ. Các nhà tâm lý học đã thông qua thực tế chứng minh, giữa người giúp đỡ và người được giúp đỡ có tác dụng quyết định bởi “Tình cảm chung”.

Vậy thế nào là tình cảm chung? Ta hãy lấy một thí dụ chứng minh. Có một người ở trong hồn cảnh khó khăn, nếu bạn muốn đặt mình ở thế đồng cảm với họ thì bạn phải tiến vào giai đoạn thứ nhất là có tình cảm chung, sau đó tình cảm của bạn nảy sinh cùng với người được bạn giúp đỡ, bạn sẽ tiến vào giai đoạn thứ hai của tình cảm chung. Lúc đó tình cảm với sự giúp đỡ nảy sinh mối liên hệ. Cái gọi là tình cảm chung là sự đồng cảm, lo lắng, đồng tình của người giúp đỡ với đối tượng được giúp đỡ.

Nhưng trên thực tế, chỉ cần người giúp đỡ đứng trên lập trường của đối tượng được giúp đỡ thì có thể tạo thành một số tình cảm đồng tình nhưng nếu khơng nhận thức được “Tình cảm chung” thì sẽ khơng dẫn đến sự đồng tình, đồng cảm.

Vì thế, nếu bạn khơng chịu nhiều gian khổ, tức bạn không đứng trên lập trường của người gặp khó khăn, bạn khơng thể có nhận thức và cảm thơng với người ấy. Tình trạng này cũng giống như người không hiểu trà đạo, đến nhà người khác làm khách, chủ nhân dùng trà đãi khách nhưng khách lại khơng hiểu được tình cảm của chủ nhân.

Cho nên, chúng ta có thể gọi tình huống giúp đỡ này là sự giúp đỡ “Hảo tâm nhưng mang đến sự phiền phức”.

Một phần của tài liệu Nhu cau tam ly con nguoi te dang dung (Trang 30 - 31)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(107 trang)