LẨN TRÁNH NHU CẦU THÂN CẬN

Một phần của tài liệu Nhu cau tam ly con nguoi te dang dung (Trang 59 - 60)

Khi tổng thống Mỹ Ken-nơ-đi bị ám sát, các nhà tâm lý học dã mở cuộc điều tra về tương lai của nước Mỹ. Trong số những người được điều tra, 4/10 số người không muốn gặp bất cứ người nào chỉ muốn ru rú một mình. Sau này các nhà tâm lý học phát hiện ra họ là những người được tổng thống che chở. Do tổng thống bị giết quá bất ngờ khiến họ căm phẫn và không muốn những người xung quanh chứng kiến trạng thái tinh thần đó của mình cho nên muốn cơ độc ở một chỗ.

Các nhà tâm lý học còn tiến hành điều tra các sĩ quan hải qn làm cơng tác cứu hộ, mục đích để hiểu xem sau khi chứng kiến tình huống đáng sợ họ có nảy sinh khuynh hướng thân cận với nhau hay không?

Cảm giác không yên ổn khiến con người ta nảy sinh nhu cầu thân cận. Nhưng căn cứ vào tính chất tinh thần, loại ý muốn này chia làm hai tình huống. Thứ nhất là khuynh hướng tránh tiếp xúc với người khác. Thứ hai là do tình cảm bản thân quá kích động hoặc bị uy hiếp đến mức rất sợ hãi sẽ tạo thành khuynh hướng cần có người thân cận. Các nhà tâm lý đứng trên lập trường phân tích tinh thần, tiến hành điều tra việc con người từ trạng thái bất an sợ hãi mà dẫn đến tình cảm bị kích động và xuất hiện nhu cầu thân cận.

Vậy thì mức độ sợ hãi và bất an có ảnh hưởng gì đến nhu cầu thân cận hay khơng? Thơng qua một số thí nghiệm đối với các em học sinh, các nhà tâm lý đã rút ra kết luận: Lúc con người quá sợ hãi dễ phát sinh tình cảm thân cận với người khác. Lúc con người cảm thấy bất an thì phần lớn theo khuynh hướng tránh tiếp xúc với người khác.

Khi bản thân bị uy hiếp sẽ hình thành tình cảm khơng vui vẻ với người khác. Lúc đó con người muốn cơ độc một mình và cự tuyệt người khác để che chở cho mình.

Một phần của tài liệu Nhu cau tam ly con nguoi te dang dung (Trang 59 - 60)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(107 trang)