trẻ em và người mẹ tiến hành giao lưu thế nào? Người ta nói chung đều cho rằng: Bản thân trẻ em khơng có khả năng làm gì, ln ln bị động. Nhưng gần đây, thông qua nghiên cứu, người ta đã phát hiện ra rằng bản thân trẻ em khơng phải như vậy. Các em có thể thích ứng với hồn cảnh. Sau khi ra đời, trẻ em phải dựa vào người mẹ làm bầu bạn để thực hiện cầu nối với mẹ. Từ đó nảy sinh tình cảm mẹ con.
Các nhà tâm lý học đã dùng từ “dựa dẫm” để hình dung tính bị động của trẻ em. Dùng từ “quyến luyến” để hình dung động tác chủ động và tích cực của trẻ em. Cái gọi là hành vi “quyến luyến” đại thể chia làm hai loại: một là chuyển tải hành động biểu hiện tình cảm, hai là hành động thân thể thực tế. Hành động biểu hiện tình cảm như khóc, cười, nói, v.v… Hành động thân thể thực tế như giữ đồ, nắm chặt, theo sau v.v…
Trẻ em khác với động vật lúc nhỏ, khả năng nắm giữ người mẹ kém. Vì thế vừa mới sinh ra trẻ em chủ yếu sử dụng tín hiệu hành động để rút ngắn cự ly với người mẹ là hành động quyến luyến được chia làm 4 quá trình phát triển sau đây:
Giai đoạn 1: (Sau khi sinh được 3 tháng) Dù đối với người hay vật vẫn khơng ngừng phát tín hiệu hành
động.
Giai đoạn 2: (Từ 3 tháng đến 6 tháng) Hành động tín hiệu tập trung trên cơ thể.
Giai đoạn 3: (Từ 6 tháng đến 3 tuổi) Thơng qua tín hiệu hành động và hành động tiếp xúc duy trì hành
động tiếp cận với nhân vật định sẵn. Giai đoạn này, trẻ bắt đầu có thể nhận biết người khác và dần dần ý thức được sự che chở của người mẹ.
Giai đoạn 4: (Sau khi trẻ em được 3 tuổi) Có thể nhận thức được sự tồn tại của mẹ mình.
Để hành động quyến luyến phát triển thuận lợi, sự đáp ứng của người mẹ rất quan trọng. Người mẹ nếu nâng cao mức độ hiểu con trẻ sẽ có tác dụng quan trọng để nảy sinh tình cảm mẹ con.
Đương nhiên đối tượng của hành động quyến luyến không nhất định là người mẹ, chỉ cần người nào đó phản ứng linh hoạt và có sức thu hút thì cũng nảy sinh hành động quyến luyến của trẻ em.