Tiểu thuyết “Sợi dây mạng nhện” của Nhật Bản cận đại xây dựng nên hình tượng nhân vật Kiên Đà Đa vì phạm tội nặng mà bị tống giam vào ngục tối. Nhưng có một hơm, Thích Ca Mầu Ni chợt nhớ lại anh ta từng cứu một con nhện. Thế là Thích Ca Mầu Ni quyết định dùng một sợi dây mạng nhện cứu Kiên Đà Đa ra khỏi ngục. Lúc Kiên Đà Đa nhìn thấy sợi dây thì mừng cuống qt trèo lên. Nhưng khi anh ta đang leo lên thì phát hiện thấy bên dưới sợi dây có vơ số phạm nhân cũng đang leo lên giống như một xâu kiến. Kiên Đà Đa thấy thế làm hoảng sợ, trừng mắt nhìn như ngây dại. Sợi dây mạng nhện mảnh như thế sao có thể chịu được nhiều người leo lên như vậy. Thế là anh ta nhìn xuống dưới và thốt lên: “Này! Các anh! Sợi dây này là của một mình tơi thơi, sao các anh cũng leo lên. Xuống đi! Xuống mau đi!” Anh ta vừa dứt lời thì sợi dây mạng nhện đứt phựt.
Kiên Đà Đa lại rơi vào ngục tối. Đối với anh ta, sợi dây mạng nhện là sự tự do và hy vọng duy nhất để anh hồi sinh. Cho nên anh ta muốn độc chiếm nó. Nhưng khi anh ta muốn độc chiếm nó thì Đức Phật đã cắt đứt sợi dây. Sự việc tồi tệ lại xảy ra với anh ta.
Khi xẩy ra hoả hoạn ở tầng cao, người ta đều tranh nhau đến cửa thốt vì ai cũng muốn thốt thân nên tạo thành cảnh hỗn loạn, khủng khoảng. Người khủng khoảng luôn tiến hành cạnh tranh trong trạng thái thất thường cho nên không biết chọn thủ đoạn, khơng biết dùng lý trí để cứu mình. Nhưng khi gặp hoả hoạn, nếu như có một điều gì đó bảo đảm an tồn, người ta sẽ có lý trí hơn.
Trong câu chuyện về Kiên Đà Đa, Thích Ca Mâu Ni có lẽ đang muốn thử anh ta. Tuy trong cuộc sống khơng có nhiều nhân vật giống Kiên Đà Đa nhưng đại đa số người gặp tình huống giống như anh ta sẽ làm như vậy. Nếu như Thích Ca Mâu Ni báo trước với Kiên Đà Đa rằng “Này! Đừng lo lắng! Sợi dây tuy nhỏ nhưng rất chắn chắn không thể đứt được!” Nếu như vậy, Kiên Đà Đa sẽ có hành động khác đi.