Chỉ số HDI của Yên Bái và một số địa phương, 1999-2004

Một phần của tài liệu Một số giải pháp phát triển nguồn nhân lực phục vụ phát triển kinh tế - xã hội tỉnh Yên Bái đến năm 2020 (Trang 61 - 64)

Nguồn: Tính tốn của Đề tài dựa trên Báo cáo phát triển con người 1999-2004, Viện Khoa học Xã hội Việt Nam (2006).

Ngay trong nội vùng Đông Bắc bộ, tốc độ cải thiện chất lượng của con người cũng như chất lượng nguồn lao động của Yên bái cũng chậm hơn rất nhiều. Từ năm 1999 đến 2004, mức độ cải thiện chỉ số phát triển con người trong vùng Đông Bắc và Tây Bắc là cũng tiến bộ khá nhanh và tăng với tốc độ lớn hơn so mới mức độ cải thiện của Yên Bái. Điều tương tự cũng xảy ra nếu so sánh với các tỉnh bạn trong vùng. Cụ thể, bảng tính tốc độ cải thiện của chỉ số phát triển con người, và các bộ phận của HDI của Yên Bái và một số địa phương được trình bày trong bảng sau.

Bảng 8: Tốc độ cải thiện HDI và các thành phần của HDI tỉnh Yên Bái và một số địa

HDI Tuổi thọ bình quân Biết chữ ở người lớn GDP thực tế Chỉ số nghèo tổng hợp Cả nước 23,0 1,8 2,1 106,0 -28,4 Đông Bắc 39,1 2,3 1,2 97,1 -16,2 Tây Bắc 41,3 2,8 3,7 104,2 -9,7 Yên Bái 6,4 2,5 2,7 78,7 -33,5 Lào Cai 10,9 2,7 4,6 93,7 -11,3 Sơn La 10,2 2,0 4,9 111,3 -15,8

Nguồn: Tính tốn của Đề tài dựa trên số liệu trong Báo cáo phát triển con người 1999-2004, của Viện Khoa học Xã hội Việt Nam (2006).

Như vậy, tốc độ tăng HDI hoặc tốc độ cải thiện chất lượng con người ở Yên Bái cũng vẫn tăng nhưng tăng rất chậm so với mức trung bình của cả cước, trong vùng Đông Bắc, Tây Bắc và các tỉnh lân cận. Ví dụ tốc độ cải thiện HDI của cả nước tăng 23%, vùng Đông Bắc tăng 39,1%, Tây Bắc tăng 41,3%,… thì ở n Bái chỉ tăng có 6,4% từ năm 1999 đến 2004. Tốc độ tăng này thậm trí cịn thấp hơn so với Lào Cai, Sơn La,… Một số tốc độ tăng thành phần cũng cho thấy Yên Bái có tiến bộ nhưng rõ ràng chậm hơn so với mức trung bình cả nước, vùng và các tỉnh lân cận, chẳng hạn tốc thập tăng thu nhập thực tế đầu người từ năm 1999-2004, là 78,7% thấp nhất trong các vùng và tỉnh so sánh. Tuy nhiên, cũng phải ghi nhận sự nỗ lực của Yên Bái trong cơng tác xóa đói giảm nghèo thể hiện qua tốc độ giảm hệ số nghèo tổng hợp, tăng tuổi thọ bình quân dân cư, và tỷ lệ biết chữ trong lao động trưởng thành. Nhưng chừng đó vẫn là chưa đủ để Yên Bái có thể cải thiện thứ hạng về chỉ số phát triển con người trong tổng sắp của các tỉnh, thành phố. Ở đây, Yên Bái cần có giải pháp mang tính đồng bộ và dài hạn hơn.

2.2.2.5. Mộ số chỉ tiêu khác phản ánh chất lượng của nguồn lao động Yên Bái.

Ngoài các chỉ tiêu đã đề cập ở phần trên, chất lượng lao động còn thể hiện ở một số khía cạnh như việc trang bị các cơng cụ giúp đỡ cho quá trình làm việc như ngoại ngữ, tin học, và đặc biệt là thái độ làm việc/hay tác phong chuyên nghiệp của lao động.

Một phần của tài liệu Một số giải pháp phát triển nguồn nhân lực phục vụ phát triển kinh tế - xã hội tỉnh Yên Bái đến năm 2020 (Trang 61 - 64)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(109 trang)
w