1.4 Mơ hình đào tạo hiệu quả nhằm nâng cao chất lượng nguồn nhân lực của một số
1.4.1 Mơ hình trường cao đẳng cộng đồng tại đồng bằng sông Cửu Long
Đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL) gồm 13 tỉnh, thành phố với dân số hơn 17 triệu người (chiếm trên 20% dân số cả nước), trong đó LLLĐ gần 10 triệu người (chiếm 21,5% so với cả nước). Mặc dù đây là một trong những vựa lúa lớn nhất Việt Nam với nhiều tiềm năng, thế mạnh để phát triển kinh tế-xã hội, nhưng chất lượng nguồn nhân lực trong vùng còn thấp, chưa đáp ứng được yêu cầu đặt ra. Theo số liệu thống kê, năm 2007, tỉ lệ lao động qua đào tạo của ĐBSCL chưa đến 20% (tỉ lệ chung cả nước là gần 30%), xếp thứ 7/8 trong các vùng của cả nước; số lượng các cơ sở dạy nghề chỉ xấp xỉ 300 (chiếm 14% cả nước); 77% dân số có trình độ từ tiểu học trở xuống. Vì vậy, mặc dù số lượng lao động tìm việc làm lớn, nhưng các dự án phát triển kinh tế - xã hội trên địa bàn không tuyển dụng được nhiều, đặc biệt là không tuyển dụng được tại chính các địa phương mà dự án hoạt động.
Một trong những vấn đề cấp thiết đặt ra đối với ĐBSCL hiện nay là PTNNL nhằm đạt mục tiêu nâng tỷ lệ lao động qua đào tạo lên 33% vào năm 2010 và 40% vào năm 2020. Tuy nhiên, do trình độ dân trí thấp, tình trạng học sinh bỏ học ngày càng nhiều, việc đầu tư cho giáo dục-đào tạo chưa được quan tâm đúng mức, mặt khác do điều kiện tự nhiên đi lại khó khăn, hàng năm mùa lũ về kéo dài cũng cản trở các em đến trường, nên việc phát triển giáo dục-đào tạo trong vùng gặp rất nhiều khó khăn. Để giải quyết vấn đề này, bên cạnh đẩy mạnh cơng tác dạy nghề thì một trong những mơ hình thích hợp nhất trong vùng là: “Xây dựng và phát triển các trường cao đẳng cộng đồng”.
Đây là mơ hình đã có lịch sử hình thành và phát triển hơn 100 năm và có mặt ở hầu khắp các nước trên thế giới, do các cộng đồng dân cư (địa phương) thành lập nhằm phục vụ trực tiếp cho nhu cầu nâng cao trình độ học vấn, khoa học kỹ thuật cho các thành viên của cộng đồng, cho nhu cầu phát triển nguồn nhân lực và phát triển kinh tế-xã hội của địa phương, góp phần quan trọng vào việc đào tạo nguồn nhân lực có trình độ cao của nhiều quốc gia. Các trường CĐCĐ có nhiều ưu thế như: Tính thiết thực, tiết kiệm và hiệu quả kinh tế cao; các hình thức đào tạo cũng rất mềm dẻo và liên thông, phù hợp đối với tình hình phát triển kinh tế - xã hội của từng quốc gia. Học viên sẽ được nhà trường đào tạo theo từng mô - đun khác nhau, cũng như thiết kế chương trình học và thời gian học theo nhu cầu mà học viên cần. Mỗi học viên có thể bắt đầu chương trình học bằng đào tạo thợ rồi liên thơng lên tới đại học thông qua các mô-đun khác nhau. Cộng đồng cần học gì thì nhà trường thiết kế chương trình đúng theo yêu cầu và thời gian học cũng rất ngắn. Thơng thường, mỗi mơ-đun có thời gian học từ 6-12 tháng hoặc tối đa là 2 năm. Khi kết thúc một mơ-đun, học viên có thể ra trường đi làm, ứng dụng ngay những kiến thức đó học, sau này nếu có điều kiện có thể quay lại học tiếp để lấy bằng cử nhân và liên thông lên đại học. Do vậy, bất cứ người dân trong cộng đồng khơng phân biệt trình độ văn hố, lứa tuổi đều có thể theo học ở các trường Cao Đẳng Cộng Đồng ở địa phương mình để nâng cao trình độ chun mơn và tay nghề.
Với những ưu thế như trên, mơ hình trường cao đẳng cộng đồng là loại hình đào tạo có nhiều ưu điểm ưu việt thích hợp với nhiều vùng trong cả nước, đặc biệt là ở ĐBSCL. Bắt đầu xuất hiện ở Việt Nam vào năm 2000, với phương châm: “Mang lại cơ hội, chất lượng học tập cho cộng đồng”, cùng với các chương trình giảng dạy mềm dẻo, ngành nghề linh hoạt, đáp ứng nhu cầu học tập của cộng đồng xã hội, dù chỉ mới hoạt động trong thời gian ngắn nhưng mơ hình trường cao đẳng cộng đồng đó đạt được một số kết quả đáng khích lệ và nó đó nhanh chóng phát triển rộng ra nhiều tỉnh, đặc biệt là trong khu vực ĐBSCL. Tính đến cuối năm 2007, cả nước đã có 14 trường, riêng khu vực ĐBSCL có đến 8 trường, trong đó, Cao đẳng Cộng đồng Tiền Giang và Trà Vinh đó được nâng cấp thành đại học, góp phần quan trọng trong việc nâng cao chất lượng nguồn nhân lực trong vùng. Sở dĩ đạt được nhiều thành công trong thời gian qua và được Bộ Giáo dục và Đào tạo đánh giá cao vì khi điều tra lao động trên địa bàn, các trường đó nắm bắt được nhu cầu học tập
cũng như loại ngành, nghề mà cộng đồng mong muốn được đào tạo nhưng khơng có điều kiện đi xa nhằm mang cơ hội học tập chất lượng đến với mọi người.
1.4.2 Mơ hình xã hội hóa giáo dục ở Đồng Nai.
Đồng Nai là một địa phương có nhiều doanh nghiệp tham gia đầu tư, phát triển và thu hút rất nhiều lao động tham gia vào các tổ chức, cơng ty. Do đó xã hội hóa (XHH) giáo dục là một nhu cầu bức thiết. Chính việc đào tạo ra một nguồn lực có trình độ, đa dạng, đáp ứng nhu cầu của Doanh nghiệp thu hút các nhà đầu tư, thu hút và ổn định chính người lao động và con em họ. Chính vì vậy thời gian qua, nỗ lực của Đồng Nai chính là XHH giáo dục một cách tồn diện. Đó là việc thực hiện XHH mạnh mẽ ở cấp phổ thông, đào tạo nghề,vận động trao học bổng, xây trường học để ngành giáo dục có thể phát triển xứng tầm với sự phát triển của kinh tế địa phương. Một trong những điểm nổi bật là Đồng Nai đã tạo điều kiện cho các trường tư thục phát triển tương đối nhiều với số lượng nhất nhì Đơng Nam Bộ (chỉ sau TP.HCM). Trong 55 trường phổ thơng hiện nay, có khoảng 23 trường tư thục. Các trường tư thục lớn như: Đinh Tiên Hoàng, Trịnh Hồi Đức, Lê Q Đơn, Bùi Thị Xn... đã đón đầu được nhu cầu về XHH và đầu tư tương đối quy mơ. Sự khuyến khích, tạo điều kiện về quỹ đất tương đối kịp thời của tỉnh đã giúp các nhà đầu tư mạnh dạn đổ vốn vào chung tay thực hiện XHH với tỉnh. Sự thành công của các trường này đã giảm tải khá nhiều cho các trường công lập, đáp ứng được phần nhiều nhu cầu học tập của một LLLĐ khổng lồ trên địa bàn tỉnh.
Bên cạnh đó, dạy nghề là một mảng XHH khá thành cơng. Tính riêng trong 3 năm 2006 – 2008, tồn tỉnh đã có 18 cơ sở dạy nghề thành lập mới, nâng tổng số đơn vị dạy nghề lên 66, đảm bảo hoàn thành chỉ tiêu số lượng và nâng cao chất lượng đào tạo nghề. Cùng với việc đào tạo nghề, Đồng Nai đang chủ trương tăng cường đào tạo tin học và ngoại ngữ cho người lao động, khuyến khích các trung tâm ngoại ngữ, tin học phát triển. Trên 100 cơ sở tin học ngoại ngữ (với trên 10.000 học viên học tiếng Hoa) hiện nay đã cung ứng một lượng nhân lực có trình độ tin học, ngoại ngữ khá lớn cho các Khu công nghiệp.
Sự thành cơng của mơ hình XHH giáo dục phải kể đến những đóng góp khơng nhỏ của các Doanh nghiệp địa phương. Bên cạnh việc nhìn thấy một tiềm năng rất lớn về nhu cầu đào tạo của người dân trên địa bàn tỉnh thì phải kể đến trách nhiệm xã hội,
đó là một động lực thúc đẩy các DN chung tay với tỉnh thực hiện XHH. Bởi tuy tiềm năng nhưng đầu tư vào giáo dục đào tạo không thể sinh lời ngay và nhiều như việc đầu tư vào các lĩnh vực khác. Nhưng thực tế, nhiều DN vẫn nhiệt tình tham gia như Cty Đinh Thuận, Tồn Thịnh Phát... đó là việc đầu tư xây dựng những ngôi trường tư thục rất quy mô, hiện đại. Sonadezi xây dựng hẳn một trường cao đẳng để đào tạo nhân lực cho tổ hợp và các KCN. Giấy Tân Mai cũng chuẩn bị đưa vào sử dụng trường đào tạo nghề tại Trảng Bom, một DN khác đang xin đầu tư mở trường Cao đẳng Y tế tư thục ở Đồng Nai... Nhiều DN như Tín Nghĩa, Sonadezi, Ngân hàng Cơng thương Đồng Nai, Xổ số Đồng Nai, May Đồng Tiến, D2D... đã làm từ thiện theo hướng tài trợ xây dựng các trường mầm non tại các địa phương cịn nhiều khó khăn hoặc trao học bổng cho học sinh nghèo vượt khó. Đây là những đóng góp rất lớn, góp phần tạo nên thành cơng của mơ hình XHH giáo dục ở Đồng Nai.
Hiện nay, Đồng Nai đang có một LLLĐ phổ thơng tương đối dồi dào tuy nhiên lại đang thiếu nhiều lao động có trình độ, tay nghề cao. Đây là hệ lụy của một thực tế từ nhiều năm nay là thiếu kinh phí đào tạo, thiếu hẳn mảng đầu tư mở cơ sở đào tạo những ngành nghề yêu cầu kỹ thuật cao, vốn đầu tư lớn, cần thiết bị nhiều như kỹ sư chế tạo máy. Chính bởi vốn đầu tư ban đầu khá lớn nên DN ngần ngại, băn khoăn hơn khi đầu tư những cơ sở đào tạo các nghề đơn giản mà lại thời thượng như luật, quản trị kinh doanh, anh văn, tài chính kế tốn...Trong khi tư nhân chưa mặn mà, để đào tạo được những ngành nghề mà DN đang cần, đang thiếu, Nhà nước cần đầu tư vào những ngành nghề đòi hỏi chất lượng cao, đầu tư nhiều và việc tính tốn hợp tác với những nước phát triển để họ đầu tư thiết bị tiên tiến, phù hợp với thực tế sản xuất của DN là một hướng đi khá tốt để chủ động nguồn nhân lực.
Song song đó, với các cơ sở đào tạo nghề hiện nay thì việc đưa học viên vào DN thực tập được xem như một hướng mở năng động trong điều kiện trường cịn thiếu kinh phí để ưu đãi, thu hút đào tạo cho các ngành nghề xã hội đang cần; thiếu cơ sở vật chất, thiết bị, giáo viên để có thể đáp ứng được đơn đặt hàng của DN. Nhưng cần sớm có chính sách cụ thể để DN phối hợp với các đơn vị dạy nghề trong liên kết đào tạo, xây dựng chương trình đào tạo và chính các DN cần đưa ra các chuẩn đào tạo nghề để các cơ sở đào tạo có mục tiêu rõ ràng cho việc nâng cao chất lượng đào tạo.
1.4.3 Mơ hình đào tạo hướng cầu.
Đại học Cơng nghiệp Hà Nội là trường hợp điển hình cho mơ hình hợp tác giữa một đại học trong nước với các doanh nghiệp nước ngồi trong đào tạo hướng cầu. Ơng Hà Xuân Quang, Phó hiệu trưởng, nói rằng phát triển hợp tác giữa hai bên là nhân tố quan trọng trong việc nâng cao chất lượng và hiệu quả đào tạo nguồn nhân lực kỹ thuật.
Sự hợp tác này mang lại lợi ích cho cả hai bên: cơng ty có nguồn nhân sự tốt, chủ động trong tuyển dụng, tiết kiệm chi phí đào tạo. Nhà trường được hỗ trợ từ doanh nghiệp để nâng cao chất lượng đào tạo, còn sinh viên - nguồn nhân lực tương lai cho nền kinh tế, được học tập trong mơi trường tốt và có việc làm phù hợp sau khi tốt nghiệp.
Trong năm học 2009-2010, Đại học Công nghiệp Hà Nội đào tạo 18 ngành đại học, 20 ngành cao đẳng, 14 ngành trung cấp chuyên nghiệp, 5 ngành cao đẳng nghề... “Trên 80% sinh viên của trường có việc làm đúng nghề trong thời gian sáu tháng từ ngày tốt nghiệp. Hiện có hơn 400 doanh nghiệp trên cả nước hợp tác với chúng tôi để đào tạo sinh viên ngay trên ghế nhà trường”, ơng Quang cho biết.
Tập đồn Foxconn của Đài Loan đã ký hợp đồng hợp tác đào tạo nhân lực kỹ thuật với trường trong thời gian 15 năm từ năm 2008, nhằm cung cấp 1.200-1.500 lao động/năm cho các nhà máy của Foxconn tại Việt Nam. Hình thức hai bên áp dụng là Foxconn cung cấp trang thiết bị đào tạo trị giá 5 triệu đô la Mỹ, cấp chi phí đào tạo và hỗ trợ sinh hoạt phí cho sinh viên được chọn đào tạo.
Toyota Việt Nam (TMV) cũng hợp tác với Đại học Công nghiệp Hà Nội từ năm 2007 để đào tạo hai đến ba khóa/năm, mỗi khóa 40-50 thợ sửa chữa thân vỏ và sơn ô tô cho các trạm sửa chữa xe của TMV. Trong hợp đồng này, TMV cấp thiết bị trị giá 80.000 đô la, chuyển giao công nghệ và cung cấp một số vật tư đào tạo cho trường. Đặc biệt, trường còn liên kết với 15 nghiệp đoàn Nhật Bản nhằm đưa thợ kỹ thuật sang làm việc cho các công ty tại Nhật và đã có hơn 1.000 sinh viên sang Nhật theo chương trình này.
Mới đây, tập đồn Barclays của Anh đã rót một khoản vốn trị giá 500.000 bảng Anh thơng qua tổ chức phi chính phủ CARE International và hợp tác với Hội thanh niên tỉnh Long An, dưới hình thức tài chính vi mơ, để cung cấp các khóa tập huấn ngắn
hạn cho khoảng 10.000 thanh niên ở Long An. Đây là một khoản tín dụng ưu đãi được sử dụng nhằm dạy cho những thanh niên - nạn nhân của tình trạng mất đất, thất nghiệp - về cách kinh doanh và quản lý tài chính. “Cách tiếp cận của chúng tơi là khơng cho
họ con cá, mà dạy họ cách câu cá”, ông Marcus Agius, Chủ tịch Barclays, nói với
TBKTSG tại cuộc gặp nhân chuyến thăm Hà Nội hồi cuối tháng 2/2010.
1.4.4 Bài học kinh nghiệm.
Đào tạo và sử dụng NNL có ảnh hưởng vơ cùng to lớn đến sự phát triển KT-XH của một quốc gia, hay một địa phương trong quá trình phát triển. Vì vậy, nhận thức đúng đắn vai trị phát triển NNL đối với phát triển KT-XH là yếu tố quan trọng. Yêu cầu về NNL trong giai đoạn hiện nay đã có những thay đổi lớn so với trước. Lao động khơng chỉ có đức tính tốt, cần cù, trung thành, có trách nhiệm mà cịn phải có chun mơn cao, tính sáng tạo, khả năng xử lý vấn đề, khả năng phân tích, có tinh thần đồng đội… NNL hiện nay địi hỏi phải thơng minh, linh hoạt, khả năng làm việc trong mơi trường đa văn hóa, có khả năng nghiên cứu và giải quyết những vấn đề mới thuộc chuyên môn.
Để đáp ứng NNL đáp ứng được địi hỏi của q trình cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa, địi hỏi của sự phát triển, hay nhu cầu càng cao từ phía người sử dụng lao động, công tác đào tạo NNL trở nên cấp bách hơn bao giờ hết. Một mơ hình đào nâng cao chất lượng nguồn nhân lực đó là các trường CĐCĐ. Mơ hình này phục vụ trực tiếp cho nhu cầu nâng cao trình độ học vấn, khoa học kỹ thuật cho các thành viên của cộng đồng, cho nhu cầu phát triển nguồn nhân lực và phát triển kinh tế-xã hội của địa phương, góp phần quan trọng vào việc đào tạo nguồn nhân lực có trình độ cao ở địa phương. Mơ hình này đã rất thành cơng ở các nước phát triển và hiện tại được vận dụng hành công ở một số tỉnh ĐBSCL. Đây là cơ sở tốt cho việc ứng dụng hoặc triển khai mơ hình này trong đào tạo NNL cho phát triển kinh tế xã hội ở các địa phương.
Xã hội hóa cơng tác giáo dục và đào tạo nhằm huy động và khai thác các nguồn lực tài chính đầu tư cho phát triển NNL, tăng quy mô đào tạo và nâng cao chất lượng NNL. Thơng qua các chương trình về giáo dục và đào tạo, chương trình mục tiêu quốc gia về giải quyết việc làm, xóa đói giảm nghèo, các chương trình quốc gia về dân số và kế hoạch hóa gia đình, …nhằm nâng cao chất lượng giáo dục, y tế, văn hóa, xã hội. XHH trong giáo dục là một bước đi đúng hướng để huy động tồn xã hội cho cơng tác
phát triển sự nghiệp giáo dục và phát triển nguồn nhân lực. Đây là mơ hình có khả năng thực hiện cao ở các địa phương vì mục tiêu có một nguồn lao động có chất lượng ở địa phương, đáp ứng nhu cầu đòi hỏi của phát triển kinh tế xã hội.