Tỷ lệ lao động phải đào tạo lại sau khi tuyển dụng

Một phần của tài liệu Một số giải pháp phát triển nguồn nhân lực phục vụ phát triển kinh tế - xã hội tỉnh Yên Bái đến năm 2020 (Trang 58 - 61)

Tỷ lệ đào tạo lại (%) Cán bộ phịng ban có trình độ cao đẳng trở lên 75,0 Cán bộ kỹ thuật có trình độ cao đẳng trở lên 55,7 Lao động tuyển dụng mới 37,5

Công nhân kỹ thuật 25,5

Nguồn: Điều tra người sử dụng lao động Yên Bái, tháng 1-2010

Kết quả này cho thấy đào tạo khơng theo tín hiệu của thị trường dẫn tới người lao động phải làm trái ngành, trái nghề và kết quả là doanh nghiệp sử dụng lao động phải đào tạo lại sau khi tuyển dụng. Đối với những người làm việc đúng ngành nghề thì nội dung đào tạo hoặc kiến thức trang bị cho người học chưa đáp ứng được yêu cầu của cơng việc cụ thể, do đó đào tạo lại là việc các doanh nghiệp đều phải làm. Kết quả này còn được cụ thể hơn trong bảng đánh giá về lao động đã tốt nghiệp các trường dạy nghề đang làm việc trong các doanh nghiệp Yên Bái trong thời gian qua.

Bảng 6: Đánh giá về lao động đã tốt nghiệp các trường dạy nghề đang làm việc trong các doanh nghiệp tỉnh Yên Bái.

Đánh giá trên thang điểm 5

Có kiến thức chung tốt 3,5

Thực hành tốt 2,9

Năng lực làm việc tập thể tốt 3,5 Tuân thủ các nội quy cơng ty 3,8

Có ý thức tự giác 3,5

Có ý thức nâng cao trình độ/kỹ năng 3,6 Tích cực tham gia hoạt động tập thể 3,8 Chuyên môn phù hợp với yêu cầu 3,0 Tiếp thu kiến thức mới nhanh 3,5 Có sức khỏe đáp ứng cơng việc 2,7

Đánh giá chung 3,2

Nguồn: Điều tra người sử dụng lao động Yên Bái, tháng 1-2010

Lao động đã tốt nghiệp trường nghề được đánh giá là có kiến thức và khả năng tiếp thu kiến thức tốt, nhưng khả năng thực hành thì yếu hơn nhiều. Điều này có nghĩa là các lao động được trang bị lý thuyết tốt nhưng thời gian cho thực hành, phương tiện, hoặc nội dung thực hành chưa đáp ứng được mong muốn, nhu cầu của xã hội. Theo kết quả này, có ba tiêu thức mà lao động Yên Bái cần khắc phục đó là: sức khỏe, kỹ thuật thực hành nghề nghiệp, và thứ ba là lựa chọn chun mơn đúng với ngành nghề đào tạo.

Tình hình đào tạo nguồn lao động và cơng nhân kỹ thuật Yên Bái phụ thuộc lớn vào sự hoạt động của các trường trung học chuyên nghiệp, các trường cao đẳng và đại học, và trường đào tạo công nhân kỹ thuật trên địa bàn tỉnh. Công tác đào tạo của các trường này được tóm tắt qua bảng dưới đây:

Bảng 7: Số trường học, học sinh của các trường trung học chuyên nghiệp và dạy nghề

trên địa bàn tỉnh

2000-2001 2005-2006 2008-2009 Trường trung học chuyên nghiệp 5 6 4

Số học sinh 2614 2143 1835

Số đã tốt nghiệp trong năm học 594 1064 849

Trường Cao đẳng 1 1 2

Số đã tốt nghiệp trong năm học 1345 457 518

Trường công nhân kỹ thuật 1 1 1

Số học sinh 665 1735 2972

Số đã tốt nghiệp trong năm học 183 763 1697

Nguồn: Cổng giao tiếp điện tử tỉnh Yên Bái (2010).

Theo thống kê trong bảng trên, số học sinh theo học các trường trung học chuyên nghiệp có xu hướng giảm xuống qua các năm và số học sinh cao đẳng, đại học và công nhân kỹ thuật thể hiện xu hướng tăng dần mà đặc biệt là công nhân kỹ thuật. Tuy nhiên, nếu huy động hết công suất, mỗi năm các trường này chỉ có thể tiếp nhận khoảng 3 ngàn học sinh, trong khi đó số các em tốt nghiệp THPT khoảng 11 ngàn. Như vậy, các trường này chỉ có thể đáp ứng được chưa tới 1/4 nhu cầu tiềm năng về đào tạo nghề hoặc chuyên môn kỹ thuật của người lao động mới bước vào nguồn lao động. Để nâng cao được trình độ chun mơn kỹ thuật, ngồi việc gửi ra ngoài tỉnh đào tạo, đào tạo tại chỗ (trên địa bàn tỉnh) cần phải được quan tâm và đẩy mạnh hơn nữa nhằm thu hút những lao động tiềm năng có trình độ học vấn cao và trang bị kiến thức chuyên môn kỹ thuật.

Nếu quan tâm tới số lượng sinh viên với giáo viên, hiện tại các giáo viên đang hoạt động với công suất tối đa. Năm học 2008-2009, bình quân một giáo viên của trường Trung học chuyên nghiệp trên đại bàn tỉnh có 11,5 học sinh; một thầy/cơ ở trường cao đẳng và đại học có trung bình 12,4 sinh viên; trong khi đó một giáo viên của trường đào tạo công nhân kỹ thuật phải phục vụ và dạy cho 32,7 em học sinh. Đây chính là nguyên nhân dẫn tới chất lượng đào tạo nghề còn chưa cao, chưa đáp ứng được đòi hỏi của xã hội. Điểm này cần sớm được khắc phục nhằm nâng cao hơn nữa chất lượng đào tạo.

2.2.2.4. Chỉ số phát triển con người của Yên Bái.

Mức độ phát triển con người của quốc gia hay tỉnh được đo lường thông qua chỉ số phát triển con người (HDI).8 Theo Viện Khoa học xã hội Việt nam (2006), chỉ số

8 Đây là một chỉ tiêu tổng hợp về phát triển con người trên phương diện sức khỏe, trí thức và thu nhập. Một cuộc

sống khỏe mạnh và lâu dài được đo bằng tuổi thọ trung bình từ lúc sinh; kiến thức được đo bằng tỷ lệ người lớn biết chữ (với trọng số là 2/3) và tỷ lệ đi học các cấp (với trọng số 1/3); và mức sống đo bằng GDP thực tế đầu người theo sức mua tương đương.

phát triển con người của Yên Bái tăng liên tục nhưng thứ bậc trong bảng xếp hạng lại tụt xuống.

Theo kết quả tính tốn của Viện Khoa học xã hội Việt Nam (2006), chỉ số HDI của Yên Bái được xếp vào nửa cuối nhóm các tỉnh có chỉ số phát triển con người trung bình. Nếu như năm 1999, chỉ số HDI của Yên Bái là 0,612 đứng thứ 52 trên cả nước thì đến năm 2004, chỉ số này tăng lên đến 0,651 nhưng thứ bậc lại tụt đi ba bậc trên bảng tổng sắp theo HDI của các tỉnh thành phố. Điều này ngụ ý rằng, cho dù Yên Bái đã cố gắng và đạt được thành tích về phát triển con người như tăng chỉ số giáo dục, tăng chỉ số phát triển sức khỏe và mức sống nhưng tốc độ tăng đó cịn thấp hơn tương đối so với tốc độ tăng của các tỉnh khác.

Nếu so sánh HDI của Yên Bái với mức trung bình của cả nước, thì thấy rằng HDI năm 1999 của Yên Bái là 0,612 cao hơn mức trung bình của cả nước, nhưng đến năm 2004 HDI của Yên Bái lại thấp hơn nhiều so với mức trung bình. Điều này cho thấy rằng tốc độ cải thiện chất lượng con người và nguồn nhân lực của Yên Bái chậm hơn nhiều so với mức phát triển con người và lao động của cả nước

Một phần của tài liệu Một số giải pháp phát triển nguồn nhân lực phục vụ phát triển kinh tế - xã hội tỉnh Yên Bái đến năm 2020 (Trang 58 - 61)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(109 trang)
w