Quan điểm và mục tiêu phát triển nguồn nhân lực Yên Bái đến năm2020.

Một phần của tài liệu Một số giải pháp phát triển nguồn nhân lực phục vụ phát triển kinh tế - xã hội tỉnh Yên Bái đến năm 2020 (Trang 77 - 81)

3.1 Chiến lược phát triển kinh tế xã hội của tỉnhYên Bái đến năm 2020

3.1.2. Quan điểm và mục tiêu phát triển nguồn nhân lực Yên Bái đến năm2020.

Hiện tại, ở mức quốc gia và cả cấp tỉnh đang phải đối mặt với hai vấn đề nóng bỏng: thiếu nguồn lực cho phát triển trong khi môi trường đang xấu đi và dân số tăng

kéo theo nhu cầu xã hội ngày càng tăng cao. Sử dụng hiệu quả nguồn lực con người là một hướng đi khôn ngoan và là lựa chọn thành công của các nước đi trước trong việc giải quyết vấn đề này. Phát triển nguồn nhân lực làm cho các nguồn lực tiềm năng trở thành có ích, nâng cao hiệu quả và hiệu suất làm việc, tạo ra những giá trị thực sự của lao động và nâng cao năng lực của nguồn lao động. Vấn đề tiếp theo ở đây là vì sao phải phát triển nguồn nhân lực ở Yên Bái.

Phát triển nguồn nhân lực là vấn đề thiết yếu cho chiến lược phát triển kinh tế xã hội của tỉnh. Nguồn nhân lực sẽ là yếu tố chính quyết định tới thành cơng của chiến lược phát triển kinh tế xã hội của tỉnh, ngược lại sự phát triển kinh tế xã hội sẽ tạo ra một không gian rộng lớn hơn cho phát triển nguồn nhân lực. Như đã phân tích ở chương trước, chất lượng nguồn nhân lực của Yên Bái phát triển không tương xứng với sự phát triển của các nguồn lực khác và sự địi hỏi của chính q trình phát triển. Do đó, củng cố và phát triển nguồn nhân lực là vấn đề quan trọng của Yên Bái.

Phát triển nguồn nhân lực là nền tảng cho sự phát triển kinh tế xã hội của Yên Bái. Các nguồn lực tự nhiên của Yên Bái khá đa dạng nhưng thiếu nhân lực mà đặc biệt là nguồn nhân lực có chất lượng cao. Nguồn nhân lực có tính quyết định tới sự cải thiện các điều kiện môi trường, và ở chừng mực nào đó nguồn nhân lực trở thành nguồn lực cần thiết đảm bảo cho sự phát triển trong ngắn hạn cũng như trong dài hạn của tỉnh Yên Bái.

3.1.2.1. Quan điểm phát triển nguồn nhân lực Yên Bái đến 2020.

Chất lượng nguồn nhân lực giữa vai trò quyết định sự nghiệp cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa ở nước ta cũng như tại tỉnh Yên Bái. Đề thực hiện thành công các nhiệm vụ kinh tế xã hội của tỉnh đến năm 2020, vai trò của nguồn nhân lực là rất quan trọng. Cùng với khoa học công nghệ, vốn đầu tư, nguồn lực tự nhiên khác,… nguồn nhân lực đóng vai trị quyết định sự thành cơng của chiến lược phát triển kinh tế và quy hoạch phát triển kinh tế xã hội Yên Bái. Kinh tế xã hội của tỉnh có vươn lên được khơng, có hấp dẫn thu hút vốn đầu tư khơng, có thốt khỏi nguy cơ chậm phát triển so với vùng, và cả nước hay không,…. phụ thuộc phần lớn vào nguồn nhân lực của tỉnh. Vì vậy, phát triển nguồn nhân lực đáp ứng yêu cầu phát triển đó là điều kiện tiên quyết quyết

định thành công của các mục tiêu phát triển kinh tế xã hội Yên Bái. Phát triển nguồn nhân lực Yên Bái cần quán triệt mấy quan điểm sau:

Thứ nhất, phát triển nguồn nhân lực tức là phát triển vốn con người phải được quan tâm từ lúc sinh ra, trưởng thành và trong suốt cuộc đời của cá nhân về các mặt thể lực, trí lực, trình độ học vấn, trình độ chun mơn kỹ thuật và các phẩm chất của lao động khác. Nguồn nhân lực được hình thành qua thời gian dài và trong suốt thời

gian đó con người nói chung hay nguồn lao động nói riêng ln phải được chăm sóc và rèn luyện để đảm bảo sự phát triển tồn diện về thể lực, trí lực,… Có như vậy, nguồn nhân lực mới được phát triển đúng nghĩa.

Thứ hai, phát triển nguồn nhân lực Yên Bái phải gắn với điều kiện cụ thể của tỉnh như điều kiện phát triển kinh tế xã hội, nhu cầu về nguồn nhân lực của thị trường lao động tỉnh trong từng giai đoạn phát triển, phù hợp với xu thế phát triển của vùng và của cả nước. Phát triển nguồn nhân lực có gắn với điều kiện kinh tế xã hội cụ thể

của tỉnh mới đáp ứng được nhu cầu, đòi hỏi của q trình phát triển ở địa phương. Có phù hợp được với xu thế phát triển của vùng và cả nước mới tránh được nguy cơ tụt hậu xa hơn, mới tận dụng được cơ hội từ xu thế phát triển đó để phát triển kinh tế xã hội của Yên Bái.

Thứ ba, cùng với y tế, giáo dục và đào tạo giữ vị trí quyết định tới phát triển nguồn nhân lực Yên Bái. Y tế đảm bảo rằng con người tự lúc trong bụng mẹ cho tới khi

trưởng thành phải được chăm sóc về thể lực và sự chăm sóc đó là suốt đời. Y tế cùng với chính sách dân số cũng đảm bảo rằng tỷ lệ sinh tự nhiên phải đáp ứng được yêu cầu về phát triển số lượng nguồn lao động và thể lực hay khả năng khỏe mạnh của nguồn nhân lực. Trong khi đó giáo dục và đào tạo có nhiệm vụ nâng cao dân trí, đào tạo nhân lực, bồi dưỡng nhân tài. Giáo dục đóng vai trị quyết định tới học vấn, trình độ chun mơn kỹ thuật của nguồn nhân lực, tạo ra nguồn lao động có tri thức, đồng thời là yếu tố chủ chốt rèn luyện tác phong công việc chuyên nghiệp, thái độ nghề nghiệp và các ứng xử trong công việc,… của nguồn lao động.

Thứ tư, phát triển nguồn nhân lực Yên Bái là công việc chung của Tỉnh ủy, Hội đồng nhân dân, Ủy bân nhân dân tỉnh, và toàn thể nhân dân Yên Bái. Phát triển nguồn

nhân lực là một sự nghiệp chung của tồn tỉnh khơng chỉ có nghĩa là huy động trách nhiệm của mội người đóng góp vào sự phát triển nguồn nhân lực mà cịn có nghĩa là

mọi người được tạo cơ hội tiếp cận với nguồn nhân lực chất lượng cao. Các cơ quan nhà nước tỉnh có chính sách phát triển nguồn nhân lực phù hợp với điều kiện địa phương và xu thế chung của vùng và cả nước. Cộng đồng doanh nghiệp trên địa bàn, người sử dụng lao động, người lao động, và mội tầng lớp nhân dân có trách nhiệm tham gia, đóng góp sức lực, trí tuệ, và vật lực cho cơng tác phát triển nguồn nhân lực của tỉnh.

3.1.2.2. Mục tiêu phát triển nguồn nhân lực Yên Bái đến 2020.

Từ nay đến năm 2020, phát triển nguồn nhân lực Yên Bái đảm bảo một số mục tiêu sau: Nâng cao chất lượng nguồn nhân lực để giải quyết vấn đề thiếu lao động có trình độ tay nghề cao. Đẩy mạnh cơng tác đào tạo nghề, khuyến khích mọi thành phần kinh tế tham gia đào tạo nghề và các hoạt động dịch vụ giới thiệu việc làm, xuất khẩu lao động theo quy định. Có biện pháp giám sát chặt chẽ hoạt động của các doanh nghiệp và tổ chức xuất khẩu lao động. Có chế độ, chính sách ưu đãi để thu hút nhân tài và lao động có trình độ chun mơn cao công tác lâu dài tại Yên Bái, phục vụ sự nghiệp phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh.

Yên Bái xác định tiếp tục đẩy mạnh thực hiện các Kết luận tại Hội nghị Trung ương 6 (khoá IX) về giáo dục- đào tạo gồm: nâng cao chất lượng dạy và học, có những chính sách ưu tiên phát triển và nâng cao chất lượng giáo dục ở vùng sâu, vùng xa, vùng dân tộc, ban hành các chính sách ưu đãi hỗ trợ cho giáo viên lên công tác và tăng cường tại các huyện vùng cao trong tỉnh.

Ðể đào tạo và nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, đáp ứng yêu cầu phục vụ sự nghiệp cơng nghiệp hố, hiện đại hoá, Yên Bái xác định trước mắt phải thực hiện việc đổi mới cơ cấu đào tạo ngành nghề cho phù hợp với định hướng phát triển các lĩnh vực kinh tế, nâng cao chất lượng dạy và học tại các trường bao gồm cả các trường dạy nghề và các trung tâm đào tạo nghề, tăng cường cơ sở vật chất cho các trung tâm dạy nghề ở các huyện, thị, tổ chức dạy nghề tại xã, phường, thị trấn để thu hút nhiều người học nghề, gắn đào tạo nghề với nhu cầu thực tiễn phát triển kinh tế của tỉnh, xây dựng cơ chế và chính sách khuyến khích các thành phần kinh tế đào tạo nghề và giới thiệu việc làm cho người lao động. Chú trọng đào tạo cán bộ là người dân tộc thiểu số cho các ngành, các huyện, thị xã và cơ sở, làm tốt công tác cử tuyển để đào tạo cán bộ

người dân tộc. Bảng dưới đây sẽ đề cập một số mục tiêu cụ thể về phát triển nguồn nhân lực của Yên Bái đến năm 2020.9

Bảng 10: Một số mục tiêu chủ yếu về phát triển nguồn nhân lực Yên Bái

Đơn vị Năm 2010 Năm 2015 Năm 2020

Dân số Người 766,420 829,726 898,263

Lao động trong độ tuổi Người 437,932 472,944 511,214

Tuổi thọ trung bình Tuổi 72+ 73 74+

Chun mơn kỹ thuật % 30 35 40

Chỉ số HDI bậc 55 52 47

Tỷ lệ suy dinh dưỡng % 22 16,5 12

Nguồn: Tổng hợp từ Quy hoạch phát triển kinh tế xã hội Yên Bái đến 2020, Viện Chiến lược, Viện Dinh dưỡng, và Viện Khoa học Xã hội Việt Nam.

3.2. Giải pháp cụ thể phát triển nguồn nhân lực Yên Bái đáp ứng yêu cầu pháttriển kinh tế xã hội đến năm 2020.

Một phần của tài liệu Một số giải pháp phát triển nguồn nhân lực phục vụ phát triển kinh tế - xã hội tỉnh Yên Bái đến năm 2020 (Trang 77 - 81)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(109 trang)
w