Một số mục tiêu chủ yếu về phát triển nguồn nhân lực Yên Bái

Một phần của tài liệu Một số giải pháp phát triển nguồn nhân lực phục vụ phát triển kinh tế - xã hội tỉnh Yên Bái đến năm 2020 (Trang 81 - 109)

Đơn vị Năm 2010 Năm 2015 Năm 2020

Dân số Người 766,420 829,726 898,263

Lao động trong độ tuổi Người 437,932 472,944 511,214

Tuổi thọ trung bình Tuổi 72+ 73 74+

Chun mơn kỹ thuật % 30 35 40

Chỉ số HDI bậc 55 52 47

Tỷ lệ suy dinh dưỡng % 22 16,5 12

Nguồn: Tổng hợp từ Quy hoạch phát triển kinh tế xã hội Yên Bái đến 2020, Viện Chiến lược, Viện Dinh dưỡng, và Viện Khoa học Xã hội Việt Nam.

3.2. Giải pháp cụ thể phát triển nguồn nhân lực Yên Bái đáp ứng yêu cầu pháttriển kinh tế xã hội đến năm 2020. triển kinh tế xã hội đến năm 2020.

Căn cứ vào những mục tiêu phát triển kinh tế xã hội, mục tiêu phát triển nguồn nhân lực của tỉnh tới năm 2020; căn cứ vào phân tích thực trạng nguồn lao động Yên Bái cả về số lượng và chất lượng, phần này sẽ đề xuất những giải pháp cụ thể đẩy mạnh hơn nữa công tác phát triển nguồn nhân lực Yên Bái nhằm phục vụ cho mục tiêu phát triển kinh tế xã hội của tỉnh tới năm 2020. Như đã trình bày ở phần trên, nguồn nhân lực được thể hiện ở số lượng nguồn lao động, chất lượng lượng nguồn nhân lực. Phát triển nguồn nhân lực có nghĩa là phải xác định số lượng, chất lượng và cơ cấu nguồn nhân lực.

Trong thập kỷ tới, Yên Bái phải coi trọng phát triển nguồn nhân lực. Phát triển nguồn nhân lực phải thực sự trở thành trọng tâm của chiến lược phát triển kinh tế - xã hội tỉnh. Vì vậy, để làm tiền đề thực hiện chiến lược phát triển nguồn nhân lực, trong qui hoạch tổng thể kinh tế xã hội đến năm 2020, giải pháp để phát triển nguồn nhân lực cần thực hiện tốt những nội dung chủ yếu là nâng cao chất lượng toàn diện về dân số và nguồn nhân lực trên cơ sở nâng cao thể chất của con người, nâng cao trí tuệ và xây dựng nguồn lao động có tri thức cao.

9 Một vài chỉ tiêu khác được đề cập trong bảng 9 – Hệ thống các mục tiêu phát triển Kinh tế - Xã hội tỉnh Yên Bái đến năm2020.

3.2.1. Nhóm giải pháp nâng cao sức khỏe nguồn nhân lực.

Nâng cao sức khỏe cho dân cư là tiền đề quan trọng, là bước đi có tính chất đột phá cho việc nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, bởi lẽ khơng có sức khỏe con người khơng thể trở thành nguồn lực của xã hội được. Hơn nữa, bước vào thời kỳ cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa tồn diện bộ mặt tỉnh Yên Bái địi hỏi phải các một lực lượng lao động có tác phong và văn minh công nghiệp. Vấn đề sức khỏe của nguồn lao động là vô cùng quan trọng ảnh hưởng lớn tới việc nâng cao chất lượng nguồn nhân lực cả trong ngắn hạn và trong dài hạn. Trong thời gian qua, tăng trưởng kinh tế của Yên Bái đã tạo ra cơ sở cần thiết cho việc nâng cao sức khỏe cho nhân dân và nguồn lao động, nhưng việc sử dụng thành quả tăng trưởng đó cho việc nâng cao sức khỏe nhân dân và nguồn lao động được thực hiện như thế nào.

3.2.1.1. Nhóm các giải pháp chung đối với tỉnh.

Cải thiện chế độ dinh dưỡng, tăng năng lượng khẩu phần ăn và hợp lý hóa cơ cấu dinh dưỡng cho nhân dân.

Phát triển nguồn nhân lực, trước hết cần phát triển thể lực của người lao động thơng qua những chương trình dinh dưỡng. Chú trọng dinh dưỡng trẻ em, coi trẻ em hôm nay là thế giới ngày mai; quan tâm đến sức khỏe của cộng đồng, đặc biệt là đồng bào dân tộc thiểu số. Đảm bảo an ninh lương thực theo nghĩa toàn diện là được cung cấp khơng chỉ đủ về số lượng thức ăn mà cịn đủ năng lượng cần thiết cho hoạt động hàng ngày của con người như protit, lipit, gluxit và các nguyên tố muối khoáng, vi lượng khác. Giảm nhanh tỷ lệ hộ gia đình có mức năng lượng khẩu phần ăn thấp. Triển khai thực hiện chương trình dinh dưỡng học đường với các nội dung: mở rộng việc cung cấp sữa cho trẻ em, trước hết tập trung vào các nhóm tuổi nhỏ (nhà trẻ, mẫu giáo). Trang bị kiến thức dinh dưỡng, huấn luyện kỹ năng nuôi trẻ cho các bà mẹ và nữ thanh niên (tỷ lệ bà mẹ có kiến thức và thực hành dinh dưỡng đúng cho trẻ). Xây dựng triển khai rộng rãi các mơn học và chương trình giáo dục, chăm sóc sức khỏe trẻ em, học sinh tại trường (các môn học về vệ sinh, dinh dưỡng, chương trình trường học khơng có thuốc là, khơng có ma túy...).

Mở rộng, thường xuyên và tăng cường các hoạt động thể dục, thể thao, luyện tập, rèn luyện cơ thể.

Tăng cường thống nhất nhận thức và nhất quán từ nhận thức đến hành động trong tổ chức giáo dục thể chất cho người dân, trước hết là trong nhà trường và tầm quan trọng của các hoạt động thể dục, thể thao, luyện tập và rèn luyện thân thể. Coi trọng hơn nữa và thực hiện nghiêm chỉnh việc giáo dục thể chất bắt buộc trong nhà trường. Đảm bảo có đủ diện tích, phương tiện tập luyện, giáo viên hướng dẫn và giáo trình khoa học, hợp lý. Quan tâm dành thời gian, kinh phí để tổ chức các hoạt động thể dục, thể thao trong cơ quan, đơn vị, tổ chức các phong trào tập luyện và những hoạt động thi đấu thể thao...Tổ chức các loại hình câu lạc bộ rèn luyện thân thể và thể dục, thể thao, tại các điểm dân cư, cơ quan, cơng sở, cơng ty... Mơ hình mỗi thơn/làng ở Hải Dương có một sân vận động có thể là một mơ hình đáng để Yên Bái tham khảo về giải pháp rèn luyện, nâng cao sức khỏe cho nhân dân.

Cải thiện môi trường sống và điều kiện lao động, làm việc và học tập.

Nâng cao chất lượng cuộc sống như cơng tác chăm sóc sức khỏe ban đầu, phịng và chữa bệnh cho nhân dân, giảm tỷ lệ chết trẻ sơ sinh; ngăn ngừa các dịch bệnh bằng cách tăng cường vận động và thực hiện phong trào tiêm chủng mở rộng, giảm tiến tới xoá bỏ một số danh mục các loại bệnh hiểm nghèo như lao, sốt rét. Cải thiện môi trường sinh sống trên cơ sở bảo vệ và phát triển môi trường sinh thái, môi trường lao động. Mơi trường ở n Bái đang có xu thế suy giảm, có ảnh hưởng xấu đến sức khỏe cộng đồng. Cần xây dựng qui chế, chính sách bảo vệ và phát triển nguồn tài nguyên thiên nhiên, nhằm giữ vững cân bằng sinh thái, chống ô nhiễm môi trường, đặc biệt là ở các khu công nghiệp mới xây dựng và các khu khai thác tài nguyên. Cần quan tâm đến điều kiện vui chơi, giải trí, nghỉ ngơi và thể dục thể thao quần chúng cho mọi tầng lớp dân cư trong cộng đồng thông qua đầu tư xây dựng các khu vui chơi giải trí, phát huy những lễ hội văn hố truyền thống của dân tộc nhằm duy trì và nâng cao hoạt động văn hóa của con người trong cộng đồng, trên cơ sở đó khơng ngừng nâng cao điều kiện để tái sản xuất sức lao động xã hội ngày càng cao.

Thực hiện tốt cơng tác chăm sóc sức khỏe và khám chữa bệnh cho nhân dân.

Tăng tỷ lệ trẻ em được sinh đẻ ở cơ sở y tế và được cán bộ y tế chăm sóc. Đảm bảo tỷ lệ tiêm chủng mở rộng cho trẻ em dưới một tuổi. Mở rộng chương trình sàng lọc sơ sinh nhằm phát hiện sớm các bệnh di truyền và bẩm sinh. Chuẩn hóa trường lớp học và thiết bị học tập, trước hết là ở cấp tiểu học và tiến tới là cấp trung học cơ sở. Đẩy

mạnh tuyên truyền, giáo dục để giảm thiểu việc trẻ em phải làm việc, nghiêm cấm sử dụng lao động trẻ em. Đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm cho nhân dân. Cải thiện tình hình cung cấp nước sạch phục vụ sinh hoạt cho nhân dân, đảm bảo 100% dân cư được dùng nước sạch. Triển khai tích cực các giải pháp giữ gìn vệ sinh và bảo vệ môi trường sống trong sạch (nâng cao tỷ lệ hộ gia đình có hố xí hợp vệ sinh, tất cả các điểm dân cư đều có điểm thu hồi, xử lý rác, chất thải tập trung, nghiêm cấm các cơ sở sản xuất, dịch vụ xả các loại chất thải chưa qua xử lý làm ơ nhiễm mơi trường).

Chuẩn bị tồn diện và đầy đủ các điều kiện để nâng cao thể chất và thể lực cho những người sẽ được sinh ra từ nay trở về sau.

Những phụ nữ trong tuổi sinh đẻ, phụ nữ đang mang thai và toàn bộ trẻ em gái- là những tác nhân trực tiếp liên quan đến thai nhi nhằm cải thiện giống nòi ngay từ giai đoạn đầu. Trước hết, kết hợp với chủ trương của nhà nước, Yên Bái cần thực hiện tổng thể những giải pháp về tuyên truyền, giáo dục, dinh dưỡng, chăm sóc sức khỏe... cho những người thuộc thế hệ làm bố làm mẹ. Trong đó, cần quan tâm đặc biệt đến vai trị của người phụ nữ. Đẩy mạnh các chương trình kế hoạch hóa gia đình nhằm tiếp tục giảm tỷ lệ sinh của các nhóm người nghèo, dân cư nơng thơn. Nâng cao chất lượng dịch vụ tránh thai và tỷ lệ áp dụng các biện pháp tránh thai hiện đại, giảm nhanh tỷ lệ nạo phá thai. Tập trung vào các nhóm có nguy cơ cao về nhiễm HIV/AIDS ...giảm và ngăn chặn tình trạng trẻ em lây nhiễm từ trong bụng mẹ. Tăng cường đầu tư vào các chương trình trọng điểm như phịng chống suy dinh dưỡng trẻ em, chương trình sức khỏe sinh sản..., triển khai rộng rãi chương trình sàng lọc trẻ sơ sinh với mục tiêu trọng tâm là cải thiện, nâng cao tình trạng sức khỏe bà mẹ và trẻ em với quy trình giám sát hiệu quả.

Mở rộng những chương trình giáo dục, tuyên truyền và tổ chức thực hiện những giải pháp về sức khỏe sinh sản và làm mẹ an tồn: cải thiện việc chăm sóc phụ nữ mang thai, chống tình trạng suy dinh dưỡng, thiếu máu của phụ nữ, tiêm chủng đầy đủ và thăm khám thai đúng số lần quy định, đúng thời hạn tại các cơ sở y tế, thực hiện tình dục an tồn. Giáo dục, tuyên truyền, phổ biến những kiến thức về sức khỏe, phương pháp nuôi dạy trẻ em trong dân cư, trước hết là đối với phụ nữ ở các lứa tuổi đang và chuẩn bị làm mẹ, học sinh gái ở các trường phổ thông...cần coi những hoạt động này là một nội dung học tập chính trong trường học.

Nâng cao chất lượng khám, chữa bệnh.

Tuyến tỉnh, tăng quy mô giường bệnh cho các bệnh viện. Nâng cấp các bệnh viện tuyến tỉnh để bảo đảm chất lượng khám, chữa bệnh, phát triển chuyên môn kĩ thuật cao, hạn chế bệnh nhân chuyển tuyến. Lập đề án xây dựng mới một số bệnh viện chuyên khoa tuyến tỉnh; xây dựng mới bệnh viện đa khoa tuyến tỉnh 500 giường bệnh. Tuyến huyện, tiếp tục triển khai có hiệu quả Đề án Nâng cấp trang thiết bị bệnh viện huyện, bệnh viện đa khoa khu vực. Tăng quy mô giường bệnh, đến năm 2010 duy trì 20 phịng khám đa khoa khu vực hiện có, đồng thời đầu tư nâng cấp 4 phịng khám trên cơ sở hiện có, đang hoạt động nhưng chưa đạt về quy mô và đã xuống cấp. Tuyến xã đảm bảo 100% xã, phường, thị trấn có trạm y tế, bình qn mỗi trạm có 5 giường. Nâng cấp các trạm y tế hiện có về trang thiết bị.

Đa dạng hố các hình thức khám, chữa bệnh; khuyến khích và có cơ chế phát triển hệ thống y tế ngồi cơng lập; thực hiện tốt công tác phục hồi chức năng. Bảo đảm cung cấp thuốc và vật tư thiết bị: Phấn đấu 100% số xã, phường, thị trấn được trang bị dụng cụ đồng bộ và đáp ứng nhu cầu về thuốc. 75% số xã đạt Chuẩn quốc gia thuốc thiết yếu và sử dụng thuốc an toàn. Củng cố phát triển hệ thống dược trong toàn tỉnh, đảm bảo thực hiện hai mục tiêu cơ bản của Chính sách quốc gia về thuốc đó là: Bảo đảm cung ứng thuốc thường xuyên đủ thuốc và thực hiện sử dụng thuốc hợp lý, an toàn và tiết kiệm.

Tăng cường công tác lãnh đạo và thực hiện xã hội hoá về y tế.

Quán triệt thực hiện các chủ trương, chính sách của Nhà nước về cơng tác y tế; tăng cường sự lãnh đạo của các cấp uỷ Đảng, chính quyền, đưa các mục tiêu, nhiệm vụ về bảo vệ, chăm sóc và nâng cao sức khoẻ nhân dân vào nghị quyết, chiến lược, chính sách phát triển của tỉnh và các địa phương. Thực hiện tốt công tác truyền thông giáo dục sức khoẻ; cơng tác giáo dục chính trị tư tưởng, nâng cao đạo đức nghề nghiệp, kiên quyết chấn chỉnh và khắc phục những biểu hiện tiêu cực trong ngành y tế. Xây dựng, bổ sung cơ chế, chính sách để tổ chức thực hiện tốt việc xã hội hố cơng tác bảo vệ, chăm sóc và nâng cao sức khoẻ cho nhân dân. Ưu tiên đầu tư từ ngân sách nhà nước tỉnh cho y tế trong các lĩnh vực: Nâng cấp về cơ sở vật chất, trang thiết bị, củng cố hoàn thiện mạng lưới y tế cơ sở, đào tạo cán bộ chuyên sâu để phát triển kỹ thuật cao. Ưu tiên hơn cho các huyện vùng cao, các cơ sở mới chia tách trong phân bổ kinh phí

và điều chỉnh định mức chi thường xuyên. Thực hiện cơ chế tự chủ về tài chính đối với các cơ sở y tế cơng lập nhất là ở những khu vực có điều kiện, ví dụ như ở thành phố Yên Bái. Huy động sự đóng góp của cộng đồng và xã hội cho cơng tác bảo vệ, chăm sóc và nâng cao sức khoẻ cho nhân dân.

Y tế chăm sóc sức khoẻ cộng đồng

Tăng cường đầu tư cho y tế chuyên sâu, trước mắt ưu tiên tập trung cho y tế cơ sở. Quy hoạch phát triển mạng lưới y tế theo hướng ưu tiên cho bệnh viện đa khoa, trung tâm y tế chuyên sâu tuyến tỉnh và các bệnh viện khu vực miền núi, vùng sâu. Hình thành trung tâm y tế chất lượng cao cho vùng kinh tế Bắc Bộ theo quyết định của Thủ tướng Chính phủ. Đầu tư nâng cấp đồng bộ hệ thống khám chữa bệnh phù hợp với chức năng, nhiệm vụ của từng tuyến, đặc biệt là cơ sở vật chất, trang thiết bị và đội ngũ cán bộ. Nâng cao hiệu quả chẩn đoán, phát hiện bệnh. Tăng cường năng lực y tế dự phịng, khơng để dịch bệnh lớn xảy ra. Đẩy mạnh cơng tác xã hội hóa y tế. Thực hiện tốt Luật Chăm sóc, Giáo dục trẻ em. Quy hoạch tổng thể và đầu tư xây dựng các điểm vui chơi cho trẻ em, nhất là khu vực nơng thơn.

Chăm sóc y tế đối với đồng bào dân tộc thiểu số.

Qua phân tích rất nhiều yếu tố tác động đến sức khoẻ người dân sống ở những vùng dân tộc thiểu số đó cho thấy việc giải quyết các vấn đề sức khoẻ trực tiếp cho người nghèo như cung cấp các dịch vụ y tế với chất lượng cao hơn, bảo đảm đủ thuốc chữa bệnh và phịng bệnh, đẩy mạnh việc triển khai các chương trình hay dự án làm giảm và hạn chế đến mức tối thiểu các tác động của yếu tố tác động đến sức khoẻ người nghèo. Cần tăng cường công tác truyền thông giáo dục sức khoẻ, nâng cao nhận thức của người dân, chính quyền các cấp và triển khai các chương trình vệ sinh mơi trường, cung cấp nước sạch và một số chương trình, dự án hỗ trợ khác (phịng chống tác hại của thuốc lá, thuốc phiện, rượu, xây dựng làng văn hoá sức khoẻ...)

3.2.1.2. Kiến nghị đối với Nhà nước về nâng cao sức khỏe nguồn nhân lực Yên Bái.

Nâng cao sức khỏe nguồn lao động là một quá trình và chịu sự tác động nhiều yếu tố, trong đó có yếu tố thuộc phạm vi tỉnh có thể giải quyết nhưng có những yếu tố chỉ có Nhà nước mới chi phối và thực hiện được. Phần này sẽ đề cập một số kiến nghị

gửi Nhà nước trung ương nhằm nâng cao tình hình sức khỏe dân số nói chung và sức khỏe của nguồn nhân lực Yên Bái nói riêng.

Nhà nước cần từng bước phấn đấu tăng mức chi thường xuyên cho y tế trong tổng chi ngân sách nhà nước và đẩy mạnh xã hội hóa y tế. Ưu tiên đầu tư cho các tình

Một phần của tài liệu Một số giải pháp phát triển nguồn nhân lực phục vụ phát triển kinh tế - xã hội tỉnh Yên Bái đến năm 2020 (Trang 81 - 109)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(109 trang)
w