Cơ cấu nguồn lao động trong doanh nghiệp Yên Bái theo học vấn

Một phần của tài liệu Một số giải pháp phát triển nguồn nhân lực phục vụ phát triển kinh tế - xã hội tỉnh Yên Bái đến năm 2020 (Trang 54)

Nguồn: Tính tốn của Đề tài từ Điều tra người lao động Yên Bái tháng 1 năm 2010.

Theo kết quả này người lao động làm việc trong doanh nghiệp có trình độ tốt nghiệp trung học phổ thơng trở lên đạt 80,5%, trong khi số người tốt nghiệp tiểu học

trở lên là 19% và vẫn còn 0,5% số lao động hiện đang làm việc trong các doanh nghiệp trên địa bàn khơng biết chữ. Như vậy có thể thấy rằng, tỷ lệ người có trình độ dưới tốt nghiệp phổ thơng cơ sở chủ yếu làm việc trong các lĩnh vực nông, lâm nghiệp và phân bố chủ yếu ở trong các vùng nơng thơn hoặc các vùng sâu, vùng xa. Cịn những người phải có bằng tốt nghiệp ít nhất là trung học cơ sở mới có cơ hội kiếm được việc làm trong các doanh nghiệp. Đây là một thực tế đặt ra cho Yên Bái trong việc giải quyết việc làm cho người lao động và chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế của tỉnh. Nếu khơng có được nguồn lao động có trình độ học vấn cao, Yên Bái khó có thể thực hiện thành công mục tiêu chuyển dịch cơ cấu kinh tế và xa hơn là các mục tiêu phát triển kinh tế xã hội khác.

Một trong những thành tựu đáng khích lệ ở n Bái là đã có 175/181 xã, phường, thị trấn, 9/9 huyện, thị xã, thành phố đạt chuẩn phổ cấp giáo dục THCS, 145 xã phường, thị trấn đạt chuẩn phổ cập giáo dục tiểu học đúng độ tuổi và có 66 trường đạt chuẩn quốc gia, tỷ lệ đỗ tốt nghiệp THPT ở tỉnh đã được cải thiện đáng kể (74,2%).5 Đây sẽ là cơ sở cho Yên Bái từng bước nâng cao trình độ học vấn cho người lao động và sau cùng đó là chất lượng nguồn lao động.

Tuy nhiên, nếu tính số học sinh trên một giáo viên đạt khoảng 26 học sinh/giáo viên đối với các trường cơng lập, cịn đối với trường bán công và dân lập khoảng 41,3 học sinh/giáo viên. Cụ thể hơn, đối với cấp học tiểu học, tỷ lệ học sinh trên giáo viên là 16,9 học sinh/giáo viên, còn đối với cấp học THCS và THPT lần lượt là 15 và 15,9 học sinh/giáo viên. Như vậy, đội ngũ giáo viên cũng là một vấn đề thuần túy về số lượng. Còn nếu đề cập tới chất lượng đội ngũ giáo viên, với tỷ lệ học sinh và giáo viên như vậy điều kiện để nâng cao chất lượng giáo dục là rất hạn chế. Số học sinh trung bình trong mỗi lớp học là ở mức trung bình khoảng 22 học sinh trong một lớp tiểu học, 31 em cho lớp THCS và 38 học sinh trong một lớp THPT. 6 Số lượng học sinh trung bình trong lớp tương đối cao, và nếu so với cơ sở vật chất và thì số lượng học sinh/lớp học như vậy sẽ khó đáp ứng được yêu cầu nâng cao chất lượng giáo dục. Đây sẽ là những con số thách thức việc nâng cao chất lượng giáo dục ở Yên Bái. Năng lực tiếp nhận học

5 Số liệu trong đoạn này được trích từ Báo cáo tình hình kinh tế xã hội tỉnhYên Bái năm 2009 và kế hoạch phát triển kinh tế xã hội năm 2010.

sinh đến độ tuổi ở các cấp học đều hạn chế chưa đáp ứng được nhu cầu học tập ngày càng tăng và ngày càng cao của học sinh cũng như kì vọng của xã hội.

2.2.2.3. Trình độ chun mơn kỹ thuật của nguồn lao động Yên Bái.

Theo số liệu thống kê của Tổng cục thống kê.

Trình độ chun mơn của nguồn lao động được đo lường thông qua số lượng lao động đã qua đào tạo. Theo cách phân loại như vậy, trình độ chun mơn của nguồn lao động Yên Bái được chia thành mấy nhóm như sau: chưa qua đào tạo, công nhân kỹ thuật khơng có bằng, cơng nhân kỹ thuật có bằng, có trình độ sơ cấp nghề, trung cấp nghề, và nhóm cao đẳng và đại học.

Bảng 4: Cơ cấu theo trình độ chuyên môn của nguồn lao động Yên Bái, 1997-2009

Chưa qua đào tạo CNKT khơng có bằng CNKT có bằng Sơ cấp nghề Trung học chuyên nghiệp và nghề Cao đẳng và Đại học 1997 93,5 0,6 1,2 0,3 3,3 1,1 1999 92,8 1,0 1,2 0,4 3,4 1,2 2001 89,6 1,4 2,3 1,1 3,8 1,8 2003 86,9 2,5 2,6 1,4 4,2 2,5 2005 84,1 3,9 1,6 1,5 5,8 3,0 2007 81,2 4,1 1,8 2,4 6,4 4,1 Nguồn: Tổng hợp từ Tổng cục Thống kê (1998, 2000, 2002, 2004, 2006 và 2008).

Lao động ở Yên Bái chủ yếu là chưa qua đào tạo chuyên môn kỹ thuật (CMKT) và số lượng lao động có tay nghề, đã qua đào tạo tăng lên rất chậm. Theo bảng trên, mặc dù tỷ lệ người lao động Yên Bái chưa qua đào tạo liên tục giảm qua các năm nhưng tỷ lệ này còn khá cao 81,2% vào năm 2007, cao hơn mức trung bình của cả nước, 69,2% và mức trung bình của các tỉnh phía Đơng Bắc bộ 78,7%. Số cơng nhân kỹ thuật, (CNKT) là người làm những cơng việc địi hỏi có kỹ thuật, cũng chỉ chiếm có 30,5% (tương đương 1,8% trên tổng nguồn lao động) có bằng CNKT. Như vậy, hiện nay cơ cấu nguồn nhân lực theo chuyên môn kỹ thuật (Cao đẳng và Đai học trở lên - trung học chuyên nghiệp - công nhân kỹ thuật) của Yên Bái đạt xấp xỉ 1 - 1,6 - 2, còn ở Việt Nam tỷ lệ này tương ứng là 1 - 1,1 - 2,6. Trong khi đó Tổ chức Lao động Thế giới và các nhà kinh tế lao động tính tốn rằng một tỷ lệ lao động kỹ thuật là 1- 4 - 10 mới

được coi là cơ cấu hợp lý. Rõ ràng với cơ cấu nguồn lao động kỹ thuật như vậy, Yên Bái đang sử dụng lao động kỹ thuật chưa thực sự hiệu quả. Vì vậy, sử dụng nguồn lao động hiện có một cách hiệu quả cũng là một giải pháp cần tính tới trong các giải pháp phát triển nguồn nhân lực cho Yên Bái.

Nếu so sánh sự chuyển dịch cơ cấu lao động chuyên mơn kỹ thuật của n Bái với mức trung bình của cả nước và mức trung bình của các tỉnh phía Đơng Bắc bộ, tốc độ chuyển dịch cơ cấu lao động kỹ thuật của Yên Bái là chậm hơn so với mức trung bình cả nước và mức trung bình của các tỉnh phía Đơng Bắc bộ. Chẳng hạn tốc độ chuyển dịch cơ cấu lao động theo chuyên môn kỹ thuật ở Yên Bái chỉ chuyển dịch với tốc độ 9,2% giữa 1997 và 2007, trong khi đó tốc độ chuyển dịch của các tỉnh phía Đơng Bắc bộ là 13,5% và trung bình cả nước chuyển dịch với tốc độ 15,8%.7 Điều này có nghĩa là nếu n Bái khơng có những chương trình đào tạo nguồn nhân lực, những giải pháp mang tính đột phá thì rất khó cho n Bái có thể bắt kịp sự phát triển chung của cả nước và mức phát triển trung bình của chính vùng Đơng Bắc bộ.

Kết quả điều tra doanh nghiệp trên địa bàn Yên Bái.

Theo kết quả điều tra từ phía người lao động trong các doanh nghiệp Yên Bái vẫn có tới 15,8% số lao động đang làm việc trong các doanh nghiệp Yên Bái chưa hề qua các lớp đào tạo nghề. Trong số lao động đã qua đào tạo nghề, tỷ lệ cao đẳng và đại học trở lên - trung học chuyên nghiệp - công nhân kỹ thuật là 1 – 0,5 – 1. Có thể nói đây là một cơ cấu lao động chưa hợp lý và sử dụng thiếu hiệu quả.

Đối với các lao động phổ thơng, khi được tuyển dụng chỉ có 32,5% số lao động phổ thông được đào tạo nghề, với thời gian đào tạo trung bình 6,2 tháng, có nhiều trường hợp được đi đào tạo tới 60 tháng. Như vậy, tỷ lệ lao động phổ thơng có qua đào tạo chỉ chiếm ít hơn 1/3 trong tổng số lao động phổ thơng cần thiết. Vấn đề này địi hỏi phải có phương pháp và điều kiện thích hợp để bồi dưỡng nghề hoặc chuyên môn kỹ thuật cho các đối tượng này.

Theo kết quả điều tra người lao động, phần lớn người lao động (76,4%) cho rằng tay nghề của họ đã được cải thiện nhiều so với ba năm trước. Trong số này, chỉ có 8% cho rằng tay nghề nâng cao là do tham gia các lớp đào tạo nâng cao tay nghề ngắn hạn (dưới 6 tháng), và 12,1% tham gia các lớp đào tạo nghề dài hơn 6 tháng; 9,2% cho

7 Xem thêm Lê và cộng sự (2003) để biết cách tính tốc độ chuyển dịch cơ cấu lao động theo chuyên môn kỹ thuật.

rằng các chuyên gia đến đơn vị hướng dẫn hoặc có những buổi thực hành trực tiếp trong q trình sản xuất. Trong khi đó, người lao động cho rằng tay nghề họ nâng cao được là do học hỏi từ đồng nghiệp trong quá trình sản xuất, 56,7% cho rằng tay nghệ được nâng cao là do làm nhiều tay quen. Kết quả này ngụ ý rằng, để nâng cao tay nghề cho người lao động, giải pháp tối ưu chưa chắc đã nằm ở khâu đào tạo nghề mà là quá trình vừa học vừa làm (learning by doing). Vì vậy, các doanh nghiệp cần tạo điều kiện khuyến khích người lao động tự học tập nâng cao trình độ chun mơn.

Kết quả từ điều tra người sử dụng lao động cho biết trình độ chun mơn kỹ thuật của lao động một cách khách quan hơn. Theo đó, 75% cán bộ làm trong các phịng ban của các doanh nghiệp có trình độ từ Cao đẳng trở lên khi mới tuyển dụng phải đào tạo lại, trong đó đào tạo lại do không đúng ngành nghề đã học là 37,5%; 12,5% đào tạo lại là do người lao động làm việc đúng ngành nghề đào tạo nhưng không đáp ứng được công việc. Kết quả này cũng tương tự cho lao động kỹ thuật có trình độ từ cao đẳng trở lên, cơng nhân kỹ thuật, và người lao động nói chung mới tuyển dụng. Tỷ lệ lao động phải đào tạo lại sau khi tuyển dụng lần lượt là 55,7% đối với lao động kĩ thuật có trình độ từ cao đẳng trở lên, 25,5% đối với công nhân kĩ thuật và 37,5% đối với người lao động mới tuyển dụng.

Bảng 5: Tỷ lệ lao động phải đào tạo lại sau khi tuyển dụng

Tỷ lệ đào tạo lại (%) Cán bộ phịng ban có trình độ cao đẳng trở lên 75,0 Cán bộ kỹ thuật có trình độ cao đẳng trở lên 55,7 Lao động tuyển dụng mới 37,5

Công nhân kỹ thuật 25,5

Nguồn: Điều tra người sử dụng lao động Yên Bái, tháng 1-2010

Kết quả này cho thấy đào tạo khơng theo tín hiệu của thị trường dẫn tới người lao động phải làm trái ngành, trái nghề và kết quả là doanh nghiệp sử dụng lao động phải đào tạo lại sau khi tuyển dụng. Đối với những người làm việc đúng ngành nghề thì nội dung đào tạo hoặc kiến thức trang bị cho người học chưa đáp ứng được yêu cầu của cơng việc cụ thể, do đó đào tạo lại là việc các doanh nghiệp đều phải làm. Kết quả này còn được cụ thể hơn trong bảng đánh giá về lao động đã tốt nghiệp các trường dạy nghề đang làm việc trong các doanh nghiệp Yên Bái trong thời gian qua.

Bảng 6: Đánh giá về lao động đã tốt nghiệp các trường dạy nghề đang làm việc trong các doanh nghiệp tỉnh Yên Bái.

Đánh giá trên thang điểm 5

Có kiến thức chung tốt 3,5

Thực hành tốt 2,9

Năng lực làm việc tập thể tốt 3,5 Tn thủ các nội quy cơng ty 3,8

Có ý thức tự giác 3,5

Có ý thức nâng cao trình độ/kỹ năng 3,6 Tích cực tham gia hoạt động tập thể 3,8 Chuyên môn phù hợp với yêu cầu 3,0 Tiếp thu kiến thức mới nhanh 3,5 Có sức khỏe đáp ứng cơng việc 2,7

Đánh giá chung 3,2

Nguồn: Điều tra người sử dụng lao động Yên Bái, tháng 1-2010

Lao động đã tốt nghiệp trường nghề được đánh giá là có kiến thức và khả năng tiếp thu kiến thức tốt, nhưng khả năng thực hành thì yếu hơn nhiều. Điều này có nghĩa là các lao động được trang bị lý thuyết tốt nhưng thời gian cho thực hành, phương tiện, hoặc nội dung thực hành chưa đáp ứng được mong muốn, nhu cầu của xã hội. Theo kết quả này, có ba tiêu thức mà lao động Yên Bái cần khắc phục đó là: sức khỏe, kỹ thuật thực hành nghề nghiệp, và thứ ba là lựa chọn chun mơn đúng với ngành nghề đào tạo.

Tình hình đào tạo nguồn lao động và công nhân kỹ thuật Yên Bái phụ thuộc lớn vào sự hoạt động của các trường trung học chuyên nghiệp, các trường cao đẳng và đại học, và trường đào tạo công nhân kỹ thuật trên địa bàn tỉnh. Cơng tác đào tạo của các trường này được tóm tắt qua bảng dưới đây:

Bảng 7: Số trường học, học sinh của các trường trung học chuyên nghiệp và dạy nghề

trên địa bàn tỉnh

2000-2001 2005-2006 2008-2009 Trường trung học chuyên nghiệp 5 6 4

Số học sinh 2614 2143 1835

Số đã tốt nghiệp trong năm học 594 1064 849

Trường Cao đẳng 1 1 2

Số đã tốt nghiệp trong năm học 1345 457 518

Trường công nhân kỹ thuật 1 1 1

Số học sinh 665 1735 2972

Số đã tốt nghiệp trong năm học 183 763 1697

Nguồn: Cổng giao tiếp điện tử tỉnh Yên Bái (2010).

Theo thống kê trong bảng trên, số học sinh theo học các trường trung học chuyên nghiệp có xu hướng giảm xuống qua các năm và số học sinh cao đẳng, đại học và công nhân kỹ thuật thể hiện xu hướng tăng dần mà đặc biệt là công nhân kỹ thuật. Tuy nhiên, nếu huy động hết công suất, mỗi năm các trường này chỉ có thể tiếp nhận khoảng 3 ngàn học sinh, trong khi đó số các em tốt nghiệp THPT khoảng 11 ngàn. Như vậy, các trường này chỉ có thể đáp ứng được chưa tới 1/4 nhu cầu tiềm năng về đào tạo nghề hoặc chuyên môn kỹ thuật của người lao động mới bước vào nguồn lao động. Để nâng cao được trình độ chun mơn kỹ thuật, ngồi việc gửi ra ngoài tỉnh đào tạo, đào tạo tại chỗ (trên địa bàn tỉnh) cần phải được quan tâm và đẩy mạnh hơn nữa nhằm thu hút những lao động tiềm năng có trình độ học vấn cao và trang bị kiến thức chuyên môn kỹ thuật.

Nếu quan tâm tới số lượng sinh viên với giáo viên, hiện tại các giáo viên đang hoạt động với cơng suất tối đa. Năm học 2008-2009, bình qn một giáo viên của trường Trung học chuyên nghiệp trên đại bàn tỉnh có 11,5 học sinh; một thầy/cơ ở trường cao đẳng và đại học có trung bình 12,4 sinh viên; trong khi đó một giáo viên của trường đào tạo cơng nhân kỹ thuật phải phục vụ và dạy cho 32,7 em học sinh. Đây chính là nguyên nhân dẫn tới chất lượng đào tạo nghề còn chưa cao, chưa đáp ứng được đòi hỏi của xã hội. Điểm này cần sớm được khắc phục nhằm nâng cao hơn nữa chất lượng đào tạo.

2.2.2.4. Chỉ số phát triển con người của Yên Bái.

Mức độ phát triển con người của quốc gia hay tỉnh được đo lường thông qua chỉ số phát triển con người (HDI).8 Theo Viện Khoa học xã hội Việt nam (2006), chỉ số

8 Đây là một chỉ tiêu tổng hợp về phát triển con người trên phương diện sức khỏe, trí thức và thu nhập. Một cuộc

sống khỏe mạnh và lâu dài được đo bằng tuổi thọ trung bình từ lúc sinh; kiến thức được đo bằng tỷ lệ người lớn biết chữ (với trọng số là 2/3) và tỷ lệ đi học các cấp (với trọng số 1/3); và mức sống đo bằng GDP thực tế đầu người theo sức mua tương đương.

phát triển con người của Yên Bái tăng liên tục nhưng thứ bậc trong bảng xếp hạng lại tụt xuống.

Theo kết quả tính tốn của Viện Khoa học xã hội Việt Nam (2006), chỉ số HDI của Yên Bái được xếp vào nửa cuối nhóm các tỉnh có chỉ số phát triển con người trung bình. Nếu như năm 1999, chỉ số HDI của Yên Bái là 0,612 đứng thứ 52 trên cả nước thì đến năm 2004, chỉ số này tăng lên đến 0,651 nhưng thứ bậc lại tụt đi ba bậc trên bảng tổng sắp theo HDI của các tỉnh thành phố. Điều này ngụ ý rằng, cho dù Yên Bái đã cố gắng và đạt được thành tích về phát triển con người như tăng chỉ số giáo dục,

Một phần của tài liệu Một số giải pháp phát triển nguồn nhân lực phục vụ phát triển kinh tế - xã hội tỉnh Yên Bái đến năm 2020 (Trang 54)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(109 trang)
w