Nguồn: Tính tốn của Đề tài trên cơ sở số liệu từ Tổng cục Thống Kê (2009).
Cũng giống như sự phân bố nguồn lao động chung của cả nước, khu vực phi nhà nước (tư nhân và có vốn nước ngồi) vẫn là nơi tạo ra việc việc làm chủ yếu của tỉnh n Bái. Ví dụ, năm 2008, có tới 90,7% nguồn lao động của Yên Bái làm việc trong khu vực phi nhà nước, con số đó cho cả nước Việt Nam là 90,9%. Ở phía khu vực nhà nước, tỷ trọng lao động làm việc trong khu vực này ở Yên Bái có giảm nếu so sánh từ năm 2000 với 2008. Tuy nhiên, tốc độ giảm còn chậm, đặc biệt là từ năm 2006, tỷ trọng lao động trong khu vực nhà nước không giảm, giữ ở mức 9,3% (kết quả này hoàn toàn tương tự như tỷ trọng lao động làm việc trong khu vực nhà nước của cả nước từ 2006 đến 2008, khoảng 9,0%).3 Một điều nữa, tỷ trọng nguồn lao động Yên Bái trong khu vực nhà nước cao hơn mức trung bình của cả nước. Điều này có thể hàm ý rằng quá trình cải cách doanh nghiệp nhà nước ở n Bái cịn chậm, hoặc q trình tinh giảm biên chế chưa thu được kết quả như kỳ vọng chung. Vấn đề đặt ra cần phải tiếp
tục cải cách doanh nghiệp nhà nước trên địa bàn tỉnh, giải phóng lao động, giảm gánh nặng cho ngân sách nhà nước tỉnh, dành nguồn lực đó đầu tư các lĩnh vực khác mang lại hiểu quả cao hơn.
Tóm lại, số lượng nguồn lao động của Yên Bái có thể coi là một nhân tố thuận lợi cho việc phát triển kinh tế xã hội nếu nguồn lao động đó được sử dụng một cách hợp lý và hiệu quả. Ngược lại, khi nguồn lao động này không được sử dụng hoặc sử dụng khơng hiệu quả thì nó lại trở thành một nhân tố cản trở quá trình phát triển kinh tế xã hội của tỉnh. Trong điều kiện hiện tại, số lượng nguồn nhân lực đã phát huy được ít nhiều, tuy nhiên cũng cịn có nhiều lao động chưa sử dụng hết năng lực, hoặc chất lượng của nguồn nhân lực hiện tại cũng còn phải cân nhắc xem xét. Phần tiếp theo sẽ đánh giá chất lượng nguồn nhân lực của tỉnh Yên Bái.
2.2.2. Chất lượng nguồn nhân lực tỉnh Yên Bái.
Chất lượng nguồn nhân lực là một khái niệm phức tạp được thể hiện ở mối liên hệ của các yếu tố cấu thành bản chất bên trong của nguồn nhân lực. Chất lượng nguồn nhân lực thường được đánh giá trên các góc độ tình trạng sức khỏe, trình độ học vấn, trình độ kỹ năng lao động, chỉ số phát triển con người, và một số chỉ tiêu khác. Phần này sẽ lần lượt đề cập tới các yếu tố này của nguồn nhân lực Yên Bái.
2.2.2.1. Thể chất nguồn nhân lực Yên Bái.
Thể chất bao gồm thể lực và thể trạng phản ánh tình trạng sức khỏe của con người. Theo Tổ chức Y tế Thế giới (WHO), sức khỏe là trạng thái của con người thoải mái về vật chất, trí tuệ và xã hội. Nếu hiểu như vậy, cách tiếp cận trong nghiên cứu này sẽ là tiếp cận cả định lượng và định tính về sức khỏe dựa trên phân tích số liệu thứ cấp và số liệu ban đầu thu thập được từ các cuộc phỏng vấn cán bộ lãnh đạo một số sở, huyện ở n Bái và chính người lao động. Có thể nói rằng, sức khỏe là biểu hiện tổng hợp của trình độ phát triển kinh tế-xã hội của mỗi địa phương, quốc gia, mà trước hết là điều kiện lao động, mức sống, điều kiện chăm sóc y tế, mơi trường sống,… Cịn thể trạng phản ánh vóc dáng người lao động được thiết kế cho từng giới tính. Trong thực tế người ta sử dụng nhiều tiêu thức khác nhau để đánh giá thể trạng của lao động.
Do chưa có một cuộc điều tra nào nghiên cứu mang tính tồn diện về thể lực và thể trạng và sự thay đổi sức khỏe của dân số và nguồn lao động ở cấp quốc gia cũng như ở tỉnh Yên Bái nên việc đánh giá tình trạng sức khỏe của nguồn lao động Yên Bái chủ yếu dựa trên một số tiêu thức chung về sức khỏe và từ kết quả điều tra của đề tài. Tỷ lệ suy dinh dưỡng của trẻ dưới năm tuổi:
Tỷ lệ suy dinh dưỡng (SDD) ở trẻ dưới năm tuổi là một chỉ tiêu quan trọng đánh giá chất lượng nguồn nhân lực của mỗi địa phương hoặc quốc gia. Theo Đào (2009) suy dinh dưỡng có thể làm tăng tỷ lệ tử vong của trẻ dưới năm tuổi, tăng nguy cơ bệnh lý, làm chậm phát triển thể chất ở trẻ, chậm phát triển tâm thần,…làm ảnh hưởng xấu đến khả năng học tập và tiếp thu của trẻ. Về mặt xã hội, suy dinh dưỡng sẽ ảnh hưởng tới tầm vóc, khả năng lao động về cả thể lực và trí lực. Tỷ lệ trẻ suy dinh dưỡng cao sẽ ảnh hưởng tiêu cực tới chất lượng nguồn nhân lực địa phương.