Tỷ lệ suy dinh dưỡng (gồm SDD cân nặng/tuổi, SDD chiều cao/tuổi và SDD chiều cao/cân nặng) ở trẻ dưới năm tuổi ở Yên Bái giảm liên tục qua các năm từ 1999 đến 2009. Chẳng hạn, tỷ lệ SDD cân nặng/tuổi này ở năm 1999 là 40,6% đã giảm xuống còn 23,9% năm 2009, giảm đi được 16,7%; hoặc tỷ lệ SDD chiều cao tuổi cũng giảm được 11,5% còn 34,1% năm 2009; và tỷ lệ SDD cân nặng/chiều cao đã giảm được 6,7% xuống còn 6,9% vào năm 2009.
Tuy nhiên, tỷ lệ suy dinh dưỡng ở trẻ của Yên Bái còn cao hơn so với tỷ lệ trẻ suy dinh dưỡng của Việt Nam năm 2009, khoảng 18,9% (SDD cân nặng/tuổi), 31,9% SDD chiều cao/tuổi và 7,0% SDD cân năng/chiều cao. Tỷ lệ suy dinh dưỡng của trẻ dưới năm tuổi ở Yên Bái cũng cao hơn mức trung bình của các tỉnh phía Đơng Bắc Bộ. nếu xét trong phạm vi vùng, tỷ lệ SDD ở trẻ dưới năm tuổi của Yên Bái cao thứ tư trong 13 tỉnh Đơng Bắc. Đây có thể là một yếu tố tác động không tốt tới chất lượng dân số và chất lượng nguồn nhân lực của Yên Bái trong tương lai không xa.
Tỷ lệ dân số mắc các chứng rối loạn thiếu i-ốt.
Tỷ lệ dân số mắc các chứng rối loạn thiếu i-ốt và bệnh bướu cổ mặc dù đã liên tục giảm, song còn khá cao. Năm 2008, tỷ lệ dân số Yên Bái mắc bướu cổ còn ở mức 8,0% cao hơn nhiều so với mức trung bình của cả nước là 5,1% (theo báo cáo Bệnh viện Nội tiết Trung ương, 2008). Đây cũng là một trong các trở ngại ảnh hưởng tiêu cực tới sức khỏe cộng đồng, sức khỏe người lao động, và cuối cùng là chất lượng nguồn lao động của Yên Bái.
Tỷ lệ mắc các bệnh xã hội.
Tình trạng nhiễm HIV/AIDS này càng gia tăng kết hợp với những tệ nạn xã hội như nghiện ma túy. Theo Báo cáo cơng tác phịng chống HIV/AIDS của Cục phịng chống HIV/AIDS quốc gia, Yên Bái là một trong mười tỉnh có số người nhiễm HIV/AIDS cao nhất trong cả nước.4 Năm 2008, tồn tỉnh có khoảng 3354 người nhiễm HIV và 587 người chuyển sang bệnh AIDS. Hiện tồn tỉnh đã có 9/9 huyện, thành phố, 132/180 xã có người nhiễm HIV/AIDS. Những đối tượng nhiễm bệnh này chủ yếu nằm trong độ tuổi lao động nên ảnh hưởng rất lớn tới chất lượng lao động. Bên cạnh số người nhiễm HIV/AIDS, Yên Bái còn là một tỉnh có số lượng người nghiện ma túy khá cao trong cả nước. Theo số liệu thống kê của Bộ Lao động Thương binh và Xã hội, số
4 Số lượng người nhiễm HIV/AIDS ở yên Bái đứng sau Thành phố Hồ CHí Minh, Hà Nội, Hải Phòng, Sơn La, Thái Nguyên, Nghệ An, An Giang, và Bà Rịa- Vũng Tàu.
liệu người nghiện ma túy ở Yên Bái có xu hướng tăng trở lại kể từ năm 2003. Số người nghiện ma túy có hồ sơ quản lý của địa phương ở Yên Bái năm 2008 là 2996 người, cao thứ 11 trên cả nước. Nếu so sánh từ năm 2004 với 2008, số người nghiện ma túy có hồ sơ quản lý ở địa phương tăng thêm 19,2%, tương đương mỗi năm tăng 4,5%. Hầu hết những người nghiện ma túy này đều nằm trong độ tuổi lao động và nhiều người hiện đang hoạt động trực tiếp trong các ngành kinh tế quốc dân trong tỉnh. Điều này ảnh hưởng đến năng suất lao động và chất lượng nguồn nhân lực Yên Bái.
Thể lực người lao động qua điều tra thực địa tại Yên Bái.
Khi phỏng vấn lãnh đạo sở Lao động Thương binh và Xã hội, sở Y tế và lãnh đạo huyện n Bình đều có điểm thống nhất chung cho rằng thể trạng sức khỏe lao động Yên Bái hiện nay đang là vấn đề nổi lên trong nghiên cứu về chất lượng nguồn nhân lực Yên Bái và ít nhiều ảnh hưởng tới phát triển kinh tế xã hội. Mấy năm qua, tỷ lệ người nhiễm HIV/AIDS, và tỷ lệ người nghiện ma túy tăng mạnh, mà những đối tượng này chủ yếu nằm trong độ tuổi lao động. Bên cạnh đó, những vấn đề chăm sóc y tế cho nhân dân vẫn gặp nhiều khó khăn về cơ sở vật chất, về độ ngũ cán bộ y tế, và nhất là về khả năng tiếp cận của nhân dân, đặc biệt là của các đồng bào vùng sâu, vùng xa trong tỉnh. Những yếu tố này tác động tiêu cực tới thể trạng sức khỏe của nhân dân và người lao động.Thêm vào đó là hiện tượng suy dinh dưỡng trẻ em, cho dù tỷ lệ này có giảm nhưng vẫn thuộc mức cao so với mức trung bình của các tỉnh phía Đơng Bắc bộ và mức trung bình của tồn quốc. Điều này sẽ ảnh hưởng tới thể chất nguồn lao động trong thời gian tới.
Số liệu điều tra người lao động của đề tài cho thấy rằng mỗi người lao động n Bái trung bình nghỉ làm việc 15,5 ngày/năm, trong đó số nghỉ do lý do về sức khỏe như ốm đau, bệnh tật,… chiếm tới 26,4%. Có tới 85,5% số lao động được khám bệnh định kỳ, tuy nhiên các đợt khám chữa bệnh này mới chỉ dừng lại ở mức đơn giản chứ chưa có những nội dung khám tổng quát. Kết quả này ngụ ý rằng vẫn còn khá nhiều lao động chưa thực sự quan tâm đến việc chăm sóc sức khỏe để đảm bảo cho cơng việc của bản thân và kế hoạch sản xuất kinh doanh của công ty. Kết quả phỏng vấn người sử dụng lao động cho rằng sức khỏe của người lao động chỉ đạt 2,7 theo thang điểm với 5 là rất tốt và 1 là rất kém. Kết quả này chỉ cao hơn trung bình rất ít. Điều này có thể hiểu rằng, trong mắt nhà sử dụng lao động, yếu tố sức khỏe của lao động Yên Bái đang là
một yếu điểm. Như vậy, kết quả điều tra từ phía nhà quản lý, người sử dụng lao động và người lao động đều cho rằng sức khỏe của nguồn lao động là một vấn đề hiện đang có ảnh hưởng khơng tốt tới nguồn lao động của tỉnh. Nếu khơng có một chiến lược dài hạn và các giải pháp phù hợp, Yên Bái sẽ khó có thể đáp ứng được u cầu của cơng nghiệp hóa hiện đại hóa và tiếp tục thua kém các tỉnh bạn và mức phát triển chung của cả nước.
2.2.2.2. Trình độ học vấn của nguồn lao động Yên Bái.
Đánh giá theo số liệu thống kê
Trình độ học vấn của nguồn lao động được đo lường thông qua cấp học mà người lao động đã từng trải qua và hoàn thành. Để đo lường học vấn của nguồn lao động, chúng ta sử dụng các cấp học để xem xét cơ cấu nguồn lao động phân theo trình độ học vấn như thế nào. Theo phân loại này, cơ cấu nguồn lao động có thể xếp vào nhóm chưa biết chữ, chưa tốt nghiệp tiểu học, tiểu học, trung học cơ sở, và trung học phổ thông.
Tỷ lệ biết chữ của người dân và lực lượng lao động của tỉnh đã đạt được mức cao và tăng liên tục trong thời gian qua, có nghĩa là tỷ lệ người chưa biết chữ trong nguồn lao động của Yên Bái liên tục giảm. Theo số liệu của Tổng cục Thống kê (1998, 2000, 2002, 2004, 2006 và 2008) số người mù chữ trong độ tuổi lao động của Yên Bái giảm từ 14,6% năm 1997 xuống còn 8,1% vào năm 2007. Sự suy giảm này cũng đúng với số người lao động chưa tốt nghiệp/chưa học xong Tiểu học. Tỷ lệ nguồn lao động tốt nghiệp Tiểu học không thể hiện một xu hướng rõ nét mà chỉ duy trì ở mức ổn định khoảng trên dưới 26% trong tổng số nguồn lao động. (Xem biểu đồ cơ cấu học vấn của nguồn lao động trang tiếp theo)
Các cấp học cao hơn như tốt nghiệp Trung học cơ sở và Trung học phổ thơng có tỷ trọng người tốt nghiệp tăng nhanh qua các năm, đặc biệt là tỷ lệ tốt nghiệp Trung học phổ thông. Theo đồ thị trên, nếu như năm 1997 chỉ có khoảng 9,8% số người trong nguồn lao động đã tốt nghiệp trung học phổ thơng thì sau mười năm tỷ lệ số người tốt nghiệp cấp học này đã tăng lên đến 18,9%, gần gấp hai lần tỷ trọng này ở năm 1997.