Đặc điểm kinh tế

Một phần của tài liệu Một số giải pháp phát triển nguồn nhân lực phục vụ phát triển kinh tế - xã hội tỉnh Yên Bái đến năm 2020 (Trang 34 - 35)

Tỉnh Yên Bái là một tỉnh miền núi còn nghèo, nguồn lực tự có cho đầu tư phát triển kinh tế- xã hội còn hạn chế; chất lượng nguồn nhân lực thấp, trình độ cán bộ, đặc biệt là đội ngũ cán bộ cơ sở còn nhiều bất cập chưa đáp ứng được yêu cầu của sự nghiệp cơng nghiệp hố, hiện đại hố đất nước, trình độ dân trí khơng đồng đều, đời sống của một bộ phận nhân dân vùng cao, vùng sâu, vùng xa, vùng dân tộc cịn nhiều khó khăn. Tuy nhiên, bằng sự nỗ lực của các ngành, các cấp, kết quả kinh tế của Yên Bái cũng rất khả quan. Tốc độ tăng trưởng kinh tế hàng năm (từ 2005-2009) đạt trên 12%. Năm 2009, tốc độ tăng trưởng kinh tế của tỉnh đạt 12,9% (mục tiêu 12,5 - 13%), trong đó: Nông, lâm nghiệp 4,8%; Công nghiệp - Xây dựng 19,0%; Dịch vụ 13,8%. Cơ cấu kinh tế tiếp tục có sự chuyển dịch đúng hướng, trong đó nhóm nơng lâm nghiệp chiếm 34,0%; nhóm cơng nghiệp - xây dựng chiếm 33,1%; nhóm dịch vụ chiếm 32,95%. Thu nhập bình quân đầu người đạt 9 triệu đồng (mục tiêu 8,5 triệu đồng trở lên). Nhìn chung chuyển dịch cơ cấu kinh tế của các ngành kinh tế là đúng hướng: giảm tỷ trọng nông lâm nghiệp, tăng tỷ trọng công nghiệp – dịch vụ trong giá trị tăng thêm của nền kinh tế (giá thực tế), nhưng sự chuyển dịch đó còn chậm.

Qua điều tra đánh giá sơ bộ, tài nguyên khoáng sản của Yên Bái đa dạng nhưng đều là loại mỏ nhỏ thuộc địa phương quản lý, khơng có khả năng khai thác với quy mô lớn, rất phù hợp với công nghiệp địa phương. Hiện đã điều tra 257 điểm mỏ khống sản, xếp vào các nhóm khống sản năng lượng, khoáng sản vật liệu xây dựng, khoáng chất cơng nghiệp, khống sản kim loại và nhóm nước khống.

n Bái có lợi thế để phát triển ngành nơng-lâm sản gắn với vùng nguyên liệu: trồng rừng và chế biến giấy, bột giấy, ván nhân tạo; trồng và chế biến quế, chè, cà phê; trồng và chế biến sắn, hoa quả; nuôi trồng và chế biến thuỷ sản. Sản xuất nơng, lâm nghiệp có tiến bộ, đạt kết quả khá tồn diện; diện tích, năng suất, sản lượng lương thực có hạt đều tăng năm sau so với năm trước. Diện tích rừng trồng tiếp tục được mở rộng, đưa tỷ lệ che phủ rừng đạt 60% vào năm 2009. Với nguồn khoáng sản phong phú, tỉnh có điều kiện thuận lợi trong việc khai thác và chế biến khoáng sản như đá quý, cao lanh, fenspat, bột cácbonnát canxi, sắt…và sản xuất vật liệu xây dựng như xi măng,

gạch, sứ kỹ thuật, sứ dân dụng, đá xẻ ốp lát, đá mỹ thuật và các loại vật liệu xây dựng khác.

Hoạt động dầu tư phát triển và xây dựng cơ bản đạt kết quả tốt, tổng vốn đầu tư phát triển trên địa bàn tăng cao hàng năm so với năm trước và so với kế hoạch. Thương mại, dịch vụ tiếp tục phát triển, ổn định, đáp ứng được nhu cầu tiêu dùng của dân cư ngày càng tăng lên cả về số lượng và chất lượng. Các hoạt động xúc tiến thương mại, hội chợ, giới thiệu sản phẩm được đẩy mạnh. Dịch vụ vận tải, trong đó vận tải hành khách có nhiều tiến bộ, số xe khách chất lượng cao đưa vào khai thác tăng mạnh. Hoạt động viễn thông phát triển, số lượng các thuê bao điện thoại tăng nhanh, vùng phủ sóng rộng, mật độ điện thoại đạt 21 máy/100 dân.

Hoạt động tài chính, ngân hàng đạt kết quả tích cực. Thu cân đối ngân sách vượt dự tốn đề ra; các khoản thu từ các doanh nghiệp, thu thuế nhà đất, thuế ngoài quốc doanh đều tăng. Chi ngân sách cơ bản đáp ứng được yêu cầu nhiệm vụ phát triển kinh tế và đảm bảo an sinh xã hội, như chi hỗ trợ lãi suất; chi cho đối tượng bảo trợ xã hội, chi hỗ trợ học sinh, sinh viên vay học tập. Hoạt động kinh tế đối ngoại có chuyển biến tích cực; tỉnh đã thu hút được các nguồn hỗ trợ phát triển chính thức (ODA) và vốn từ các tổ chức phi chính phủ (NGO), ví dụ năm 2009 các nguồn này có giá trị khoảng 166 tỉ đồng.

Với mức tăng trưởng kinh tế và cải thiện thu nhập như hiện nay, các yếu tố kinh tế này tạo điều kiện tích cực cho việc nâng cao đời sống nhân dân, điều kiện cho tiếp cận tới các dịch vụ công như giáo dục và y tế. Điều này có ý nghĩa rất tích cực tới cơng tác nâng cao chất lượng nguồn lao động cho Yên Bái trong cả giai đoạn ngắn hạn và dài hạn.

Một phần của tài liệu Một số giải pháp phát triển nguồn nhân lực phục vụ phát triển kinh tế - xã hội tỉnh Yên Bái đến năm 2020 (Trang 34 - 35)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(109 trang)
w