Thực trạng nguồn nhân lực của tỉnhYên Bái

Một phần của tài liệu Một số giải pháp phát triển nguồn nhân lực phục vụ phát triển kinh tế - xã hội tỉnh Yên Bái đến năm 2020 (Trang 36)

Thực trạng nguồn nhân lực Yên Bái có thể nghiên cứu từ nhiều khía cạnh khác nhau, tuy nhiên trong phạm vi chuyên đề này chỉ đề cập đến 2 góc độ là số lượng và chất lượng nguồn nhân lực của tỉnh Yên Bái trong thời gian 2000 – 2009.

2.2.1. Quy mô và tốc độ tăng trưởng nguồn nhân lực.

2.2.1.1. Quy mô và tốc độ tăng dân số.

Số lượng nguồn nhân lực được đo bằng quy mô và tốc độ tăng trưởng nguồn nhân lực, trong đó số lượng nguồn nhân lực phụ thuộc chặt chẽ vào quy mô dân số. Trong lý thuyết kinh tế và thực tiễn đều xác nhận rằng, số lượng nguồn nhân lực là một trong các yếu tố quan trọng cho phát triển kinh tế của mỗi quốc gia, vùng kinh tế hoặc các địa phương. Số lượng nhân lực lớn sẽ là một yếu tố đầu vào cho sản xuất xã hội, đồng thời quy mô dân số và nguồn nhân lực lớn sẽ là người tiêu dùng sản phẩm dịch vụ, kết quả của sản xuất. Như vậy, quy mô dân số và số lượng nhân lực sẽ vừa đóng vai trị là yếu tố sản xuất (phía cung) vừa là yếu tố tiêu dùng (phía cầu) tác động đến sản suất kinh doanh. Một quy mô dân số và số lượng nhân lực lớn hợp lý sẽ là điều kiện cho quốc gia, vùng, và địa phương phát triển lành mạnh trên con đường tiến tới giàu mạnh.

Yên Bái hiện đang có một nguồn lao động tương đối dồi dào, một thị trường lao động đang phát triển. Tính đến hết năm 2008, dân số của tỉnh Yên Bái là 752,8 ngàn người, đứng thứ bẩy về quy mô dân số trong các tỉnh Trung du và miền núi phía Bắc, đứng ở vị trí thứ 53 về quy mô dân số trên cả nước. Chúng ta sẽ xem xét Quy mô dân số, tốc độ tăng qui mô dân số, tốc độ tăng tự nhiên và di cư của tỉnh trong các biểu đồ dưới đây.

Số liệu năm 2009 là quy mô dân số của tỉnh Yên Bái theo cuộc tổng điều tra dân số tại ngày 1/4/1009.

Nguồn: Tổng cục thống kê (2009).

Trong vòng 13 năm, từ 1995 đến 2008, quy mô dân số của tỉnh đã tăng từ 647,7 ngàn lên tới 752,9 ngàn người (tăng thêm 105,2 ngàn người). Nếu tính theo số tương đối, tốc độ gia tăng quy mơ dân số của tỉnh trung bình năm trong thời gian qua là 1,16%; Yên Bái là tỉnh có tốc độ tăng dân số cao thứ năm trong các tỉnh Trung du miền núi phía Bắc trong cùng thời kỳ 1995-2008, sau Hà Giang, Sơn La, Bắc Kạn, và Tuyên Quang.

Nguồn: Tính tốn của Đề tài từ số liệu của Tổng cục Thống kê (2009).

Tốc độ tăng dân số của tỉnh Yên Bái (1,16%) thấp hơn tốc độ tăng trung bình của cả vùng Trung du miền núi phía Bắc (1,26%/năm) và tốc độ tăng của cả nước (1,40%/năm) trong cùng thời kỳ 1995-2008. Yên Bái là địa bàn có mật độ dân số tương đối thấp, đứng thứ 52 trên bảng xếp hạng mật độ dân số các tỉnh cả nước, với khoảng 109 người/km2 năm 2009. Mật độ này thấp hơn mật độ trung bình của cả nước (260 người/km2) và thấp hơn mật độ trung bình của các tỉnh Trung du miền núi phía Bắc (118 người/km2). Tốc độ tăng quy mô dân số và mật độ dân cư thấp này có thể là một điều kiện rất tốt cho tỉnh Yên Bái nâng cao chất lượng dân số và chất lượng nguồn nhân lực phục vụ cho phát triển kinh tế của địa phương.

Nguồn: Tính tốn của Đề tài.

Biểu đồ này ngụ ý rằng trong suốt những năm từ 1996 cho đến hiện tại, dân di cư của Yên Bái đến các địa bàn khác ở trạng thái lớn hơn dân nhập cư, trừ các năm 1998, 1999 và 2000. Nói cách khác, hiện đang có sự chảy dân số và nhân lực ra khỏi địa bàn tỉnh. Ví dụ, trong năm 2002 có tới 0,52% dân số của địa của Yên Bái (tính cả dân nhập cư trong năm) di cư hỏi địa phương đi tìm các cơ hội làm việc, học tập,… tốt hơn. Tỷ lệ này có xu hướng giảm dần và đến năm 2007 chỉ còn 0,09%. Tuy nhiên, trong năm 2008, tỷ lệ này tăng đột biến và lên tới 0.82%. Đây thực sự là một vấn đề cần phải được quan tâm và có các chính sách, biện pháp giải quyết thỏa đáng, nếu khơng những lao động có chất lượng sẽ bị rò rỉ và ảnh hưởng lớn tới sự phát triển kinh tế xã hội của tỉnh trong ngắn hạn cũng như trong trung và dài hạn.

Qua phân tích biến động dân số của tỉnh trong khoảng gần 15 năm qua ta thấy một số vấn đề có thể tác động tới quy mô nguồn nhân lực như sau:

Thứ nhất, quy mô và mật độ dân số của tỉnh khơng thuộc vào nhóm những địa phương có dân số đơng đúc và mật độ dân số cao. Yên Bái chỉ đứng thứ 53 về quy mô

dân số và 52 về mật độ dân số trên tổng các tỉnh thành của cả nước. Đây có thể là một điều kiện tốt để cải thiện mặt nào đó của chất lượng dân số ví dụ mơi trường sống, mức sống của dân cư,…

Thứ hai, tốc độ tăng dân số của Yên Bái thấp hơn trung bình của cả nước và thấp hơn trung bình của các tỉnh Trung du miền núi phía Bắc, số con trung bình một phụ nữ sinh ra trong phạm vi tỉnh giảm nhẹ,… tạo điều kiện tốt cho việc chăm sóc con cái, chăm sóc các thành viên gia đình, và sau cùng là nâng cao chất lượng dân số và chất lượng lao động của tỉnh.

Thứ ba, tỷ lệ tăng quy mô dân số của tỉnh nhỏ hơn tốc độ tăng tự nhiên dân số trong cùng thời điểm ngụ ý rằng hiện tại đang có sự di chuyển dân số khỏi địa phương. Nói chính xác hơn là số người nhập cư vào địa phương ít hơn so với người di cư ra khỏi địa bàn tỉnh. Điều này cũng đặt ra vấn đề cho phát triển nguồn nhân lực của tỉnh.

2.2.1.2. Quy mô nguồn lao động và sử dụng nguồn lao động.

Như đã trình bày trong phần lí luận ở chương trước, nguồn lao động được hiểu là toàn bộ những người trong độ tuổi lao động có khả năng lao động và nguồn lao động khác với dân số trong độ tuổi lao động. Nguồn lao động chỉ bao gồm những người có khả năng lao động trong khi dân số trong độ tuổi lao động còn bao gồm bộ phận dân số trong độ tuổi lao động nhưng khơng có khả năng lao động như tàn tật, mất sức lao động,… Vì vậy, quy mơ dân số trong độ tuổi lao động lớn hơn quy mô nguồn nhân lực. Chúng ta sẽ xem xét cơ cấu nguồn nhân lực tỉnh Yên Bái 2000 – 2008 trong bảng sau:

Đơn vị: người

2000 2004 2005 2006 2007 2008 Nguồn lao động 388,023 408,928 416,381 422,343 427,860 428,471 Số người trong tuổi lao

động 382,317 400,808 405,736 410,185 415,226 416,024 Có khả năng lao động 379,354 397722 402,584 407,003 412,036 412,704 Mất khả năng lao động 2,963 3,086 3,152 3,182 3,190 3,320 Ngoài độ tuổi tham gia

lao động 9,669 11,206 13,797 15,340 15,824 15,767 Trên độ tuổi 6,951 8,363 10,509 11,943 12,551 12,388 Dưới độ tuổi 2,718 2,843 3,288 3,397 3,273 3,379

Nguồn: Cổng giao tiếp điện tử Tỉnh Yên Bái và Tổng cục Thống kê.

Số người trong độ tuổi lao động của Yên Bái ngày càng gia tăng. Năm 2000, Yên Bái chỉ có khoảng 382 ngàn người trong độ tuổi lao động thì đến năm 2008 con số này đã tăng đến 416 ngàn người, tăng khoảng 8,9% so với năm 2000. Với tốc độ tăng tự nhiên dân số của Yên Bái khoảng 1,36%/năm (trong giai đoạn 2000-2008), mỗi năm ước tính có khoảng 9,5 ngàn người đến độ tuổi lao động (cao hơn nhiều so với mấy tỉnh thuộc vùng Trung du miền núi phía Bắc như Cao Bằng, Lào Cai, Bắc Kạn, Lạng Sơn, Lai Châu và kể cả Hịa Bình). Đây là một lực lượng khá tốt bổ sung cho nguồn nhân lực trong giai đoạn đẩy mạnh cơng nghiệp hóa trên địa bàn tỉnh.

Ngồi ra, n Bái cịn có số người ngồi độ tuổi lao động nhưng thực tế đang tham gia lao động trong các ngành kinh tế quốc dân khá cao. Năm 2000, tồn tỉnh có 9,6 ngàn người ngồi độ tuổi lao động (chiếm 2,5% nguồn lao động) thực tế đang tham gia lao động trong các ngành kinh tế quốc dân. Con số này tăng lên đến 15,8 ngàn người vào năm 2008 (tương ứng khoảng 3,8% nguồn lao động tồn tỉnh). Đây là một lực lượng có kinh nghiệm (với người trên độ tuổi lao động) và có thể trạng sức khỏe tốt hoặc có kiến thức hiện đại như tin học và ngoại ngữ (dưới độ tuổi lao động) đóng góp cho số lượng lao động của tỉnh. Khai thác và sử dụng được nguồn lao động này là một yếu tố quan trọng cho phát triển kinh tế xã hội của tỉnh trong ngắn hạn cũng như trung và dài hạn.

Giống như dân số trong độ tuổi lao động, dân số hoạt động kinh tế của Yên Bái cũng ngày càng gia tăng. Dân số hoạt động kinh tế của năm 2008 tăng 39,5 ngàn người so với năm 2000, hay tăng 10,1%. Sự gia tăng này có thể được lý giải từ cả hai phía

cung và cầu lao động. Về phía cung lao động, đó là sự gia tăng khơng ngừng về quy mô nguồn lao động và mong muốn làm kinh tế của những người đã hết tuổi lao động cũng như các lao động dưới độ tuổi lao động theo quy định. Về phía cầu, sự phát triển của các cơ sở sản xuất kinh doanh đã tạo ra những việc làm mới cho những người bước vào tuổi lao động. Những người ngoài độ tuổi lao động đang hoạt động kinh tế ngày càng tăng ngụ ý rằng cầu về lao động trên đại bàn tỉnh càng ngày càng tăng theo đà phát triển của kinh tế xã hội. Đây là một dấu hiệu tốt của tăng trưởng kinh tế trên địa bàn.

Nguồn lao động Yên Bái được sử dụng phần lớn vào các hoạt động trong các ngành kinh tế, chiếm khoảng xấp xỉ 90% trong suốt giai đoạn 2000 đến 2008.

Bảng 3: Sử dụng nguồn lao động Yên Bái, 2000-2008

Đơn vị: người

2000 2004 2005 2006 2007 2008 Đang làm việc trong các

ngành kinh tế

350,939 363,520 368,851 374,381 382,102 386,380 Trong độ tuổi có khả năng

LĐ đang đi học.

22,988 30,914 34,688 35,570 32,241 28,075 -Học phổ thông 19,414 26,777 30,298 31,192 27,259 23,063 -Học chuyên nghiệp nghề 3,574 4,137 4,390 4,378 4,982 5,012 Trong độ tuổi làm nội trợ 3,856 3,696 3,641 3,970 4,763 4,920 Số người trong độ tuổi có

khả năng LĐ nhưng khơng làm việc

4,168 3,840 3,205 2,880 3,130 3,315 Trong độ tuổi có khả năng

và nhu cầu làm việc nhưng khơng có việc

6,073 6,958 5,996 5,542 5,624 5,781

Nguồn: Cổng giao tiếp điện tử Tỉnh Yên Bái và Tổng cục Thống kê.

Trong giai đoạn từ 2000 đến 2008, quy mô lao động làm việc trong các ngành kinh tế đã tăng thêm 35,4 ngàn lao động, hay tăng 10,1%; trong khi đó lao động thuộc dạng dự trữ (bao gồm số người trong độ tuổi đang đi học, số người trong độ tuổi lao động làm nội trợ, số người có khả năng làm việc nhưng hơng làm việc, và số người có khả năng làm việc nhưng khơng có việc làm) có xu hướng tăng nhẹ trong những năm đầu của thập kỷ (2000-2005), nhưng sau đó có xu hướng giảm dần. Điều này có thể được giải thích rằng những năm gần đây do cầu về lao động tăng nhanh và đã thu hút

được nhiều hơn lao động dự trữ hơn tham gia vào các hoạt động kinh tế. Đây là điểm lưu ý để Yên Bái quan tâm đến đào tạo lực lượng lao động dự trữ để có thể đáp ứng được các điều kiện tuyển dụng từ phía cầu.

Biểu đồ 4: Tỷ lệ lao động hoạt động kinh tế và dự trữ, 2000-2008

Nguồn: Tính tốn của Đề tài dựa trên số liệu từ Cổng giao tiếp điện tử tỉnh Yên Bái và Tổng cục Thống Kê.

Biểu đồ này cho thấy bức tranh rõ nét hơn về hiện trạng sử dụng nguồn lao động của tỉnh Yên Bái. Nguồn lao động Yên Bái hiện chiếm khoảng 57,1% trong tổng dân số của tỉnh ở năm 2008. Tỷ lệ này cao hơn nhiều so với tỷ lệ nguồn nhân lực so với dân số trung bình của cả nước, ở mức 52,1% trong cùng năm 2008. Con số này ngụ ý rằng nguồn nhân lực Yên Bái đang trong giai đoạn “sung sức” hơn so với mức trung bình cả nước hoặc nhu cầu về lao động của Yên Bái cho phát triển kinh tế xã hội đang ở mức cao. Kết quả này hồn tồn thống nhất khi phân tích tỷ lệ lao động dự trữ khi tỷ lệ lao động dự trữ liên tục giảm xuống từ năm 2005 đến hiện tại, và tương ứng là tỷ lệ lao động hoạt động kinh tế tăng lên.

Nếu xem xét sự phân công lao động theo ngành kinh tế, nguồn lao động của Yên Bái được sử dụng như sau.

Biểu đồ 5: Nguồn lao động Yên Bái phân theo ngành kinh tế, 2000-2008

Nguồn: Tính tốn của Đề tài dựa trên số liệu Tổng cục thống kê (2009).

Lao động của Yên Bái chủ yếu là làm việc trong lĩnh vực nông nghiệp, tuy nhiên tỷ trọng lao động làm việc trong lĩnh vực này có xu hướng giảm mạnh. Cụ thể, nếu năm 2000 có tới 83,2% lao động làm việc trong khu vực nơng nghiệp thì năm 2008 tỷ lệ lao động nơng nghiệp đã giảm xuống còn 74,7%, tương đương giảm 10,2% so với năm 2000. Tuy tỷ trọng lao động làm việc trong lĩnh vực nơng nghiệp có giảm nhưng vẫn cịn q cao so với tỷ lệ lao động làm việc trong nông nghiệp chung của cả nước, 52,6% (số liệu năm 2008)2. Đây có thể vẫn cịn là một thách thức với n Bái trong vấn đề chuyển đổi cơ cấu lao động và tăng thu nhập cho nhân dân. Sự sụt giảm tỷ lệ lao động nông nghiệp này là do tỷ lệ lao động trong công nghiệp và lĩnh vực dịch vụ tăng lên tương ứng. Trong vòng tám năm, tỷ lệ lao động trong công nghiệp đã tăng với

tốc độ 59,4% hay tương đương khoảng 7,4%/năm. Tỷ lệ lao động trong lĩnh vực dịch vụ cũng tăng lên như với tốc độ chậm hơn, đạt 45,2% trong vịng tám năm hay bình quân 5,6%/năm. Tỷ trọng lao động trong cơng nghiệp và dịch vụ có tăng nhưng thực sự còn ở mức thấp so với mức trung bình của cả nước (tỷ trọng lao động cơng nghiệp và dịch vụ chung của cả nước trong năm 2008 lần lượt là 32,8% và 14,6%).Tuy vậy, sự giảm tỷ lệ lao động trong nông nghiệp và tương ứng với tăng tỷ trọng lao động công nghiệp và dịch vụ là phù hợp với xu thế phát triển. Nói khác đi, Yên Bái đã có những chuyển biến tích cực trong cơ cấu lao động trong thời gian qua và sự chuyển dịch cơ cấu lao động đó là đúng với xu hướng phát triển của đất nước và xu thế phát triển của thời đại. Vấn đề là Yên Bái cần phải có giải pháp đẩy nhanh quá trình chuyển đổi cơ cấu lao động này. Đây là vấn đề then chốt cho sự nghiệp cơng nghiệp hóa và phát triển kinh tế xã hội của tỉnh nhanh và bền vững.

Khi xem xét nguồn lao động được phân phối như thế nào, một đánh giá cơ cấu nguồn lao động giữa khu vực nhà nước và khu vưc tư nhân thường được sử dụng. Cơ cấu nguồn lao động này cho biết khu vực nào đang là nơi thu hút lao động của địa phương, để từ đó có chính sách hợp lý thúc đẩy việc tạo việc làm cho nền kinh tế.

Biểu đồ 6: Sử dụng nguồn lao động theo khu vực ở Yên Bái, 2000-2008

Nguồn: Tính tốn của Đề tài trên cơ sở số liệu từ Tổng cục Thống Kê (2009).

Cũng giống như sự phân bố nguồn lao động chung của cả nước, khu vực phi nhà nước (tư nhân và có vốn nước ngồi) vẫn là nơi tạo ra việc việc làm chủ yếu của tỉnh Yên Bái. Ví dụ, năm 2008, có tới 90,7% nguồn lao động của Yên Bái làm việc trong

Một phần của tài liệu Một số giải pháp phát triển nguồn nhân lực phục vụ phát triển kinh tế - xã hội tỉnh Yên Bái đến năm 2020 (Trang 36)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(109 trang)
w