Các nhân tố ảnh hưởng đến sự phát triển chovay doanh nghiệp siêu vi mô của ngân hàng thương mạ

Một phần của tài liệu Phát triển cho vay doanh nghiệp siêu vi mô tại Ngân hàng thương mại cổ phần Công thương Việt Nam Chi nhánh KCN Quế Võ (Trang 27 - 32)

1.2.4.1.Các nhân tố chủ quan

Thứ nhất, năng lực tài chính của NHTM.

Vốn chủ sở hữu là nguồn lực cơ bản đế minh chứng sức mạnh tài chính của các ngân hàng thương mại cổ phần, đóng vai trị quan trọng vừa đề một ngân hàng bắt đầu hoạt động, vừa đảm bảo khả năng tồn tại của ngân hàng đó, quyết định quy mô hoạt động, tầm vươn và độ an toàn cho các hoạt động, kinh doanh của mỗi ngân hàng trên thương trường, vốn chủ sở hữu của ngân hàng có chức năng quan trọng là chống rủi ro cho những người gửi tiền. Do vậy, vốn chủ sở hữu tối thiểu ln được các cơ quan chức năng kiểm sốt ngân hàng quan tâm. Rất nhiều các chỉ tiêu hoạt động của ngân hàng bị ràng buộc với vốn như mức huy động tối đa, mức cho vay tối đa cho một khách hàng ....Vốn thấp cũng gây gánh nặng tài chính to lớn cho quốc gia khi các ngân hàng bị phá sản, vốn thấp hạn chế các ngân hàng mở rộng các dịch vụ và quy mô hoạt động. Sự phát triển của thị trường tài chính, nhu cầu mở rộng chi nhánh, thành lập các công ty con, và đối đầu với rủi ro, đang buộc các Ngân hàng phải tăng vốn. Đây là q trình tự tích lũy hoặc phát hành cổ phiếu mới.Chính vì vậy, giới quản trị, điều hành ngân hàng, khách hàng và các cơ quan quản lý đều quan tâm đến khả năng của ngân hàng trong việc duy trì đảm bảo mức vốn chủ sở hữu. Mỗi ngân hàng có phương pháp quản trị vốn

chủ sở hữu.

Khác nhau, có ngân hàng lấy an tồn làm tiêu chí để định hướng các hoạt động kinh doanh, nhưng cũng có ngân hàng lại chấp nhận rủi ro để xích gần tới những cơ hội sinh lời cao hơn. Tuy nhiên, dù phong cách quản trị như thế nào chăng nữa thì vấn đề an tồn vẫn là vấn đề cần phải được quan tâm.

Thứ hai, năng lực tổ chức quản lý của NHTM.

Vấn đề then chốt trong quản trị điều hành của các NHTMCP chính là cách xác định hướng hoạt động của ngân hàng, đặt ra mục tiêu chiến lược, các kế hoạch phải thực hiện và phương thức thực hiện như thế nào. Ngân hàng sẽ thực sự kinh doanh vì lợi nhuận hay vẫn tiếp tục có một phần hoạt động với tư cách là ngân hàng chính sách chịu sự tác động của các cấp chính quyền về việc cho vay. Hay nói cách khác, ban lãnh đạo ngân hàng có thực sự được chịu trách nhiệm và phải chịu trách nhiệm hoàn toàn về kết quả kinh doanh của ngân hàng hay không? Năng lực quản trị của các nhà lãnh đạo ngân hàng sẽ quyết định các chính sách về phát triển của ngân hàng như chiến lược phát triển dài hạn, chính sách đầu tư, chính sách huy động vốn, chính sách khách hàng, chính sách đầu tư vào con ngưịi, cơ sở vật chất, cơng nghệ.

Phương thức quản trị kinh doanh thường gắn chặt với chế độ sở hữu: Theo kinh nghiệm của nhiều nước trên thế giới, đặc biệt các nước đã qua chế độ sở hữu nhà nước: Trung quốc, cũng như thực tế thời gian qua tại Việt Nam bên cạnh việc đổi mới các cơ chế chính sách hệ thống pháp luật của Nhà nước thì phương thức quản lý doanh nghiệp nhà nước sẽ thực sự thay đổi nhanh và mạnh khi thay đổi chế độ sở hữu. Đối với hệ thống ngân hàng để đối mới phương thức quản trị điều hành, cần có các đối tác chiến lược đủ sức tác động mạnh tới hoạt động các ngân hàng. Đó chính là các cổ đơng chiến lược.

Thứ ba, trình độ và đạo đức của cán bộ Ngân hàng

Trình độ và đạo đức của cán bộ ngân hàng là vấn đề then chốt có tính quyết định trong đổi mới phương thức quản lý là con người. Nếu cán bộ tín dụng có năng lực, phẩm chất tốt thì sẽ thúc đẩy phát triển cho vay. Cần có chính sách đào tạo tại cán bộ quản lý các cấp và cả cán bộ quản lý cấp cao để nhanh chóng tiếp cận được với các phương thức quản trị ngân hàng hiện đại. Đồng thời, có các chính sách thu hút nhân tài và đào tạo nguồn nhân lực.

1.2.4.2. Các nhân tố khách quan * Về phía mơi trường bên ngồi.

Thứ nhất, Mơi trường chính trị.

Việt Nam có mơi trường chính trị rất ổn định, đây là điều kiện hết sức thuận lợi, tạo tâm lý an tâm cho các nhà đầu tư trong và ngoài nước, tạo sự an tâm cho người dân bỏ vốn sản xuất kinh doanh. Đó cũng là mơi trường thuận lợi cho hoạt động tín dụng nói chung và hoạt động tín dụng của các ngân hàng thương mại nói riêng.

Thứ hai, Môi trường pháp lý.

Môi trường pháp lý bao gồm các quy định của pháp luật và các cơ quan có thẩm quyền. Hoạt động của ngân hàng là hoạt động đặc biệt, có ảnh hưởng tới tồn bộ nền kinh tế nên cần có sự giám sát chặt chẽ. Các quy định về hoạt động cho vay có ảnh hưởng trực tiếp đến chất lượng cho vay của ngân hàng. Với một môi trường pháp lý thống nhất, ổn định sẽ tạo điều kiện cho các ngân hàng lập kế hoạch phát triển,chủ động trong kinh doanh, ngược lại, nếu các quy định, chính sách thường xuyên thay đổi sẽ gây nên những khó khăn cho các ngân hàng, gây thiệt hại cho ngân hàng, ảnh hưởng tới hoạt động cho vay. Ngoài ra,đối với các doanh nghiệp, đặc biệt là DN SVM, nếu môi trường pháp lý thơng thống, ổn định, các văn bản, quy định của pháp luật đồng bộ, kịp thời sẽ là cơ sở cho các doanh nghiệp hoạt động hiệu quả hơn, mang lại

thu nhập cao hơn qua đó tăng khả năng trả nợ ngân hàng.

Thứ ba, Môi trường kinh tế - xã hội

Môi trường kinh tế, xã hội ảnh hưởng rất lớn đến hoạt động tín dụng của các NHTM đối với các doanh nghiệp nói chung và với DN SVM nói riêng.

Mơi trường kinh tế, xã hội thuận lợi cho sự phát triển của tín dụng ngân hàng là có đơng dân cư, thu nhập cao; là trung tâm tài chính, trung tâm thương mại, trung tâm du lịch, trung tâm giáo dục đào tạo, trung tâm khoa học kỹ thuật....

Thứ tư, Chính sách tín dụng của ngân hàng thương mại đối với DN SVM.

Hoạt động tín dụng mang tính chất sống cịn đối với ngân hàng thương mại, hơn nữa chức năng huy động và cho vay quyết định quy mô, chất lượng, sản phẩm ngân hàng tạo nên bộ mặt ngân hàng trước cơng chúng. Chính sách, tín dụng đóng vai trị then chốt điều tiết các mặt hoạt động như: huy động vốn và cho vay, qui trình cho vay, lãi suất huy động và cho vay, sản phẩm tín dụng, quản lý rủi ro tín dụng, chính sách tiếp thị thu hút khách hàng ....Nếu ngân hàng thương mại quan tâm đến phát triển cho vay DN SVM, có chính sách ưu tiên, tạo điều kiện thuận lợi cho loại hình doanh nghiệp này thì hoạt động cho vay DN SVMcủa ngân hàng sẽ phát triển mạnh và bền vững.

Thứ năm, Chính sách hỗ trợ phát triển các doanh nghiệp nhỏ và vừa.

Các doanh nghiệp nhỏ và vừa là nhân tố cực kỳ quan trọng đế thúc đẩy và mở rộng cạnh tranh, bảo đảm cho sự phát triển ổn định nền kinh tế, phòng chống nguy cơ khủng hoảng kinh tế.Đối với nhiều quốc gia các doanh nghiệp nhỏ và vừa vẫn là xương sống trong sự phát triển của nền kinh tế.

Hiện nay, các DN SVM thì rất thiếu vốn, cộng thêm vào đó là sức ép cạnh tranh từ hội nhập kinh tế quốc tế. Do vậy, để các DN SVM phát huy tốt

vai trị của mình thì việc Nhà nước ta cần có những chính sách hỗ trợ cho các DN SVM là điều hết sức cần thiết. Các chính sách đó phải chú trọng việc khai thác và huy động hợp lý các nguồn vốn luôn là một nhiệm vụ trung tâm, một ưu tiên hàng đầu trong chiến lược phát triển doanh nghiệp nói chung và DN SVM và vừa nói riêng.

1.2.4.3.Các yếu tố từ phía khách hàng vay vốn

Thứ nhất, năng lực tài chính.

Các DN SVM ở Việt Nam thường gặp khó khăn về tài chính. Doanh nghiệp thuộc dạng siêu nhỏ thì càng gặp khó khăn về tài chính trầm trọng hon vì các doanh nghiệp này đa số là hoạt động kinh doanh từ nguồn vốn tự có là chính, hầu hết các doanh nghiệp này đều khơng có nhiều tài sản nên việc tiếp cận với nguồn ván bên ngồi gặp rất nhiều khó khăn, đặc biệt là nguồn vốn ngân hàng.

Trong thời kỳ hội nhập như ngày nay, việc thiếu vốn sẽ gặp nhiều khó khăn trong các vấn đề về cạnh tranh, mở rộng sản xuất kinh doanh, thu hút nhânviêngiỏi...Như vậy,chỉ cần có một sự biến động trên thị trường như có một sản phẩm cùng loại của một công ty nước ngồi nào đó xâm nhập vào thị trường Việt Nam chất lượng tốt hơn và giá bán thì thấp,sẽ có thể dẫn đến việc thâu tóm sáp nhập hoặc phá sản của doanh nghiệp.

Thứ hai, năng lực tổ chức quản lý.

Các chủ doanh nghiệp thường là những kỹ sư hoặc kỹ thuật viên tự đứng ra thành lập và vận hành doanh nghiệp.Họ vừa là người quản lý doanh nghiệp, vừa tham gia trực tiếp vào sản xuất nên mức độ chuyên môn trong quản lý không cao. Đôi khi, việc tách bạch giữa các bộ phận không rõ ràng, những người quản lý các bộ phận cũng thường tham gia trực tiếp vào quá trình sản xuất. Phần lớn những người chủ doanh nghiệp đều không được đào tạo qua một khóa quản lý chính quy nào, thậm chí có người cịn chưa qua một khóa

đào tạo nào.Mặc dù vậy, họ thường không quan tâm đến việc đào tạo để nâng cao năng lực quản lý.

Thứ ba, năng lực sản xuất kinh doanh.

Do hạn chế về nguồn vốn chủ sở hữu của DN SVM đồng thời khả năng tiếp cận nguồn vốn vay kém nên doanh nghiệp nhỏ và vừa khó khăn trong việc ứng dụng máy móc, cơng nghệ mới vào sản xt kinh doanh. Chính vì vậy năng lực sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp nhỏ và vừa rất nhỏ bé, khó phát triển thành thương hiệu lớn để xâm nhập ra thị trường thế giới.

Thứ tư, năng lực phát triển thị trường

Khả năng tiếp cận thị trường kém, đặc biệt đối với thị trường nước ngoài. Nguyên nhân chủ yếu là do các doanh nghiệp nhỏ và vừa thường là những doanh nghiệp mới hình thành, khả năng tài chính cho các hoạt động marketing rất hạn chế và họ chưa có nhiều khách hàng truyền thống. Thêm vào đó, quy mơ thị trường của các doanh nghiệp này thường bó hẹp trong phạm vi địa phương, việc mở rộng rà các thị trường mới là rất khó khăn.

Một phần của tài liệu Phát triển cho vay doanh nghiệp siêu vi mô tại Ngân hàng thương mại cổ phần Công thương Việt Nam Chi nhánh KCN Quế Võ (Trang 27 - 32)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(118 trang)
w