Tăng cường quản trị rủi ro hoạt động chovay khách hàng doanh nghiệp siêu vi mô

Một phần của tài liệu Phát triển cho vay doanh nghiệp siêu vi mô tại Ngân hàng thương mại cổ phần Công thương Việt Nam Chi nhánh KCN Quế Võ (Trang 92 - 93)

398 336,5 506 737 781 Tốc độ tăng dư nợ cho

3.3.7. Tăng cường quản trị rủi ro hoạt động chovay khách hàng doanh nghiệp siêu vi mô

doanh nghiệp siêu vi mô

Để nâng cao chất lượng công tác quản lý rủi ro bán lẻ, góp phần nâng cao chất lượng hoạt động cho vay, tạo lịng tin và uy tín của VietinBank CN KCN Quế Võ trên thương trường, VietinBank CN KCN Quế Võ cần triển khai đồng bộ các giải pháp sau:

- Khối Bán lẻ và các Phịng ban có liên quan cần rà sốt lại và ban hành đồng bộ và đầy đủ các chính sách, quy trình bán sản phẩm dịch vụ bán lẻ. Vận dụng đầy đủ các nguyên tắc và thực hành dịch vụ thanh tóan và dịch v tài trợ thương mại của Phịng thương mại Cơng nghiệp quốc tế ICC . Chuẩn hố các quy trình và thủ tục thanh tốn, chuyển tiền, bao gồm cả chứng từ thanh toán, luân chuyển chứng từ, ghi chép kế toán, tra sốt…

- Tiếp tục hồn thiện mơ hình tổ chức phù hợp với thơng lệ và chuẩn mực quốc tế, theo hướng tập trung bộ phận quản lý rủi ro bán lẻ đặt tại Khối Bán lẻ

- Trụ sở chính và các khu vực, nhằm tăng cường hoạt động quản lý rủi ro và giám sát hoạt động của trụ sở chính. Các chi nhánh là đầu mối tiếp xúc, chăm sóc khách hàng và bán sản phẩm dịch vụ. Các phòng chức năng được chia theo nhóm sản phẩm dịch vụ và đối tượng khách hàng thống nhất từ trụ sở chính đến các chi nhánh.

- Rà soát và sắp xếp lại hệ thống các phịng giao dịch theo mơ hình mẫu về bán lẻ thống nhất trong toàn hệ thống, phát triển thêm hệ thống các điểm giao dịch.

Hệ thống phòng giao dịch, máy ATM, kios banking… là mơ hình bán lẻ phổ biến tại các nước phát triển, là nơi trực tiếp triển khai các hoạt động cho vay doanh nghiệp siêu vi mô một cách hiệu quả nhất.

Hệ thống giám sát lành mạnh và tích cực là nhân tố tạo ra mơi trường thuận lợi cho các dịch vụ ngân hàng phát triển. Một hệ thống tài chính hoạt động có hiệu quả và ổn định sẽ đảm bảo nhiều cơ hội cho việc phát triển, tiếp cận các dịch vụ tài chính ngân hàng có chất lượng cao với chi phí thấp. Hệ thống tài chính như thế chỉ tồn tại trong điều kiện có một hệ thống giám sát lành mạnh và tích cực. Hoạt động ngân hàng cũng khơng nằm ngồi phạm vi đó. Khơng những vậy lĩnh vực ngân hàng cịn là một lĩnh vực chứa đựng nhiều rủi ro, những vấn đề của hệ thống ngân hàng có xu hướng gây hiệu dây chuyền đến tồn bộ nền kinh tế. Khi hội nhập trong lĩnh vực ngân hàng càng sâu rộng, hoạt động ngân hàng ngày càng đa dạng và phức tạp đồng nghĩa với nhiều rủi ro phát sinh của c c tổ chức tín dụng cũng như cho tồn hệ thống ngân hàng. Các hoạt động giám sát nếu được đẩy mạnh sẽ phát hiện sớm những nguyên nhân gây ra biến động bất lợi từ đó có biện pháp ngăn chặn, hạn chế những rủi ro đáng tiếc và vì thế góp phần bảo vệ lợi ích khách hàng.

Mục tiêu của giám sát không chỉ để ngăn chặn khủng hoảng tài chính mà cịn đảm bảo sự ổn định bền vững của nền tài chính, do vậy giám sát ngân hàng cần phải xây dựng được những chỉ tiêu cốt lõi dựa trên cơ sở phân tích một cách sâu sắc các điểm yếu dễ bị tác động trong toàn bộ hoạt động của hệ thống ngân hàng. Để nâng cao hiệu quả cơng tác thanh tra giám sát đối với ngân hàng thì đổi mới phương pháp giám sát của NHNN phải được đưa vào thực hiện dần từng bước trước khi bắt đầu áp dụng một cách triệt để.

Một phần của tài liệu Phát triển cho vay doanh nghiệp siêu vi mô tại Ngân hàng thương mại cổ phần Công thương Việt Nam Chi nhánh KCN Quế Võ (Trang 92 - 93)