Thương – CN KCN Quế Võ
Thứ nhất, tách bạch, phân công rõ chức năng các bộ phận và tuân thủ các khâu trong quy trình giải quyết các khoản cho vay: tiếp xúc khách hàng, phân tích tín dụng, thẩm định tín dụng, đánh giá rủi ro, quyết định cho vay, thủ tục giấy tờ hợp đồng, đánh giá chất lượng, xem xét lại các khoản vay.
Thứ hai, tuân thủ nghiêm ngặt các vấn đề có tính ngun tắc trong tín dụng, khơng chỉ quan tâm đến tài sản bảo đảm của DN SVM mà còn quan tâm đến tư cách, hiệu quả kinh doanh, mục đích vay, khả năng trả nợ, thực trạng tài chính,….tiến hành chấm điểm khách hàng để quyết định cho vay.
Tuân thủ quyền phán quyết tín dụng. Theo đó, họ quy định việc quyết định tín dụng theo mức tăng dần: mức phán quyết của một người, một nhóm người hay hội đồng quản trị. Giám sát khoản vay sau giải ngân bằng cách thu thập thông tin về khách hàng, thường xuyên giám sát và đánh giá xếp loại khách hàng.
Trong khâu lập hồ sơ tín dụng yêu cầu cán bộ tín dụng khơng được cẩu thả kể cả các chi tiết nhỏ vì chúng dễ làm hỏng khoản vay mà đáng lẽ có chất lượng tốt. Vì tỷ lệ khoanh nợ lớn thường là kết quả của việc tổ chức và quản lý sổ sách cẩu thả.
Thứ ba, Chi nhánh nên chú trong hơn nữa trong công tác Marketing các sản phẩm cho vay đối với DN SVM, tối đa hóa hoạt động bán trọn gói, bán chéo sản phẩm. Trong thời gian qua Chi nhánh cũng đã triển khai thêm một số phương thức cho vay mới và gắn thêm tiện ích cho sản phẩm tín dụng, ví dụ như: tư vấn, dịch vụ thơng tin theo nhu cầu, thu hộ, chi hộ, trả lương qua thẻ, dịch vụ ngân hàng điện tử….
Chương 2.THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN CHO VAY DN SVM TẠI NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN CÔNG THƯƠNG - CHI