1.Thời gian thực tập của sinh viên: từ: .................................. đến
5. Kết cấu khóa luận
1.4 Nhân tố ảnh hưởng đến nghiệp vụ giao nhận hàng hóa xuất khẩu bằng
biển
1.4.1 Nhân tố chủ quan
1.4.1.1 Cơ sở vật chất
Cở sở vật chất thể hiện năng lực thực hiện dịch vụ của doanh nghiệp ảnh hưởng trực tiếp đến hoạt động giao nhận hàng hóa xuất nhập khẩu. Trong trường hợp, doanh nghiệp có hệ thống máy móc thiết bị và cơng nghệ hiện đại, khả năng quản trị hoạt động giao nhận hàng hóa sẽ trở nên dễ dàng khi có sự hỗ trợ của các thiết bị sẽ giảm bớt được chi phí mà cịn tiết kiệm thười gian và sức lao động của nhân viên đảm bảo chất lượng dịch vụ tốt do đó sẽ nâng cao khả năng cạnh tranh. Ngược lại, nếu cơ sở vật chất lạc hậu gây khó khăn, cản trở không đáp ứng phù hợp với công tác giao nhận thì sẽ khó thu hút khách hàng.
1.4.1.2 Đội ngũ lao động
Nhân sự của doanh nghiệp ln là yếu tố giữ vai trị quyết định trong hoạt động sản xuất kinh doanh nói chung và đặc biệt trong q trình thực hiện nhiệm vụ giao nhận hàng hóa nói riêng. Đối với nghiệp vụ nói trên khi doanh nghiệp có được một đội ngũ
21
lao động chuyên nghiệp, xuất sắc thì việc xử lí các cơng việc trong từng giai đoạn sẽ càng hiệu quả nhanh chóng mang lại nhiều giá trị cho doanh nghiệp. Trong đó, giám đốc là người có vai trị quan trọng nhất, quyết định mọi hoạt động của công ty. Giám đốc có năng lực lãnh đạo, có kinh nghiệm sẽ mang lại lợi ích kinh tế cho doanh nghiệp, nâng cao vị thế và uy tín cho doanh nghiệp. Với người đội ngũ lao động trong cơng ty trình độ chun mơn chun sâu hiểu biết, nắm rõ các quy định pháp luật, thủ tục có tác động trực tiếp đến tổ chức thực hiện nghiệp vụ tại doanh nghiệp nhất là trực tiếp xử lí hoạt động giao nhận tại văn phòng và giao dịch hiện trường tại cảng, kho bãi,…
1.4.1.3 Cơ chế quản lý
Cơ chế quản lý của công ty ảnh hưởng đến mọi hoạt động trong toàn bộ doanh nghiệp, với một bộ máy cồng kềnh sẽ gây ra nhiều khó khăn cho việc quản lí tồn bộ các hoạt động trong công ty. Tuy cơ chế quản lý không ảnh hưởng trực tiếp đến nghiệp vụ giao nhận mà ảnh hưởng đến nhân viên, tinh thần làm việc, tính sáng tạo, linh hoạt. Thời gian kể từ khi trình lên cấp trên chờ phê duyệt hoặc từ cấp trên gửi xuống khá dài dẫn đến bỏ lỡ cơ hội kinh doanh, thông tin lệch lạc thiếu độ chính xác, làm sai lệch dẫn đến quyết định sai. Ngược lại, nếu doangh nghiệp có một cơ chế quản lý phù hợp, tinh gọn nhưng lại hoàn thành các nhiệm vụ một cách tối ưu thì hiệu quả cơng việc được nâng cao.
1.4.1.4 Uy tín doanh nghiệp
Uy tín doanh nghiệp chính là sự phản ánh của khách hàng đối với dịch vụ mà họ nhận được, việc xây dựng được uy tín trên thị trường là một điều hết sức khó khăn. Một khi doanh nghiệp đã xây dựng được uy tín đối với khách hàng cũng chính là lúc khách hàng tin tưởng vào doanh nghiệp nhờ đó có thể tăng sức cạnh tranh trên thị trường. Khi đã xây dựng được uy tín đối với khách hàng thì doang nghiệp dễ dàng hơn trong việc tổ chức thực hiện nghiệp vụ vì sự quen thuộc sẵn có của khách hàng, và một phần hiểu được quá trình tổ chức thực hiện được diễn ra như thế nào dễ dàng trao đổi khi có vấn đề phát sinh. Cũng nhờ xây dựng được uy tín đối với khách hàng Cơng ty ngày càng có nhiều khách hàng và dễ dàng hơn nếu có mục tiêu mở rộng thị trường hoạt động.
22
1.4.2 Nhân tố khách quan
1.4.2.1 Môi trường pháp luật
Luật pháp của mỗi quốc gia được hiểu là một hệ thống văn bản pháp quy của một quốc gia bao gồm Hiến pháp, luật và các văn bản dưới luật cùng với những tập quán và án lệ... Hầu hết các quốc gia có biển và thậm chí cả những quốc gia khơng có biển đã ban hành các văn bản pháp quy điều chỉnh hoạt động hàng hải. Đó là các luật và các văn bản dưới luật tạo thành một hệ thống các quy phạm quy định cho các hoạt động hàng hải và vận chuyển hàng hóa bằng đường biển. Ở các nước khác nhau có cách thức ban hành hệ thống văn bản khác nhau, thường là một đạo luật chung quản lý nhà nước về hàng hải, cịn các vấn đề liên quan có thể ban hành luật hoặc quy định trong các luật liên quan.
Hoạt động xuất nhập khẩu là sự kết nối giữa các quốc gia khác nhau, mỗi quốc gia có pháp luật, quy định, chính sách riêng đối với hàng hóa. Sự ổn định chính trị của quốc gia “khơng chỉ tạo điều kiện thuận lợi cho quốc gia đó phát triển mà cịn là một trong những yếu tố để các quốc gia khác và thương nhân người nước ngồi giao dịch và hợp tác với quốc gia đó”. Để hội nhập quốc tế trong thời kỳ cơng nghiệp, hệ thống luật pháp Việt Nam liên quan tới logistics đã được hình thành. Luật Thương mại năm 2005 đã thay thế Luật Thương mại 1997, trong đó dịch vụ logistics được thay cho dịch vụ giao nhận. Năm 2006, VN chính thức cơng nhận Cơng ước tạo điều kiện thuận lợi cho tàu biển ra vào cảng biển.
1.4.2.2 Môi trường kinh tế
Hoạt động giao nhận hàng hóa xuất nhập khẩu chịu ảnh hưởng của tình hình kinh tế thế giới. Những biến động của nền kinh tế thế giới tác động trực tiếp hoặc gián tiếp đến hoạt động giao nhận. Khi hoạt động thương mại quốc tế phát triển thì khối lượng hàng hóa xuất nhập khẩu sẽ gia tăng, các doanh nghiệp giao nhận sẽ có nhiều cơ hội để mở rộng kinh doanh.
Việt Nam đã ký kết nhiều Hiệp định Thương mại tự do (FTA) thế hệ mới trong đó có FTA với Hàn Quốc và FTA với Liên minh Kinh tế Á-Âu (bao gồm: Nga, Belarus,
23
Kazakhstan, Armenia, Kyrgyzstan, Khối Thương mại Tự do châu u – EFTA (gồm các nước Thụy Sỹ, Na-uy, Ireland và Liechstentein), mở ra cánh cửa cho các ngành xuất, nhập khẩu trong nước tạo điều kiện cho các doanh nghiệp có kim ngạch xuất khẩu lớn như dệt may, da giày, thủy sản kéo theo đó là sự phát triển của các doanh nghiệp cung cấp dịch vụ logistics.
1.4.2.3 Phát triển cơ sở vật chất kỹ thuật
Đây là nhân tố thuộc về cơ sở hạ tầng phục vụ cho hoạt động giao nhận hàng hóa xuất nhập khẩu bao gồm sự phát triển của hệ thống giao thông vận tải và trình độ phát triển của hệ thống thơng tin liên lạc. Các nhân tố này có thể tăng cường hoặc hạn chế việc mở rộng thị trường giao nhận xuất nhập khẩu của doanh nghiệp, cũng như tăng cường hoặc hạn chế các hoạt động và dịch vụ vận chuyển hàn hóa xuất nhập khẩu của doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ giao nhận.
Theo vietnam.vnnet.vn (2020): “Hiện nay cả nước có 272 bến cảng, tổng chiều dài cầu cảng đạt 92,2 km với tổng công suất trên 550 triệu tấn/năm. Hệ thống cảng biển gắn liền với các trung tâm, các vùng kinh tế lớn của cả nước. Một số cảng biển đã và đang được đầu tư với quy mơ hiện đại mang tầm vóc quốc tế như cảng biển Bà Rịa - Vũng Tàu, cảng biển Hải Phịng”. Hệ thống cảng biển Việt Nam khơng ngừng được
nâng cao chất lượng dịch vụ, xếp dỡ tại cảng biển, do đó, sản lượng hàng hóa thơng qua hệ thống cảng biển ngày một lớn. Cơ sở hạ tầng và trang thiết bị của người giao nhận như văn phòng, kho bãi, phương tiện bốc dỡ, phương tiện vận tải để tham gia hoạt động giao nhận hàng xuất nhập khẩu ngày càng được nâng cao và áp dụng những công nghệ tiên tiến hơn.
1.4.2.4 Mức độ cạnh tranh
Mức độ cạnh tranh trong lĩnh vực giao nhận hàng hóa xuất nhập khẩu ngày càng gay gắt vì các doanh nghiệp tham gia vào thị trường này không cần vốn đầu tư lớn, lợi nhuận cao. Do đó, để đứng vững trên thị trường, doanh nghiệp phải phát huy được năng lực của mình và khơng ngững nâng cao uy tín, vị thế. Mức độ cạnh tranh sẽ đẩy nhanh việc hồn thiện hệ thống bằng những cơng nghệ mới nhất, hay việc áp lực về cắt giảm
24
cho phí. Khi có sự hỗ trợ bởi hệ thống thơng tin thì mọi cơng đoạn trong nghiệp vụ được theo dõi chặt chẽ hơn, chính xác hơn và tiết kiệm về nhiều mặt. Vậy nên mức độ cạnh tranh ảnh ít nhiều đến việc hồn thiện nghiệp vụ giao nhận hàng hóa trở nên hồn thiện.
1.4.2.5 Điều kiện tự nhiên
Điều kiện tự nhiên ảnh hưởng trực tiếp đến việc giao hàng, nhận hàng và quá trình vận chuyển hàng. Quá trình vận chuyển cũng chịu tác động của yếu tố thời tiết như: sương mù, bão làm chậm việc giao hàng, thiệt hại tàu và hàng hóa dẫn đến phát sinh hậu quả cho nhiều bên có liên quan. Đối với điều kiện tự nhiên là một điều khó có thể tránh khỏi vì hoạt động giao nhận bằng đường biển cần diễn ra một thời gian trên biển, mà các vấn đề thiên tai thì chỉ có cách làm giảm thiểu thiệt hại chứ khơng thể thay đổi được tình trạng của điều kiện. Do đó sẽ ảnh hưởng tốc độ làm hàng và thời gian giao nhận.
TÓM TẮT CHƯƠNG 1
Chương 1 của đề tài tác giả đã giới thiệu và đưa ra hệ thống lại những khái niệm về hoạt động giao nhận hàng hóa, đặc điểm, vai trị, phân loại và sự cần thiết của hoạt động giao nhận. Ngoài ra, cũng đưa ra các tiêu chí đánh giá hoạt động giao nhận bằng đường biển và các nhân tố chủ quan và khách quan ảnh hưởng đến nghiệp vụ giao nhận hàng hóa bằng đường biển.
25
CHƯƠNG 2. THỰC TRẠNG NGHIỆP VỤ GIAO NHẬN HÀNG HÓA XUẤT KHẨU BẰNG ĐƯỜNG BIỂN THEO NGUYÊN CONTAINER TẠI CÔNG TY TNHH CARGO - PARTNER LOGISTICS