9 Khoả n2 Điều 21 Nghị định 52/2013/NĐ-CP về thương mại điện tử
1.2.1. Khái niệm, đặc điểm của pháp luật về bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng trong giao kết và thực hiện hợp đồng thương mại điện tử
giao kết và thực hiện hợp đồng thương mại điện tử
1.2.1. Khái niệm, đặc điểm của pháp luật về bảo vệ quyền lợi ngườitiêu dùng trong giao kết và thực hiện hợp đồng thương mại điện tử tiêu dùng trong giao kết và thực hiện hợp đồng thương mại điện tử
Pháp luật về bảo vệ quyền lợi NTD là hệ thống các quy phạm pháp luật điều chỉnh hoạt động bảo vệ quyền lợi NTD được Nhà nước ban hành hoặc thừa nhận, được sử dụng lâu dài và được ghi nhận trong các văn bản quy phạm pháp luật, được bảo đảm thực hiện bằng cưỡng chế của Nhà nước.
Với những đặc thù riêng của hợp đồng TMĐT, pháp luật về bảo vệ quyền lợi NTD trong giao kết và thực hiện hợp đồng TMĐT cũng phải có sự tiên tiến, phù hợp với thực tiễn hoạt động mà lĩnh vực pháp luật này điều chỉnh, trong đó có các sự điều chỉnh phù hợp với những đặc điểm chung của thương mại điện tử, điều đó đồng nghĩa với việc tạo nên những đặc điểm riêng biệt đối với chính bản thân các đạo luật điều chỉnh các quan hệ pháp luật TMĐT này. Những đặc trưng của pháp luật về bảo vệ quyền lợi NTD trong TMĐT được xây dựng vừa nhằm đảm bảo điều chỉnh phù hợp với đối
tượng điều chỉnh là các giao dịch thương mại đặc thù liên quan đến giao dịch điện tử, đồng thời đảm bảo tính hiệu quả và thực tiễn khi áp dụng rộng rãi các quy định có liên quan. Do đó, một số đặc điểm của pháp luật về bảo vệ quyền lợi NTD có thể xác định cơ bản như sau:
Thứ nhất, quá trình hình thành các quy phạm pháp luật bảo vệ quyền
lợi NTD trong giao kết và thực hiện hợp đồng TMĐT được ra đời do sự xuất hiện của công nghệ thông tin và mạng Internet. Pháp luật ln có tính dự liệu và được hình thành phục vụ nhu cầu điều chỉnh của thực tiễn đời sống, do đó, khi trên thực tế xuất hiện một quan hệ xã hội cần được điều chỉnh mà pháp luật chưa thể dự liệu trước đó được thì đương nhiên việc xây dựng các quy định pháp luật có liên quan đến quan hệ xã hội này sẽ được xây dựng và pháp điển hóa một cách cụ thể nhằm điều chỉnh một cách quy củ, rộng rãi đối với quan hệ xã hội này. Và hợp đồng TMĐT cũng không phải một ngoại lệ, sự ra đời của TMĐT vượt quá khả năng dự liệu của pháp luật, đặc biệt với những bước tiến vượt bậc về công nghệ thông tin lại càng khiến cho các TMĐT được diễn ra nhanh chóng và rộng rãi hơn bao giờ hết, điều này tạo nên sự tác động mạnh mẽ của nó vào nền kinh tế chung cũng như đời sống xã hội của mỗi con người. Do vậy, sự hình thành và phát triển của pháp luật về bảo vệ quyền lợi NTD trong giao kết và thực hiện hợp đồng TMĐT ra đời nhằm đáp ứng những nhu cầu thực tế và tạo hành lang pháp lý vững chắc cho hoạt động này được phát triển,
Thứ hai, pháp luật bảo vệ quyền lợi NTD trong giao kết và thực hiện
hợp đồng TMĐT được xây dựng trên cơ sở Hướng dẫn Liên hợp quốc về bảo vệ NTD và Luật Mẫu về TMĐT. Để đảm bảo sự công bằng của tất cả các chủ thể khi tham gia giao dịch trên toàn thế giới, sự cần thiết phải ban hành một biểu mẫu chung nhằm áp dụng phổ biến cho tất cả các đối tượng là một yêu cầu thiết thực. Để đáp ứng yêu cầu này, Hướng dẫn Liên hợp quốc về bảo vệ
NTD và Luật Mẫu về TMĐT đã được xây dựng và áp dụng rộng rãi. Các quy định này đóng vai trị như kim chỉ nam trong hoạt động TMĐT trên tồn cầu cầu nói chung và Việt Nam nói riêng.
Thứ ba, pháp luật bảo vệ quyền lợi NTD trong giao kết và thực hiện
hợp đồng TMĐT là lĩnh vực luật công được dùng để điều chỉnh các quan hệ tư giữa các tổ chức, cá nhân kinh doanh và người tiêu dùng. Khi xây dựng và áp dụng điều chỉnh pháp luật vào hoạt động TMĐT để bảo vệ quyền và lợi ích của người tiêu dùng, pháp luật lĩnh vực này được xây dựng dựa trên nền tảng các quyền cơ bản của con người, các quyền và lợi ích hợp pháp của con người trong hoạt động tiêu dùng thường nhật và được áp dụng để bảo vệ quyền lợi hợp pháp của nhóm người yếu thế - người tiêu dùng, đặc biệt là đối với các giao dịch được thực hiện thông qua phương tiện thơng tin điện tử. Do đó, khi các chủ thể tham gia giao dịch trong hợp đồng TMĐT về tiêu dùng, các bên không chỉ bảo vệ các quyền dân sự khi tiến hành giao dịch theo pháp luật dân sự mà còn phải đảm bảo tuân thủ theo quy định về các quyền và lợi ích riêng của người tiêu dùng NTD mà pháp luật bảo vệ quyền lợi NTD trong TMĐT.
Với những đặc thù riêng của pháp luật về bảo vệ quyền lợi NTD trong giao kết và thực hiện hợp đồng TMĐT, trên thực tế các quy định của pháp luật về bảo vệ quyền lợi NTD đã và đang là một trong những hành lang pháp lý vững chắc để đảm bảo cho các quyền và lợi ích chính đáng của NTD không bị xâm phạm, đồng thời các quy định của lĩnh vực pháp luật này cũng đã và đang dần ổn định và đưa các hợt động TMĐT nói riêng và thương mại nói chung vào quy củ.