Với sự xuất hiện của hàng loạt các trang web và ứng dụng sàn TMĐT trong nước và xuyên biên giới như Shopee, Lazada, Tiki khách hàng có thể dễ dàng mua sắm mọi thứ, từ đồ tạp hóa, điện tử, cho đến các dịch vụ giáo dục và đặt phòng khách sạn chỉ với một cú nhấp chuột hoặc những thao tác đơn giản trên thiết bị di động thông minh và điều quan trọng là với mức giá rất phải chăng. Có thể thấy rõ ngành TMĐT đang ngày càng mang lại nhiều động lực cho sự phục hồi kinh tế vốn chịu tác động nghiêm trọng của đại dịch COVID-19.
2.2.2. Thực trạng thực hiện pháp luật về bảo vệ người tiêu dùngtrong giao kết và thực hiện hợp đồng thương mại điện tử trong giao kết và thực hiện hợp đồng thương mại điện tử
2.2.2.1. Thành tựu đạt được trong việc thực hiện hiện pháp luật về bảo vệ người tiêu dùng trong giao kết và thực hiện hợp đồng thương mại điện tử
- Bảo vệ thông tin của NTD trong giao kết hợp đồng TMĐT: Trong những năm gần đây, vấn đề bảo vệ thông tin NTD đã được nhiều doanh nghiệp quan tâm và chủ động thực thi. Các hoạt động này được thể hiện thơng qua việc xây dựng các chính sách nội bộ về quản lý thông tin của NTD; xây dựng và công bố cơng khai trên website, tờ rơi về chính sách thơng tin của doanh nghiệp đối với NTD.
- Cung cấp thông tin cho NTD trong quá trình giao kết hợp đồng TMĐT: Khung pháp lý về trách nhiệm cung cấp thông tin cho NTD của tổ chức, cá nhân kinh doanh đã bước đầu được hình thành. Các quy định cơ bản như cung cấp thông tin về hàng hóa, dịch vụ, về tổ chức, cá nhân kinh doanh… cho NTD trước khi giao kết hợp đồng qua phương tiện điện tử góp phần tạo dựng lịng tin của NTD đối với loại hình giao dịch mới mẻ này. Theo thống kê của Cục thương mại điện tử và Kinh tế số, năm 2020 tỷ lệ doanh nghiệp có website là 44%. Đa số doanh nghiệp đã chú trọng nhiều hơn tới việc chăm sóc website của mình, có 47% doanh nghiệp cập nhật thông tin lên
website hàng ngày. Tỷ lệ doanh nghiệp kinh doanh trên mạng xã hội và các sàn giao dịch điện tử năm 2020 lần lượt là 36% và 12%.23
- Công tác bảo vệ quyền lợi NTD của cơ quan nhà nước
Năm 2020, Cục CT & BVNTD đã tiếp nhận 1428 phản ánh, yêu cầu, kiến nghị của NTD. Trong đó, chủ yếu tăng mạnh thơng qua Tổng đài tư vấn và hỗ trợ NTD. Đa số các vụ việc hoặc yêu cầu tư vấn của NTD đã được các tổng đài viên tư vấn ngay khi tiếp nhận. Có khoảng 60% cuộc gọi của NTD được tư vấn gửi yêu cầu, kiến nghị, khiếu nại đến các cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền tại Trung ương và địa phương để được giải quyết. Với 40% cuộc gọi còn lại, NTD được tư vấn cách thức mua, tiêu dùng đúng cách, hiệu quả, cảnh báo những trường hợp cần lưu ý trong giao dịch mua, bán với các tổ chức, cá nhân kinh doanh hàng hóa, dịch vụ, đặc biệt là những giao dịch trên môi trường mạng (giao dịch qua mạng xã hội, qua điện thoại…); được cung cấp thơng tin về tiến trình giải quyết yêu cầu, kiến nghị, khiếu nại của NTD tại Cục CT&BVNTD, về các chương trình thu hồi sản phẩm khuyết tật đang được triển khai…24
Để NTD biết đến và hiểu rõ hơn về bảo vệ quyền lợi của mình, Thủ tướng Chính phủ quyết định lấy ngày 15/3 hằng năm là Ngày Quyền của NTD Việt Nam25. Năm 2020, trong bối cảnh TMĐT phát triển mạnh mẽ, các giao dịch hợp đồng TMĐT có chiều hướng gia tăng, đồng thời xuất hiện nhiều vấn đề về bảo vệ NTD trong lĩnh vực này, Bộ Công Thương đã lựa chọn chủ đề “Bảo vệ NTD trong thương mại điện tử”. Sự kiện này nhằm hướng tới NTD có thói quen mua hàng trực tuyến, các doanh nghiệp kinh doanh trực tuyến và các chủ thể liên quan (doanh nghiệp bán hàng, doanh