Khoả n2 Điều 20 Nghị định 52/2013/NĐ-CP về Thương mại điện tử

Một phần của tài liệu Pháp luật bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng trong giao kết và thực hiện hợp đồng thương mại điện tử ở Việt Nam (Trang 44 - 47)

Tuy nhiên, trong đa phần các trường hợp, người bán không gửi một thông tin cụ thể như vậy đến NTD. Mà người bán sẽ đăng thơng tin về hàng hóa, dịch vụ kèm theo giá cả và những điều kiện giao dịch chung lên trang website TMĐT bán hàng của mình. Điều này được gọi là thông báo mời đề nghị giao kết hợp đồng12. Khi khách hàng gửi một chứng từ điện tử (bằng cách click chuột vào nút đặt hàng) thể hiện việc muốn mua hàng hóa, dịch vụ gắn kèm với nút đặt hàng đó thì việc này được xem là đề nghị giao kết hợp đồng từ phía khách hàng. Và thời điểm mà khách hàng nhận được trả lời của thương nhân, tổ chức, cá nhân bán hàng chấp nhận đề nghị giao kết hợp đồng chính là thời điểm giao kết hợp đồng13 . Việc quy định về thời điểm giao kết hợp đồng với chức năng chức năng đặt hàng trực tuyến như trên chỉ có giá trị về mặt hình thức. Vì thời điểm đề nghị giao kết hợp đồng và thời điểm chấp nhận đề nghị giao kết hợp đồng chỉ khác nhau khi website TMĐT nào đó cịn phải thực hiện một cách thủ công. Tức là, khi nhận được đề nghị mua hàng của khách hàng, người quản lý website TMĐT đó phải đi kiểm tra kho hàng, khả năng cung ứng của mình rồi sau đó mới gửi lại một chứng từ điện tử thể hiện sự chấp nhận đề nghị giao kết hợp đồng. Khi tồn bộ các thơng tin về hoạt động kinh doanh đã được điện tử hóa, bao gồm cả thơng tin về số lượng hàng hóa tồn kho, khả năng và thời gian cung ứng hàng hóa, dịch vụ, máy tính sẽ tính tốn và trả lời ngay lập tức đề nghị giao kết hợp đồng của khách hàng. Thời điểm đề nghị giao kết, thời điểm chấp nhận đề nghị và thời điểm giao kết gần như là trùng nhau, đây cũng là thời điểm hợp đồng có hiệu lực. Khách hàng hồn tồn khơng có khả năng rút lại đề nghị giao kết hợp đồng. Cùng với việc chấp nhận đề nghị giao kết hợp đồng, máy tính quản lý website

12 Điều 15 Nghị định số 52/2013/NĐ-CP ngày 16 tháng 5 năm 2013 của Chính phủ về thương mại điện tử. 13 Điều 21 Nghị định số 52/2013/NĐ-CP ngày 16 tháng 5 năm 2013 của Chính phủ về thương mại điện tử. 13 Điều 21 Nghị định số 52/2013/NĐ-CP ngày 16 tháng 5 năm 2013 của Chính phủ về thương mại điện tử.

TMĐT của người bán cũng gửi kèm theo một email đến địa chỉ email của người mua, đây là một chứng từ điện tử chứng minh cho việc đặt mua.

Tuy nhiên, thực tế hoạt động TMĐT lại cho thấy rằng, thời điểm giao kết hợp đồng này là khơng phù hợp. Vì rõ ràng là hợp đồng đã giao kết nhưng sau đó người mua vẫn hồn tồn có khả năng khơng nhận hàng, khơng trả tiền; người bán thì có thể vì lý do khơng đủ khả năng cung ứng, máy tính chưa cập nhật kịp nên hủy bỏ đơn hàng và đơn phương chấm dứt thực hiện hợp đồng. Cả hai trường hợp trên đều thường xuyên xảy ra và khơng có biện pháp chế tài nào có thể được áp dụng dù rõ ràng đó là vi phạm hợp đồng. Điều này cho thấy rằng hợp đồng giữa người bán với NTD trong hoạt động TMĐT được thực hiện chủ yếu dựa trên thiện chí của hai bên.

 Về quy trình giao kết hợp đồng

Một đặc trưng đáng chú ý về quy trình giao kết hợp đồng trong TMĐT là việc giao kết hợp đồng được thực hiện qua nhiều bước. Chỉ với một cú “click” vào nút đặt hàng sẽ khơng hình thành chứng từ điện tử đề nghị giao kết hợp đồng từ phía khách hàng. Để hình thành một chứng từ đề nghị giao kết cần trải qua nhiều bước, ở mỗi bước NTD đều có khả năng kiểm tra, rà sốt lại các hàng hóa, dịch vụ mà mình dự định mua và có thể sửa chữa hoặc hủy giao dịch bất cứ lúc nào.

Trong đa phần các trang web TMĐT, NTD sẽ có ba lần kiểm tra về hàng hóa, dịch vụ mà mình dự định mua. Lần 1 là khi NTD lựa chọn click vào nút “Đặt hàng”, “Thêm vào giỏ hàng”. Lần 2 là khi NTD vào giỏ hàng để kiểm tra các hàng hóa, dịch vụ mà mình đã chọn mua và biết giá tiền tạm tính của những mặt hàng này. Sau kiểm tra lần 2, NTD sẽ click vào nút “Thanh tốn”, sau đó các trang web TMĐT sẽ hiển thị lại một lần nữa các thông tin giao dịch và NTD cần click vào nút “Xác nhận” để hoàn thành việc đưa ra đề nghị giao kết hợp đồng.

Việc đưa ra một đề nghị giao kết hợp đồng cần được tiến hành qua nhiều bước như vậy vì đó là một quy định của pháp luật, u cầu người bán hàng trên các trang web TMĐT phải cho NTD quyền rà soát và xác nhận lại nội dung hợp đồng. Theo đó:

“Website thương mại điện tử phải có cơ chế cho phép khách hàng rà soát, bổ sung, sửa đổi và xác nhận nội dung giao dịch trước khi sử dụng chức năng đặt hàng trực tuyến để gửi đề nghị giao kết hợp đồng. Cơ chế rà soát và xác nhận này phải đáp ứng các điều kiện sau:

1. Hiển thị cho khách hàng những thông tin sau:

a) Tên hàng hóa hoặc dịch vụ, số lượng và chủng loại;

b) Phương thức và thời hạn giao hàng hoặc cung ứng dịch vụ;

c) Tổng giá trị của hợp đồng và các chi tiết liên quan đến phương thức thanh toán được khách hàng lựa chọn.

Những thông tin này phải có khả năng lưu trữ, in ấn được trên hệ thống thông tin của khách hàng và hiển thị được về sau.

2. Hiển thị cho khách hàng những thông tin về cách thức trả lời chấp nhận đề nghị giao kết hợp đồng và thời hạn trả lời đề nghị giao kết hợp đồng. 3. Cho phép khách hàng sau khi rà sốt những thơng tin nói trên được lựa chọn hủy giao dịch hoặc xác nhận việc đề nghị giao kết hợp đồng.”14

Như đã phân tích ở phần thời điểm giao kết hợp đồng, thời điểm mà NTD gửi đi chứng từ điện tử đề nghị giao kết hợp đồng cũng sẽ là thời điểm mà máy tính của người sở hữu website TMĐT trả lời đề nghị, nếu chấp nhận thì đây cũng là thời điểm giao kết hợp đồng. Tuy nhiên, đối với các website TMĐT chưa có hệ thống trả lời tự động, người bán sẽ gọi điện hoặc gửi mail cho người mua một lần nữa để xác nhận việc giao kết hợp đồng, đây cũng là một cách thức thực hiện quyền rà soát và xác nhận hợp đồng.

Một phần của tài liệu Pháp luật bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng trong giao kết và thực hiện hợp đồng thương mại điện tử ở Việt Nam (Trang 44 - 47)