Quy định pháp luật hiện hành về bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng trước khi giao kết hợp đồng thương mại điện tử với tổ chức, cá nhân

Một phần của tài liệu Pháp luật bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng trong giao kết và thực hiện hợp đồng thương mại điện tử ở Việt Nam (Trang 37 - 44)

9 Khoả n2 Điều 21 Nghị định 52/2013/NĐ-CP về thương mại điện tử

2.1.1. Quy định pháp luật hiện hành về bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng trước khi giao kết hợp đồng thương mại điện tử với tổ chức, cá nhân

dùng trước khi giao kết hợp đồng thương mại điện tử với tổ chức, cá nhân kinh doanh

2.1.1.1. Điều kiện chủ thể được thiết lập website bán hàng

Để đảm bảo công tác kiểm tra, quản lý nhà nước và bảo vệ quyền lợi của các chủ thể trong các giao dịch, pháp luật yêu cầu các thương nhân, tổ chức, cá nhân cung cấp hàng hóa dịch vụ bằng hình thức TMĐT phải thơng báo hoặc đăng ký với Bộ Công Thương, việc thông báo, đăng ký được thực hiện trực tuyến tại Cổng thông tin Quản lý hoạt động thương mại điện tử. Theo điều 52 Nghị định 52/2013/NĐ-CP quy định về Điều kiện thiết lập website thương mại điện tử bán hàng như sau:

Các thương nhân, tổ chức, cá nhân được thiết lập website thương mại điện tử bán hàng nếu đáp ứng các điều kiện sau:

1. Là thương nhân, tổ chức đã được cấp mã số thuế cá nhân.

2. Đã thông báo với Bộ Công Thương về việc thiết lập website thương mại điện tử bán hàng theo quy định tại Điều 53 Nghị định này.

Khoản 1 Điều 25 Nghị định số 52/2013/NĐ-CP về Thương mại điện tử quy định khái niệm về website TMĐT bán hàng như sau: "Website TMĐT bán hàng là website TMĐT do các thương nhân, tổ chức, cá nhân tự thiết lập để phục vụ hoạt động xúc tiến thương mại, bán hàng hóa hoặc cung ứng dịch vụ của mình”. Do vậy, theo quy định của Điều 27 Nghị định 52/2013/NĐ-CP, cá nhân, thương nhân thiết lập website TMĐT bán hàng phải thực hiện thủ tục

thông báo với Bộ Công Thương. Từ khi Nghị định 52/2013/NĐ-CP có hiệu lực thi hành đến nay, thực tiễn ghi nhận có hơn 29.000 website TMĐT bán hàng đã thơng báo đến cơ quan quản lý nhà nước về hoạt động của mình. Mặc dù vậy, theo Sách trắng TMĐT 2019, có đến 49% các website này ở mức độ rất cơ bản, khơng có tương tác, khơng có đặt hàng trực tuyến, không cập nhật nội dung thường xuyên và chỉ đơn thuần giới thiệu doanh nghiệp, sản phẩm/dịch vụ đang cung cấp.

Do vậy, trên cơ sở thống nhất với quy định của Luật Thương mại 2005 và của pháp luật có liên quan, với mục tiêu giảm thiểu đối tượng phải thực hiện thủ tục hành chính qua đó giảm chi phí, thời gian của người dân, doanh nghiệp theo đúng tinh thần chỉ đạo của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ, tại Nghị định 85/2021/NĐ-CP sửa đổi, bổ sung Nghị định 52/2013/NĐ-CP đã sửa đổi quy định về trách nhiệm thực hiện thủ tục thông báo website TMĐT bán hàng tại Điều 27 Nghị định 52/2013/NĐ-CP theo hướng thu hẹp phạm vi thực hiện thủ tục hành chính của tổ chức, cá nhân. Theo đó, chỉ website TMĐT bán hàng có chức năng đặt hàng trực tuyến mới phải thực hiện thủ tục hành chính thơng báo với Bộ Công Thương.

2.1.1.2. Điều kiện chủ thể được cung cấp dịch vụ website thương mại điện tử

Theo Điều 54 Nghị định 52/2013/NĐ-CP , khoản 2 Điều 10, Điều 11 Nghị định 08/2018/NĐ-CP và Khoản 18 Điều 1 Nghị định 85/2021/NĐ- CP, thương nhân, tổ chức được thiết lập website cung cấp dịch vụ thương mại điện tử (sàn giao dịch thương mại điện tử, website đấu giá trực tuyến, website khuyến mại trực tuyến) khi đáp ứng đủ các điều kiện sau:

Thứ nhất, là thương nhân, tổ chức được thành lập theo quy định pháp luật.

+ Mơ hình tổ chức hoạt động, bao gồm hoạt động cung cấp dịch vụ, hoạt động xúc tiến, tiếp thị dịch vụ cả trong và ngồi mơi trường trực tuyến; hoạt động logistic đối với hàng hóa.

+ Phân định quyền và trách nhiệm giữa thương nhân, tổ chức cung cấp dịch vụ thương mại điện tử với các bên sử dụng dịch vụ.

Thứ ba, đã đăng ký thiết lập website cung cấp dịch vụ thương mại điện tử và được Bộ Công Thương xác nhận đăng ký theo quy định.

Trong trường hợp thương nhân, tổ chức thiết lập website TMĐT vừa là website TMĐT bán hàng vừa là website cung cấp dịch vụ TMĐT phải thông báo và đăng ký với Bộ Công Thương.

2.1.1.3. Trách nhiệm cung cấp thông tin của các tổ chức, kinh doanh đối với người tiêu dùng trên website thương mại điện tử

Thông tin là căn cứ quan trọng nhất để NTD đưa ra quyết định mua hàng, là yếu tố then chốt trong việc bảo vệ NTD. Người bán trong hoạt động TMĐT phải đảm bảo được tính chính xác, minh bạch, đầy đủ của thơng tin mà mình cung cấp cho NTD. Chính xác tức là đúng đắn, chân thật, khơng gây hiểu nhầm. Minh bạch là rõ ràng, dễ dàng truy cập được thơng tin đó. Đầy đủ tức là lượng thơng tin phải đủ mức để NTD dựa vào đó có thể đưa ra một quyết định đúng đắn, phù hợp với nhu cầu của họ. Thực tế, với sự phát triển của TMĐT, nhóm quy định này ngày càng trở nên quan trọng khi quyết định mua hàng hóa, dịch vụ của người tiêu dùng phần lớn dựa vào thơng tin nhận được từ phía người bán.

Theo Điều 12, Luật Bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng 2010 và Điều 17 Nghị định số 99/2011/NĐ-CP quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật bảo vệ quyền lợi NTD thì nhưng tổ chức, cá nhân kinh doanh phải cung cấp cho NTD những thông tin sau:

- Thông tin về người bán: tên, địa chỉ, giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh, mã số thuế, số điện thoại liên lạc và các phương thức liên hệ trực tuyến khác để tiếp nhận phản ánh về chất lượng hàng hóa, dịch vụ.

Việc người bán cung cấp thơng tin về danh tính của mình có ý nghĩa rất to lớn. Thơng tin này có phạm vi rất rộng vì nó khơng chỉ gắn liền với một hợp đồng mà nó được áp dụng cho tất cả các hợp đồng mà người bán đó cung cấp. Thơng tin này được duy trì thường xun trên Internet và rất nhiều người có thể truy cập được

- Thơng tin về hàng hóa, dịch vụ: là những thơng tin để khách hàng có thể xác định chính xác các đặc tính của hàng hóa, dịch vụ nhằm tránh sự hiểu nhầm khi quyết định việc đề nghị giao kết hợp đồng. Bao gồm các nội dung bắt buộc thể hiện trên nhãn hàng hóa theo quy định của pháp luật về nhãn hàng hóa, trừ các thơng tin có tính chất riêng biệt theo sản phẩm như: năm, tháng, ngày sản xuất; hạn sử dụng; số lô sản xuất; số khung, số máy. 10

- Thông tin về giá cả: nêu rõ giá đã bao gồm hay chưa bao gồm những chi phí liên quan đến việc mua hàng hóa, dịch vụ như thuế, phí đóng gói, phí vận chuyển và các chi phí phát sinh khác.

- Thơng tin về điều kiện giao dịch chung: các điều kiện hoặc hạn chế trong việc cung cấp hàng hóa hoặc dịch vụ, như giới hạn về thời gian hay phạm vi địa lý (nếu có); chính sách kiểm hàng; chính sách hồn trả, chính sách bảo hành sản phẩm, nếu có; các tiêu chuẩn dịch vụ, quy trình cung cấp dịch vụ, biểu phí và các điều khoản khác liên quan đến việc cung cấp dịch vụ, biểu phí cung cấp; quyền và nghĩa vụ của các bên.

Thông tin về điều kiện giao dịch chung tương tự như những điều khoản về việc thực hiện hợp đồng trong các hợp đồng thương mại, chúng mang ý

10 Khoản 11 Điều 1 Nghị định 85/2021/NĐ-CP sửa đổi, bổ sung mọt số điều của Nghị định 52/201/NĐ-CP vềthương mại điện tử thương mại điện tử

nghĩa rất quan trọng nhưng đa phần NTD thờ ơ với những thông tin này. NTD thường chỉ quan tâm đến thơng tin về hàng hóa, dịch vụ và giá cả của hàng hóa, dịch vụ đó. Họ chỉ tìm đến thơng tin về những điều kiện giao dịch chung như chính sách hồn trả, chính sách bảo hành khi có sự cố phát sinh đối với hàng hóa, dịch vụ. Các website TMĐT thường khơng bắt buộc NTD phải đọc những điều kiện giao dịch chung này, nhưng lại bắt buộc họ phải đồng ý. Những điều kiện giao dịch chung, những điều khoản và điều kiện (Terms & Conditions) thường tồn tại dưới hai dạng: (1) Click (nháy chuột) vào ô “Tôi đồng ý với những điều khoản…” và (2) Người bán nêu rằng “Việc tiếp tục thực hiện giao dịch thể hiện sự đồng ý với những điều kiện giao dịch chung”. Đi kèm với hai dạng trên là một liên kết, NTD cần click vào cụm từ “điều khoản & điều kiện” để dẫn đến trang web có chứa những điều khoản và điều kiện đó. Những “điều khoản & điều kiện” này thường được gọi là “thông tin chẳng ai đọc nhưng ai cũng đồng ý”. Việc này chứa đựng rất nhiều rủi ro khi thực hiện giao dịch vì có thể khi NTD cần trả hàng hoặc bảo hành thì đã hết thời hạn, hoặc trong điều kiện giao dịch chung đó có chứa những điều kiện có thể dẫn đến khả năng miễn trừ trách nhiệm của người bán, gây bất lợi cho NTD.

- Thông tin về vận chuyển và giao nhận: phương thức và thời hạn ước tính cho giao hàng, cung ứng dịch vụ. Đồng thời, pháp luật cũng quy định rằng nếu có phát sinh chậm trễ trong việc giao hàng hoặc cung ứng dịch vụ, thương nhân, tổ chức, cá nhân phải có thơng tin kịp thời cho khách hàng và tạo cơ hội để khách hàng có thể hủy hợp đồng nếu muốn. Tuy nhiên, thực tế thì khơng thương nhân nào lại muốn tạo điều kiện cho khách hàng hủy hợp đồng, vì họ đã tốn chi phí cho việc quảng cáo, lưu kho, đóng gói, vận chuyển sản phẩm đó.

- Thơng tin về các phương thức thanh tốn: cơng bố toàn bộ các phương thức thanh toán áp dụng cho hàng hóa hoặc dịch vụ chào bán trên website, kèm theo giải thích rõ ràng, chính xác để khách hàng có thể hiểu và lựa chọn phương thức thanh toán phù hợp.

Ngồi những thơng tin bắt buộc nêu trên, tùy theo từng phương tiện TMĐT cụ thể mà các tổ chức, cá nhân kinh doanh có thêm những trách nhiệm cung cấp đặc thù như sau:

- Trách nhiệm của tổ chức, cá nhân kinh doanh qua website TMĐT bán hàng: vì họ đồng thời là chủ sở hữu website TMĐT bán hàng nên trách nhiệm của đối tượng này đã bao gồm đầy đủ trong trách nhiệm cung cấp thông tin nêu trên.

- Trách nhiệm của tổ chức, cá nhân kinh doanh qua sàn giao dịch TMĐT: Trách nhiệm của tổ chức, cá nhân, thương nhân kinh doanh qua sản

giao dịch TMĐT, ứng dụng sàn giao dịch TMĐT : bao gồm hai loại chủ thể là tổ chức, cá nhân, thương nhân là chủ sở hữu website TMĐT, ứng dụng sàn giao dịch TMĐT và tổ chức, cá nhân, thương nhân tiến hành hoạt động mua bán trên website, ứng dụng đó. Vì vậy, ngồi việc tổ chức, cá nhân, thương nhân tiến hành hoạt động mua bán trên đó (sau đây gọi là người bán) phải cung cấp thơng tin cho NTD thì cịn phải cung cấp thơng tin cho người sở hữu website, ứng dụng di động để kiểm duyệt và cho phép đăng ký hoạt động trên website đó. Chủ sở hữu website sàn giao dịch TMĐT, ứng dụng sàn giao dịch TMĐT phải đăng cơng khai quy chế và các hình thức giao dịch của sàn giao dịch lên trang chủ website để NTD có thể tìm hiểu và theo dõi, trong đó có những nội dung liên quan đến bảo vệ NTD như: quy định về an tồn thơng tin, quản lý thơng tin trên sàn giao dịch TMĐT; chính sách bảo

vệ thơng tin cá nhân người sử dụng dịch vụ; biện pháp xử lý với hành vi xâm phạm quyền lợi NTD,...

Nghị định 85/2021/NĐ-CP sửa đổi, bổ sung Nghị định 52/2013/NĐ- CP, đã bổ sung trách nhiệm của thương nhân, tổ chức cung cấp dịch vụ sàn giao dịch thương mại điện tử, Nghị định bổ sung đối với những sàn giao dịch TMĐT có chức năng đặt hàng trực tuyến, ngồi các nghĩa vụ trên, thương nhân, tổ chức cung cấp dịch vụ sàn giao dịch TMĐT có trách nhiệm: Chỉ định đầu mối tiếp nhận yêu cầu và cung cấp thông tin trực tuyến cho cơ quan quản lý nhà nước về các đối tượng có dấu hiệu vi phạm pháp luật; đầu mối này sẽ cung cấp thơng tin trong vịng 24 giờ kể từ thời điểm tiếp nhận yêu cầu để kịp thời phục vụ công tác thanh tra, kiểm tra, xử lý vi phạm và giải quyết khiếu nại, tố cáo; Là đầu mối tiếp nhận và giải quyết các khiếu nại của NTD trong trường hợp một giao dịch thực hiện trên sàn giao dịch TMĐT có nhiều hơn 2 bên tham gia; Lưu trữ thơng tin về các giao dịch đặt hàng được thực hiện trên sàn giao dịch TMĐT theo quy định của pháp luật về kế toán; Liên đới bồi thường thiệt hại trong trường hợp vi phạm nghĩa vụ quy

định tại các khoản 8, khoản 9 Điều 36 mà gây thiệt hại. Quy định này là hợp lý, đã áp đặt nhiều trách nhiệm lên các sàn giao dịch như một trung gian thương mại, làm cho họ có trách nhiệm hơn về việc bảo vệ quyền lợi NTD.

Đây được xem là trách nhiệm cần thiết, cơ bản của tổ chức, cá nhân kinh doanh hàng hóa, dịch vụ đổi với NTD. Yêu cầu tính trung thực và các thực cao của người bán đối với hàng hóa, dịch vụ của mình khi quảng cáo, giới thiệu hàng hóa đến với người mua. Khi người bán kê khai thông tin trung thực, đưa những hình ảnh thật về hàng hóa, mơ tả chi tiết về tính năng, cơng dụng, cũng như chất lượng của sản phẩm cũng đã bước đầu tránh cho NTD mua phải hàng nhái, hàng giả, hàng kém chất lượng, để ảnh hưởng đến

quyền lợi của họ. Có thể nói, nội dung của quy định này trên thực tế đã được các tổ chức, cá nhân áp dụng đầy đủ nhưng NTD vẫn luôn phàn nàn và phản hồi về việc hàng hóa đặt mua trên các trang bán hàng trực tuyến chất lượng

không như quảng cáo, không như giới thiệu của nhà cung cấp. Thông tin là

do thương nhân xây dựng dựa trên “sự thật” về hàng hóa, dịch vụ, thương nhân và giao dịch. Vì vậy, thương nhân có khả năng và có trách nhiệm phải cung cấp đầy đủ, chính xác các thơng tin này tới NTD.

Một phần của tài liệu Pháp luật bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng trong giao kết và thực hiện hợp đồng thương mại điện tử ở Việt Nam (Trang 37 - 44)