PGS.TS Nguyễn Duy Phương (26/9/2019), “Hợp đồng thương mại điện tử: thực trạng và hướng hoàn

Một phần của tài liệu Pháp luật bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng trong giao kết và thực hiện hợp đồng thương mại điện tử ở Việt Nam (Trang 50 - 55)

Nhóm thứ nhất là một số vi phạm về hoạt động kinh doanh thương mại điện tử, như: tổ chức mạng lưới kinh doanh, tiếp thị cho dịch vụ thương mại điện tử, trong đó mỗi người tham gia phải đóng một khoản tiền ban đầu để mua dịch vụ và được nhận tiền hoa hồng, tiền thưởng hoặc lợi ích kinh tế khác từ việc vận động người khác tham gia mạng lưới; Lợi dụng thương mại điện tử để kinh doanh hàng giả, hàng hóa, dịch vụ vi phạm quyền sở hữu trí tuệ; hàng hóa, dịch vụ thuộc danh mục hàng hóa, dịch vụ cấm kinh doanh... Nhóm thứ hai là vi phạm về thơng tin trên website thương mại điện tử như giả mạo thông tin đăng ký hoặc không tuân thủ các quy định về hình thức, quy cách cơng bố thơng tin đăng ký trên website thương mại điện tử; Sử dụng biểu trưng của các chương trình đánh giá tín nhiệm website thương mại điện tử khi chưa được những chương trình này cơng nhận;...

Nhóm thứ ba là vi phạm về giao dịch trên website thương mại điện tử gồm thực hiện các hành vi lừa đảo khách hàng trên website thương mại điện tử; Giả mạo thông tin của thương nhân, tổ chức, cá nhân khác để tham gia hoạt động thương mại điện tử...

Nhóm thứ tư, là các vi phạm khác như đánh cắp, sử dụng, tiết lộ, chuyển nhượng, bán các thơng tin liên quan đến bí mật kinh doanh của thương nhân, tổ chức, cá nhân khác hoặc thông tin cá nhân của người tiêu dùng trong thương mại điện tử khi chưa được sự đồng ý của các bên liên quan, trừ trường hợp pháp luật có quy định khác...

 Cung cấp bằng chứng giao dịch

Bằng chứng giao dịch là hình thức ghi nhận giao dịch giữa NTD và tổ chức, cá nhân kinh doanh khi mua, sử dụng hàng hóa dịch vụ. Bằng chứng

giao dịch không chỉ để xác nhận giao dịch giữa NTD và tổ chức, cá nhân kinh doanh mà có thể thực hiện việc khiếu nại, khởi kiện trong trường hợp có hành vi vi phạm quyền lợi của mình. Trong quá trình diễn ra giao dịch, tổ chức, cá nhân kinh doanh có nghĩa vụ cung cấp bằng chứng và thông báo cho NTD việc hợp đồng đang được diễn ra thế nào. Bằng chứng giao dịch có ý nghĩa rất quan trọng, nó là bằng chứng xác nhận một giao dịch đã được hình thành giữa NTD với tổ chức, cá nhân kinh doanh, là cơ sở quan trọng để khi có tranh chấp xảy ra, NTD có thể chứng minh cho u cầu của mình là hợp lý, từ đó mới bảo vệ được quyền và lợi ích hợp pháp của mình.

Trong quá trình giao kết hợp đồng TMĐT, các giao dịch thông qua website bán hàng trực tuyến hoặc qua các sàn TMĐT thì bằng chứng giao dịch chính là hóa đơn điện tử, chứng từ giao dịch điện tử. Các tổ chức, cá nhân kinh doanh hàng hóa, dịch vụ có trách nhiệm tạo điều kiện cho NTD truy nhập, tải, lưu giữ và in hóa đơn, chứng từ liên quan đến giao dịch điện tử . NTD khi muốn kiểm tra chứng từ giao dịch có thể liên hệ với tổ chức, cá nhân kinh doanh để yêu cầu họ cung cấp hoặc bản thân cá nhân NTD có thể tự tra cứu. Trên các sàn giao dịch TMĐT như Lazada, Shopee NTD có thể tựu tra cứu hóa đơn, chứng từ giao dịch. Sàn giao dịch TMĐT cung cấp chứng từ theo từng đơn hàng cho người mua và người bán, trường hợp người mua có u cầu hóa đơn thì cá nhân kinh doanh có trách nhiệm xuất hóa đơn giấy của cơ quan thuế theo quy định hiện hành.

Nghị định 85/2021/NĐ-CP sửa đổi, bổ sung Nghị định 52/2013/NĐ- CP, bổ sung quy định về phân định trách nhiệm của thương nhân, tổ chức cung ứng dịch vụ logistics về cung cấp chứng từ hàng hóa trong quá trình giao nhận, đảm bảo điều kiện thực thi cho các cơ quan phòng, chống hàng giả, hàng lậu, gian lận thương mại.

2.1.3. Quy định pháp luật hiện hành về bảo vệ quyền lợi người tiêudùng khi thực hiện hợp đồng thương mại điện tử dùng khi thực hiện hợp đồng thương mại điện tử

2.1.3.1. Bảo đảm an tồn thanh tốn điện tử

Thanh tốn điện tử (cịn gọi là thanh toán trực tuyến) đang dần trở nên phổ biến khi xu hướng người dân thực hiện các giao dịch TMĐT ngày càng nhiều. Tuy nhiên, việc bảo mật và an tồn thơng tin trong thanh tốn của khách hàng luôn là yêu cầu cấp thiết được đặt ra,

Thơng tin thanh tốn cũng được xác định là thông tin cá nhân của NTD. Thơng tin thanh tốn thường bao gồm các thông tin về: Tên chủ tài khoản, số tài khoản, tên ngân hàng,… Đây là những thơng tin cần thiết để NTD có thể thực hiện thanh tiến trực tuyến tiền mua hàng hóa dịch vụ và thực hiện việc tút tiền mặt tại ngân hàng hoặc qua các máy rút tiền bằng thẻ có chứa thơng tin thanh tốn. Điều 74 Nghị định 52/2013/NĐ-CP quy định trách nhiệm của chủ thể kinh doanh sở hữu website TMĐT có chức năng thanh tốn trực tuyến cần đảm bảo an toàn, bảo mật giao dịch thanh toán của khách hàng và phải xử lý khiếu nai, bồi thường thiệt hại nếu gây thiệt hại cho khách hàng. Trường hợp tự phát triển giải pháp thanh toán để phục vụ riêng website TMĐT bán hàng phải áp dụng các biện pháp nhằm đảm bảo an toàn, bảo mật cho giao dịch thanh tốn của khách hàng: Mã hóa thơng tin và sử dụng các giao thức bảo mật để đảm bảo không lộ thông tin trên đường truyền; Triển khai các ứng dụng có khả năng phát hiện, cảnh báo và ngăn chặn các truy nhập bất hợp pháp; Có các phương án kiểm sốt quyền truy nhập hệ thống, quyền ra, vào nơi đặt thiết bị hệ thống thông tin phục vụ hoạt động thanh tốn trực tuyến của mình,…Trường hợp website TMĐT sử dụng dịch vụ trung gian thanh toán như Airpay, Momo,… thì các chủ thể này cần tuân thủ các quy định, tiêu chuẩn kỹ thuật về dịch vụ trung gian thanh toán do Ngân hàng Nhà nước Việt Nam ban hành, lưu trữ dữ liệu và liên đới chịu trách nhiệm với chủ sở hữu

website TMĐT trong trường hợp thơng tin thanh tốn của khách hàng qua website đó bị thay đổi, xóa, hủy, sao chép, tiết lộ, di chuyển trái phép hoặc bị chiếm đoạt gây thiệt hại cho khách hàng.

2.1.3.2. Trách nhiệm bảo hành hàng hóa, linh kiện, phụ kiện

Trách nhiệm bảo hành thông thường chỉ áp dụng đối với hàng hóa, linh kiện, phụ kiện (hàng hóa hữu hình). Ngun nhân để tổ chức phải thực hiện nghĩa vụ bảo hành này là do hàng hóa có những khuyết tật, khiếm khuyết ảnh hưởng đến cơng dụng, mục đích sử dụng của hàng hóa. Do vậy, tổ chức, cá nhân kinh doanh có trách nhiệm sửa chữa, phục hồi hàng hóa đó. Tại Điều 446, 448,449 Bộ Luật Dân sự 2015, Điều 49 Luật Thương mại 2005 quy định trách nhiệm bảo hành đối với sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ do tổ chức, cá nhân kinh doanh cung cấp. Luật Bảo vệ quyền lợi NTD 2010 cũng quy định trách nhiệm bảo hành hàng hóa của tổ chức, cá nhân kinh doanh hàng hóa đối với NTD để đảm bảo quyền lơi của họ tại Điều 21 Luật Bảo vệ quyền lợi NTD 2010.

Theo đó thì thời gian bảo hành khơng tính vào thời hạn bảo hành của hàng hóa, linh kiện, phụ kiện. Trong thời gian bảo hành, NTD sẽ được cung cấp các sản phẩm khác để sử dụng tạm thời hoặc được giải quyết theo hướng khác nếu NTD chấp nhận. Bên cạnh đó, trong trường hợp hết thời gian thực hiện bảo hành mà không sửa chữa hoặc không khắc phục được lỗi hoặc đã thực hiện bảo hành hàng hóa, linh kiện, phụ kiện tử ba lần trở lên trong thời hạn bảo hành mà vẫn không khắc phục được lỗi, cá nhân, tổ chức kinh doanh sẽ phải đổi hàng hóa, linh kiện, phụ kiện mới tương tự hoặc thu hồi hàng hóa, linh kiện, phụ kiện và trả lại tiền cho NTD, Chi phí sửa chữa, vận chuyển hàng hóa, linh kiện, phụ kiện đến nơi bảo hành và từ nơi bảo hành đến nơi cư trú của NTD do bên bán phải có trách nhiệm về việc bảo hành hàng hóa, linh kiện, phụ kiện cho NTD.

2.1.3.3. Trách nhiệm thu hồi hàng hóa khuyết tật

Hàng hóa là loại sản phẩm có sự biến đổi, luân chuyển trong chuỗi quá trình sản xuất - phân phối - tiêu thụ. Do các phân đoạn trong chuỗi q trình trên có sự tách rời nên việc kiểm soát từ nguyên liệu đầu vào đến quy trình sản xuất là bất khả thi đối với NTD. Sản phẩm đến tay NTD có thể tiềm ẩn những yếu tố nguy hiểm gây ra những thiệt hại về tài sản và sức khỏe cho NTD mà bằng hiểu biết và kinh nghiệm thông thường, NTD không thể nhận biết được.16 Xuất phát từ ảnh hưởng trực tiếp của hàng hóa khuyết tật tới lợi ích hợp pháp của NTD cũng như tính mạng và sức khỏe của những người được coi là bên yếu thế hơn, nên trong nhiều trường hợp, kể cả hàng hóa có khuyết tật bắt nguồn từ lỗi cố ý của các tổ chức, cá nhân kinh doanh vì mục tiêu lợi nhuận hay lỗi vơ ý trong q trình sản xuất, chế biến, vận chuyển ,… của các chủ thể này, pháp luật quy định các tổ chức, cá nhân kinh doanh buộc phải áp dụng những biện pháp cần thiết trong đó có trách nhiệm thu hồi hàng hóa đã lưu thơng trên thị trường.

Xét về mặt quy định, Luật Bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng là văn bản quy định rõ nhất về vấn đề hàng hóa có khuyết tật và việc thu hồi hàng hóa có khuyết tật.

Thứ nhất, về mặt khái niệm, Luật định nghĩa: “Hàng hóa có khuyết tật là hàng hóa khơng bảo đảm an tồn cho người tiêu dùng, có khả năng gây thiệt hại cho tính mạng, sức khoẻ, tài sản của người tiêu dùng kể cả trường hợp hàng hóa đó được sản xuất theo đúng tiêu chuẩn hoặc quy chuẩn kỹ thuật hiện hành nhưng chưa phát hiện được khuyết tật tại thời điểm hàng hoá được cung cấp cho người tiêu dùng …”.

Một phần của tài liệu Pháp luật bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng trong giao kết và thực hiện hợp đồng thương mại điện tử ở Việt Nam (Trang 50 - 55)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(100 trang)
w