29 Nội dung tham gia bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng của tổ chức xã hội được quy định tại Điều 28 Luật
3.2.3. Nâng cao nhận thức và ý thức pháp luật bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng trong giao kết và thực hiện hợp đồng thương mại điện tử
người tiêu dùng trong giao kết và thực hiện hợp đồng thương mại điện tử
Các chủ thể tham gia thị trường TMĐT phải nhận thức rõ nghĩa vụ của mình đối với NTD, các cá nhân, tổ chức kinh doanh hàng hóa, dịch vụ cịn phải nhận thức được rằng thực hiện trách nhiệm bảo vệ quyền lợi NTD cũng là bảo vệ quyền lợi của chính họ và bảo vệ lợi ích chung của tồn xã hội. NTD cần phải có ý thức pháp lý, ý thức tự bảo vệ quyền lợi của mình, nhận thức đầy đủ và đúng đắn về các quyền của mình mà pháp luật đã ghi nhận. Những vụ việc vi phạm quyền lợi NTD trong giao kết và thực hiện hợp đồng TMĐT gần đây, có nhiều việc do lỗi của bên nhà cung cấp nhưng đa phần các vụ việc là do nhận thức của NTD chưa cao, chủ quan và chưa hiểu rõ được những nguy hại tiềm ẩn có thể phát sinh trong gioa dịch TMĐT.
Để làm được điều đó, các cơ quan nhà nước cần đa dạng hố phương thức truyền thơng, đổi mới nội dung tun truyền, phổ biến, giáo dục chính sách, pháp luật bảo vệ quyền lợi NTD. Nâng cao kiến thức, kỹ năng tiêu dùng cho toàn xã hội và tạo điều kiện thuận lợi để thực thi hiệu quả các quyền của NTD, nhất là đối với đối tượng NTD yếu thế (trẻ em, học sinh, sinh viên, người già, phụ nữ, công nhân nghèo, khu vực nông thôn, miền núi, biên giới, hải đảo, vùng sâu, vùng xa...).
Công khai, minh bạch và thông tin rộng rãi, đầy đủ bằng nhiều hình thức phù hợp đến NTD về chất lượng hàng hoá, dịch vụ và cảnh báo những nguy cơ gây mất an toàn cho NTD. Nâng cao đạo đức kinh doanh và hình thành văn hố tiêu dùng an tồn, văn minh, lành mạnh và phát triển bền vững.