hoạch và biện pháp về BVQLNTD; thực hiện nhiệm vụ được cơ quan nhà nước giao; tham gia tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật và kiến thức tiêu dùng.
Như vậy, Hội bảo vệ quyền lợi NTD là một thiết chế giúp NTD có thể tự tin, mạnh dạn hơn trong việc lên tiếng để bảo vệ quyền lợi của mình trước thực trạng quyền lợi của họ ngày càng bị xâm phạm nghiêm trọng. Tính đến nay, trên cả nước có 56 Hội bảo vệ quyền lợi NTD được thành lập và hoạt động, trong đó có 01 Hội hoạt động trong phạm vi toàn quốc và 55 hội hoạt động trong phạm vi tỉnh, một số tỉnh có chi hội.
2.1.5.2. Trách nhiệm bảo vệ thông tin của người tiêu dùng
Khi tiến hành giao dịch điện tử với tổ chức, cá nhân kinh doanh, do đặc thù của phương thức giao dịch này là các bên trong giao dịch không tiếp xúc trực tiếp với nhau nên NTD thường phải cung cấp các thông tin cá nhân để có thể tiến hành giao dịch mua bán, thanh tốn và nhận hàng. Những thơng tin mà NTD cung cấp có thể là các thơng tin về nhân thân, số điện thoại, địa chỉ nhà, tài khoản ngân hàng… mà nếu bị đánh cắp, bị lợi dụng thì những thơng tin này sẽ gây bất lợi cho NTD cả về tinh thần cũng như vật chất. Bên cạnh đó, nhiều cơng nghệ hiện đại như định vị tồn cầu GPS, phần mềm gián điệp mà doanh nghiệp sử dụng sẽ dễ dàng thu thập được những thơng tin này và sử dụng nó cho các mục đích khác nhau, xâm phạm tới quyền và lợi ích hợp pháp của NTD. Trách nhiệm của tổ chức, cá nhân kinh doanh về bảo vệ thông tin của NTD khi NTD tiến hành giao dịch điện tử với mình được quy định rải rác ở nhiều văn bản pháp luật khác nhau. Điều 46 Luật giao dịch điện tử năm 2005 về bảo mật thông tin trong giao dịch điện tử quy định: “Cơ quan, tổ
chức, cá nhân không được sử dụng, cung cấp hoặc tiết lộ thơng tin về bí mật đời tư hoặc thông tin của cơ quan, tổ chức, cá nhân khác mà mình tiếp cận hoặc kiểm sốt được trong giao dịch điện tử nếu khơng được sự đồng ý của
họ, trừ trường hợp pháp luật có quy định khác”. Đây là nguyên tắc chung đối
với bất kỳ chủ thể nào tiến hành giao dịch điện tử. Tương tự như vậy, Luật công nghệ thông tin năm 2006 cũng quy định về trách nhiệm đối với việc thu thập, xử lý, lưu trữ thông tin cá nhân của người khác trên môi trường mạng ở Điều 21, 2219. Hiện nay, trách nhiệm bảo vệ thông tin của tổ chức, cá nhân kinh doanh đối với NTD được quy định tại khoản 2 Điều 6 Luật bảo vệ quyền lợi NTD năm 2010.
Tuy nhiên, pháp luật quy định về vấn đề bảo vệ thơng tin cịn nhiều bất cập. Đối với quyền bảo vệ thông tin của NTD được quy định tại Điều 6 Luật Bảo vệ quyền lợi NTD 2010, việc bảo vệ TTCN có tầm quan trọng biệt đối với TMĐT. Nhiều văn bản quy phạm pháp luật đã có các quy định về bảo vệ TTCN như Bộ luật Dân sự, Bộ luật Hình sự, Luật Cơng nghệ thông tin, Luật An tồn thơng tin mạng, Nghị định về Thương mại điện tử, Nghị định quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực bưu chính, viễn thơng, cơng nghệ thơng tin và tần số vơ tuyến điện. Tuy nhiên, tình trạng thu thập, sử dụng, phát tán, kinh doanh trái pháp luật TTCN vẫn diễn ra phổ biến. Rõ ràng nguy cơ bị thu thập, sử dụng, phát tán, kinh doanh trái pháp luật TTCN là một trong những nguyên nhân làm suy giảm lòng tin của NTD với quá trình giao kết và thực hiện hợp đồng TMĐT. NTD chờ đợi những tín hiệu tích cực từ việc thực thi Luật An ninh mạng đối với vấn đề nhức nhối này. Việc định nghĩa về thơng tin cá nhân cịn chưa thống nhất giữa các văn bản quy phạm pháp luật có liên quan; chưa có quy định về trách nhiệm bồi thường thiệt hại đối với thu thập và sử dụng thông tin cá nhân NTD không được phép20.