29 Nội dung tham gia bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng của tổ chức xã hội được quy định tại Điều 28 Luật
3.2.6. Tăng cường hợp tác quốc tế về bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng trong giao kết và thực hiện hợp đồng thương mại điện tử
dùng trong giao kết và thực hiện hợp đồng thương mại điện tử
Trước hết chúng ta cần tăng cường hợp tác quốc tế trên lĩnh vực an ninh mạng. Cụ thể, cần tăng cường phối hợp với cơ quan quản lý của các nước trong khu vực và trên thế giới để xây dựng khung chung đảm bảo an ninh mạng và bảo vệ hạ tầng thông tin trọng yếu; Đồng thời, hợp tác giữa các tổ chức xây dựng chuẩn quốc tế, các chính phủ liên quan tới an ninh mạng nhằm xây dựng văn hóa an ninh mạng, các tiêu chuẩn kỹ thuật, cảnh báo và phản ứng nhanh trước các sự kiện an ninh mạng.
Chính sách pháp luật bảo vệ quyền lợi NTD trong quá trình giao kết và thực hiện hợp đồng TMĐT của Việt Nam trong những năm qua đã có bước phát triển nhất định. Tuy nhiên, nếu so sánh với các nước phát triển thì chúng ta cịn đi sau một qng đường rất dài. Từ lẽ đó, việc tăng cường mở rộng và nâng cao hiệu quả hợp tác quốc tế về bảo vệ quyền lợi ngƣời tiêu dùng trong giao dịch TMĐT là hết sức cần thiết, qua đó chia sẽ thơng tin, học hỏi kinh nghiệm về công tác bảo vệ NTD của các quốc gia có nền kinh tế phát triển, có kinh nghiệm về cơng tác bảo vệ quyền lợi NTD trong giao dịch hợp đồng TMĐT. Tăng cường hợp tác đào tạo nguồn nhân lực, khuyến khích nghiên cứu, áp dụng chuyển giao các thành tựu khoa học và công nghệ về bảo vệ quyền lợi NTD trong giao kết và thực hiện TMĐT.
Tiểu kết chương 3
Trong thời đại TMĐT đang phát triển mạnh mẽ, với các hình thức mua bán trực tuyến trên các website TMĐT đã xuất hiện nhiều hành vi xâm phạm quyền lợi NTD mới. Bên cạnh những thành tựu đạt được thì các quy định pháp luật vẫn cịn nhiều bất cập, tồn tại, hạn chế. Thế nên, thời gian qua NTD vẫn chưa an toàn trước những vụ việc đánh cắp thơng tin, hàng hóa, dịch vụ khơng như cam kết,… quy dịnh pháp luật và hoạt động quản lý về lĩnh vực bảo vệ quyền lợi NTD trong giao kết và thưc hiện hợp đồng TMĐT của cơ quan Nhà nước còn yếu kém, chưa rõ ràng hoặc khơng cịn phù hợp với bối cảnh TMĐT và mơ hình kinh doanh trên mạng, chưa hiệu quả để ngăn chặn các hành vi vi phạm cũng như hỗ trợ NTD.
Để khắc phục các tình trạng trên, Chương 3 đã đưa ra những phương hướng để hoàn thiện pháp luật về bảo vệ quyền lợi NTD trong giao kết và thực hiện hợp đồng TMĐT. Từ đó đề xuất các giải pháp nhằm đảm bảo hiệu quả thực thi pháp luật trong thực tiễn, góp phần đẩy mạnh cơng tác bảo vệ NTD và đảm bảo môi trường TMĐT phát triển lành mạnh.
KẾT LUẬN
Bảo vệ quyền lợi NTD trong giao kết và thực hiện hợp đồng TMĐT đang là một vấn đề cấp thiết của tồn xã hội trong tình hình hội nhập kinh tế quốc tế sâu rộng như ở nước ta hiện nay. Quyền lợi NTD trong quá trình giao kết và thực hiện hợp đồng TMĐT bị xâm hại khá nhiều. Các rủi ro trong giao dịch qua TMĐT xuất hiện ngay từ những ngày đầu tiên TMĐT manh nha và đang dần gia tăng. Rủi ro ngày càng đa dạng và tinh vi như hack tài khoản email của NTD để lừa đảo chuyển tiền, nhằm chiếm đoạt khoản tiền giao dịch; chào hàng giá rẻ bất thường; các giao dịch ký kết lần đầu tiên, hàng hóa quảng cáo khác xa thực tế…
Sau khi nghiên cứu đề tài Pháp luật về quyền lợi NTD trong giao kết và thực hiện hợp đồng TMĐT ở Việt Nam, có thể đưa ra một số kết luận sau đây: Thứ nhất, nội dung pháp luật về quyền lợi NTD trong giao kết và thực hiện hợp đồng TMĐT của Việt Nam đã tương đối đầy đủ, phù hợp với các quy định quốc tế, nhưng khả năng áp dụng chưa cao do cịn nhiều hạn chế trong cơng tác kiểm tra, giám sát. Pháp luật đã bao quát việc bảo vệ NTD trong giao dịch TMĐT từ khi chưa hình thành giao dịch (điều kiện chủ thể, nghĩa vụ cung cấp thông tin của người bán), khi thực hiện giao dịch (các quy định về giao kết và điều khoản hợp đồng) và sau khi giao dịch được thực hiện (các nghĩa vụ bảo đảm an tồn thơng tin, an tồn thanh tốn, cung cấp bằng chứng giao dịch, bảo hành…). Để đảm bảo cho các quy định này được thực hiện tốt, bảo vệ hiệu quả quyền lợi của NTD cần có sự nâng cao chất lượng công tác kiểm tra, giám sát nhà nước và cũng như tuyên truyền, bổ sung kiến thức và ý thức chấp hành pháp luật cho người dân.
Thứ hai, NTD chưa biết cách sử dụng pháp luật để tự bảo vệ bản thân trong các giao dịch TMĐT. Pháp luật cho NTD quyền khiếu nại, tố cáo, khởi kiện đối với các tranh chấp TMĐT nhưng chưa tạo điều kiện cho NTD thực
hiện quyền này. Các thủ tục pháp lý cịn q phức tạp, lợi ích đạt được khơng xứng đáng với cơng sức mà NTD phải bỏ ra. Điều này vơ hình chung làm cho người bán có thái độ khơng tơn trọng các quyền lợi của NTD. Cần có sự hỗ trợ của các cơ quan bảo vệ NTD và các hiệp hội bảo vệ NTD trong vấn đề này. NTD cũng cần chủ động tự bảo vệ bản thân đối với các vấn đề như an tồn thơng tin và an tồn thanh toán.
Thứ ba, yêu cầu cấp thiết đối với việc bảo vệ quyền lợi NTD trong giao kết và thực hiện hợp đồng TMĐT là pháp luật phải đáp ứng kịp với sự phát triển của TMĐT thế giới. TMĐT có tốc độ tăng trưởng nhanh và công nghệ cải tiến liên tục, nếu pháp luật không kịp thời điều chỉnh về những cải tiến mới trong hình thức giao dịch, hình thức thanh tốn, cơ chế bảo mật, cơ chế giải quyết tranh chấp thì sẽ tạo ra những lỗ hổng mà có thể gây thiệt hại cho NTD. Xu hướng thế giới hiện nay trong lĩnh vực TMĐT là giao dịch không giấy tờ, tiền điện tử và giải quyết tranh chấp trực tuyến. Pháp luật Việt Nam cần phải có sự thay đổi nhanh chóng để đảm bảo được quyền lợi của NTD Việt Nam trong các giao dịch TMĐT./