16 Trách nhiệm bồi thường thiệt hại do hàng hóa có khuyết tật gây ra cho người tiêu dùng theo quy định pháp luật hiện hành; Ths Đinh Thị Hồng Trang Khoa Luật, Trường Đại học Mở, đăng trên
2.1.4. Các chế tài đối với các hành vi vi phạm quyền lợi người tiêu dùng trong giao kết và thực hiện hợp đồng thương mại điện tử
dùng trong giao kết và thực hiện hợp đồng thương mại điện tử
Hiện nay, TMĐT ngày càng phát triển và đang dần trở thành kênh kinh doanh, mua bán hàng hóa được nhiều người ưu chuộng bởi những tiện ích về khơng gian, thời gian, chi phí mà nó mang lại, đặc biệt là trước tác động của đại dịch Covid-19. Tuy nhiên, cùng với sự phát triển của TMĐT thì nhiều tổ chức, cá nhân cũng lợi dụng hình thức kinh doanh này để thực hiện các hành vi vi phạm pháp luật. Pháp luật bảo vệ quyền lợi NTD được đặt ra để bảo vệ cho quyền và lợi ích hợp pháp của NTD, do đó khi có hành vi vi phạm pháp luật bảo vệ NTD thì cần phải có những biện pháp chế tài mà chủ thể thực hiện hành vi vi phạm phải gánh chịu, nhằm thiết lập một cơ chế bảo vệ quyền lợi NTD hiệu quả và triệt để. Theo Điều 11 Luật Bảo vệ quyền lợi NTD quy định xử lý vi phạm pháp luật về bảo vệ quyền lợi NTD thì chủ thể có hành vi vi
phạm pháp luật về bảo vệ NTD có thể sẽ phải chịu các chế tài: hình sự, dân sự, hành chính.
Chế tài hình sự
Chế tải hình sự là biện pháp chế tài nghiêm khắc nhất đối với tổ chức, cá nhân kinh doanh khi có hành vi vi phạm pháp luật bảo vệ NTD. Khi hành vi vi phạm của tổ chức, cá nhân kinh doanh gây nguy hiểm cho NTD, cho xã hội, đến mức được coi là tội phạm trong Bộ Luật hình sự thì khi đó tổ chức, cá nhân kinh doanh sẽ bị áp dụng chế tài hình sự. Bộ luật hình sự 2015 có những quy định sau về các hành vi bị coi là tội phạm vi phạm quyền lợi NTD trong GDĐT: Tội sản xuất, buôn bán hàng giả (Điều 192); Tội lừa dối khách hàng (Điều 198); Tội cản trở hoặc gây rối loạn hoạt động của mạng máy tính, mạng viễn thơng, mạng Internet, thiết bị số (Điều 287); Tội đưa hoặc sử dụng trái phép thơng tin trên mạng máy tính, mạng viễn thơng, mạng Internet (Điều 288) và người phạm tội có thể chịu hình thức xử phạt là phạt tiền hoặc phạt tù, mức phạt cao nhất lên tới bảy năm tù giam hoặc phạt tiền với mức phạt 200 triệu đồng.
Bộ luật hình sự đưa ra các quy định này là một bước tiến trong việc hình thành khung chế tài cụ thể và có tác dụng răn đe đối với những hành vi gian lận, lừa đảo hoặc cạnh tranh khơng lành mạnh, góp phần nâng cao hiệu quả của hệ thống pháp luật về bảo vệ quyền lợi NTD trong giao kết và thực hiện hợp đồng TMĐT của nước ta. Ở góc độ bảo vệ NTD, việc đặt ra biện pháp chế tài hình sự áp dụng đối với các hành vi của tổ chức, cá nhân kinh doanh gây thiệt hại cho NTD cho thấy thái độ nghiêm khắc xử lý đối với các hành vi xâm phạm tới quyền lợi NTD. Các quy định này giúp răn đe những cá nhân có hành vi vi phạm, tuy nhiên lại ít có tác dụng trong việc giúp khơi phục lại các quyền lợi mà NTD bị xâm phạm.
Chế tài hành chính là biện pháp do cơ quan có thẩm quyền áp dụng đối với cá nhân, tổ chức có hành vi xâm phạm quyền lợi NTD mà chưa đến mức truy cứu trách nhiệm hình sự.
Để quản lý chặt chẽ hơn hoạt động TMĐT, tạo môi trường kinh doanh lành mạnh và bảo vệ quyền lợi chính đáng của NTD thì Chính phủ đã ban hành quy định xử phạt vi phạm hành chính về TMĐT tại Nghị định số 98/2020/NĐ-CP ngày 26/8/2020 quy định xử phạt vi phạm hành chính trong hoạt động thương mại, sản xuất, buôn bán hàng giả, hàng cấm và bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng. Nghị định này có hiệu lực thi hành kể từ ngày 15/10/2020.
Nghị định số 98/2020/NĐ-CP quy định xử phạt đối với 05 nhóm hành vi vi phạm hành chính về thương mại điện tử gồm: (1) Hành vi vi phạm về thiết lập website TMĐT hoặc ứng dụng TMĐT trên nền tảng di động (gọi tắt là ứng dụng di động); (2) Hành vi vi phạm về thông tin và giao dịch trên website TMĐT hoặc ứng dụng di động; (3) Hành vi vi phạm về cung cấp dịch vụ TMĐT; (4) Hành vi vi phạm về bảo vệ thông tin cá nhân trong hoạt động TMĐT; (5) Hành vi vi phạm về hoạt động đánh giá, giám sát và chứng thực trong TMĐT.
Đối với hành vi kinh doanh hàng hóa, dịch vụ khơng bảo đảm chất lượng được quy định tại Điều 20 Nghị định số 119/2017/NĐ-CP ngày 01/11/2017 quy định về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực tiêu chuẩn, đo lường và chất lượng sản phẩm, hàng hóa: “tổ chức, cá nhân kinh
doanh hàng hóa, dịch vụ khơng bảo đảm chất lượng vi phạm quyền lợi NTD bị xử phạt theo quy định tại Nghị định số 119/2017/NĐ-CP ngày 01 tháng 11 năm 2017 của Chính phủ quy định về xử phạt vi phạm hành chỉnh phẩm, hàng hóa”. Cụ thể là tổ chức, cá nhân vi phạm có thể bị phạt tiền gấp năm lần
tổng giá trị sản phẩm nếu bán sản phẩm, hàng hóa có chất lượng khơng phù hợp với quy chuẩn đã được công bố.
Ngồi những biện pháp xử phạt hành chính được quy định tại Nghị định 98/2020/NĐ-CP và Nghị định 119/2017/NĐ-CP như trên thì tổ chức, cá nhân kinh doanh cịn có thể phải chịu các hình thức xử phạt khác được quy định tại Nghị định 15/2020/NĐ-CP ngày 03/02/2020 của Chính phủ quy định về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực bưu chính, viễn thơng, tần số vô tuyến điện, công nghệ thông tin và giao dịch điện tử.
Có thể thấy, chế tài hành chính đã được quy định khá đầy đủ trong các văn bản pháp luật khác nhau nhằm xử lý các hành vi vi phạm trong lĩnh vực giao dịch điện tử giữa tổ chức, cá nhân kinh doanh và NTD. Chế tài hành chính chủ yếu mang tính chất răn đe, giáo dục tổ chức, cá nhân kinh doanh tránh lặp lại hành vi vi phạm, từ đó bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của NTD, tạo dựng niềm tin cho NTD tham gia giao kết.
Tuy nhiên, mức xử phạt hành chính cịn nhẹ chưa đủ sức răn đe, làm các quy định này chưa có tính ngăn ngừa để hạn chế được việc xâm phạm đến lợi ích NTD. Với thực trạng xâm phạm quyền lợi NTD trong lĩnh vực TMĐT như hiện nay, mức xử phạt trong chế tài hành chính chưa tương xứng với hành vi và tính chất vi phạm của doanh nghiệp, dẫn đến các quy định này vơ hình chung đã trở nên vơ hiệu đối với các doanh nghiệp, một số doanh nghiệp cố tình vi phạm vì lợi nhuận mà họ kiếm được từ hành vi này cao hơn nhiều so với mức xử phạt. Điều này khơng bảo đảm tính răn đe, giáo dục đối với đối tượng vi phạm chấp hành pháp luật và có thái độ tơn trọng NTD. Ví dụ: Tại điểm b khoản 6 Điều 94 Nghị định 15/2020/NĐ-CP quy định: Tổ chức sẽ bị phạt tiền từ 60 - 80 triệu đồng khi có hành vi gửi hoặc phát tán tin nhắn rác, thư điện tử rác, phần mềm độc hại (Mức phạt của Nghị định 174/2013/NĐ-CP từ 40 - 50 triệu đồng). Mặc dù đã tăng mức phạt so với Nghị định cũ, tuy
nhiên pháp luật vẫn không quy định rõ “mức bồi thường” nên NTD vẫn phải gánh chịu nhiều thiệt thòi.
Chế tài dân sự
Chế tài dân sự đối với hành vi vi phạm quyền lợi NTD trong giao kết và thực hiện hợp đồng TMĐT là biện pháp mang tính mềm dẻo và được áp dụng rộng rãi trong đời sống dân sự hàng ngày. Nếu như chế tài hành chính và chế tài hình sự đều tác động vào chủ thể có hành vi vi phạm thì chế tài dân sự có tác động khơi phục, bù đắp, đảm bảo quyền và lợi ích nhất cho NTD bị xâm phạm. Có thể coi đây là biện pháp chế tài mang tính thiết thực nhất trong việc bảo vệ quyền lợi NTD trong giao kết và thực hiện hợp đồng TMĐT.
Để có thể áp dụng chế tài dân sự, cần phải có yêu cầu áp dụng biện pháp chế tài dân sự của NTD đối với tổ chức, cá nhân có hành vi xâm phạm. Tùy vào từng hành vi vi phạm pháp luật bảo vệ NTD mà áp dụng những chế tài dân sự khác nhau, và thường là những biện pháp sau đây:
- Buộc chấm dứt hành vi vi phạm: khi tổ chức, cá nhân kinh doanh có những hành vi xâm phạm đến quyền của NTD như chuyển giao thông tin của NTD cho bên thứ ba hoặc sử dụng sai mục đích những thơng tin NTD cung cấp để thực hiện giao dịch điện tử mà khơng được NTD đồng ý…, NTD có quyền u cầu Tòa án ra quyết định bắt buộc tổ chức, cá nhân kinh doanh phải chấm dứt ngay hành vi vi phạm.
- Buộc thực hiện đúng hợp đồng: tổ chức, cá nhân kinh doanh phải thực hiện đầy đủ các thỏa thuận với NTD, nếu tổ chức, cá nhân kinh doanh giao hàng cho NTD sai số lượng, chất lượng so với hợp đồng đã giao kết trên website thì hậu quả pháp lý mà tổ chức, cá nhân kinh doanh phải gánh chịu đó là phải thực hiện đúng hợp đồng đã ký kết với NTD.
- Buộc bồi thường thiệt hại: thông tin về sản phẩm được tổ chức, cá nhân kinh doanh cung cấp cho NTD thường rất hấp dẫn, nhưng khi NTD mua
hàng, được tận tay sử dụng sản phẩm mới phát hiện ra những khuyết tật mà thơng tin khơng nói đến, khi đó, NTD có quyền yêu cầu bồi thường thiệt hại, Tòa án sẽ buộc tổ chức, cá nhân kinh doanh phải bồi thường cho NTD những thiệt hại mà khuyết tật của hàng hóa gây ra cho sức khỏe, tính mạng, tài sản của NTD, kể cả khi tổ chức, cá nhân kinh doanh khơng có lỗi gây ra thiệt hại đó.