9 Khoả n2 Điều 21 Nghị định 52/2013/NĐ-CP về thương mại điện tử
1.2.2. Nội dung pháp luật về bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng trong giao kết và thực hiện hợp đồng thương mại điện tử
giao kết và thực hiện hợp đồng thương mại điện tử
Lợi ích của TMĐT đã quá rõ ràng: giúp doanh nghiệp nắm được thông tin phong phú về thị trường và đối tác; giảm chi phí sản xuất; chi phí bán hàng
và tiếp thị, thông qua internet giúp NTD và các doanh nghiệp giảm đáng kể thời gian và chi phí giao dịch. Do đó, ý thức được tầm quan trọng của TMĐT, ngày 29/11/2005, Quốc hội nước ta đã ban hành Luật Giao dịch điện tử và nhằm cụ thể hóa những quy định của Luật giao dịch điện tử về TMĐT, ngày 09/06/2006, Thủ tướng Chính phủ đã ký ban hành Nghị định số 57/2006/NĐ- CP về TMĐT, trong đó tập trung quy định giá trị pháp lý của chứng từ điện tử và việc sử dụng chúng trong hoạt động thương mại.
Tuy nhiên, tại thời điểm đó, vấn đề về bảo vệ quyền lợi NTD trong giao kết và thực hiện hợp đồng TMĐT vẫn chưa được chú trọng, cụ thể cả Luật giao dịch điện tử 2005 và Nghị định 57/2006/NĐ-CP về TMĐT đều khơng có quy định rõ ràng về trách nhiệm bảo vệ quyền lợi NTD trong giao dịch điện tử. Luật bảo vệ quyền lợi NTD năm 2010 được ban hành cũng khơng có một quy định cụ thể nào liên quan bảo vệ NTD trong TMĐT, mà chỉ đề cập đến bảo vệ quyền lợi NTD nói chung. Để cụ thể hóa luật, Nghị định 99/2011/NĐ- CP của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật bảo vệ quyền lợi NTD được ban hành lần đầu tiên đề cập đến việc giao kết hợp đồng từ xa, là tiền đề cho các quy định liên quan đến TMĐT sau này. Sau đó, một loạt các văn bản pháp luật tiếp tục được ban hành có điều chỉnh những vấn đề liên quan đến TMĐT như: Nghị định 52/2013/NĐ-CP về TMĐT thay thế cho Nghị định 57/2006/NĐ-CP về TMĐT; Nghị định 85/2021/NĐ-CP sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định 52/2013/NĐ-CP về thương mại điện tử; Nghị định 98/2020/NĐ-CP của Chính phủ quy định xử phạt vi phạm hành chính trong hoạt động thương mại, sản xuất, buôn bán hàng giả, hàng cấm và bảo vệ quyền lợi NTD; Thông tư 47/2014/TT-BCT của BCT ngày 05/12/2014 quy định về quản lý website TMĐT ...Như vậy, có thể thấy pháp luật về bảo vệ quyền lợi NTD trong giao kết và thực hiện hợp đồng TMĐT được ghi nhận rải rác ở các văn bản pháp luật khác nhau, đặc biệt liên
quan đến tính đặc thù của TMĐT là các giao dịch được xác lập thông qua việc truyền tải dữ liệu qua mạng Internet.
Căn cứ vào quá trình giao kết và thực hiện hợp đồng TMĐT, đặc biệt thơng qua website TMĐT, có thể thấy pháp luật bảo vệ quyền lợi NTD đã tập trung quy định những nội dung sau:
Thứ nhất, các quy định nhằm bảo vệ quyền lợi NTD trước khi giao kết
hợp đồng với tổ chức, cá nhân kinh doanh.
Trong giai đoạn trước khi giao kết hợp đồng thông qua website TMĐT, pháp luật đã quy định những vấn đề: (i) Điều kiện chủ thể được thiết lập website bán hàng; (ii) Điều kiện chủ thể được cung cấp dịch vụ website TMĐT; (iii) Trách nhiệm cung cấp thông tin của các tổ chức, cá nhân kinh doanh đối với NTD trên webiste TMĐT.
Thứ hai, các quy định pháp luật về bảo vệ quyền lợi NTD trong quá
trình giao kết hợp đồng TMĐT với tổ chức, cá nhân kinh doanh.
Việc quy định về giao kết hợp đồng trong TMĐT có vai trị rất quan trọng trong việc xác định, xây dựng và duy trì các quyền và nghĩa vụ của các bên chủ thể khi tiến hành các giao dịch trong TMĐT. Giao kết hợp đồng TMĐT có những quy định đáng chú ý về thời điểm giao kết hợp đồng, quy trình giao kết hợp đồng và các điều khoản đặc biệt đối với hợp đồng giao kết với NTD trong TMĐT. Đây là nội dung không thể thiếu để thực hiện bảo vệ quyền lợi NTD.
Thứ ba, các quy định pháp luật về bảo vệ quyền lợi NTD sau khi giao
kết HĐTM điện tử (trong quá trình thực hiện hợp đồng TMĐT)
Sau khi kết thúc giao dịch, tổ chức, cá nhân kinh doanh có trách nhiệm hướng dẫn khách hàng sử dụng sản phẩm nếu được yêu cầu, trách nhiệm khắc phục, bảo hành lỗi sản phẩm và thay thế linh kiện, phụ kiện trong thời hạn
bảo hành, thực hiện trách nhiệm thu hồi hàng hóa khuyết tật, trách nhiệm bồi thường hàng hóa do khuyết tật của hàng hóa gây ra.
Thứ tư, các quy định về chế tài xử lý đối với hành vi vi phạm pháp luật
về bảo vệ quyền lợi NTD trong giao kết và thực hiện hợp đồng TMĐT
Trong quá trình thực hiện hợp đồng TMĐT, nhiều đối tượng đã lợi dụng các trang mạng xã hội và lợi thế của việc bán hàng trên mạng để không những bán hàng giả, hàng kém chất lượng mà còn lừa đảo, chiếm đoạt tài sản của NTD. Nhiều người bất ngờ vì hình ảnh quảng cáo lung linh trên mạng xã hội khác xa so với thực tế, khách mua hàng trực tuyến nhiều khi mất tiền mua hàng nhưng không dùng được. Pháp luật hiện đang quy định có các hình thức xử lý vi phạm đối với hành vi vi phạm của các tổ chức, cá nhân kinh doanh trong hoạt động TMĐT như sau: xử lý kỷ luật; xử lý vi phạm hành chính hoặc xử lý hình sự tùy thuộc vào mức độ nghiêm trọng của hành vi. Ngoài ra cịn phải bồi thường thiệt hại nếu có thiệt hại xảy ra và một số hình thức xử phạt bổ sung khác.
Thứ năm, các quy định khác có liên quan đến bảo vệ quyền lợi NTD
trong giao kết và thực hiện hợp đồng TMĐT.
Bảo vệ quyền lợi NTD trong TMĐT là trách nhiệm không chỉ của các tổ chức, cá nhân kinh doanh hàng hóa, dịch vụ mà cịn của các tổ chức, cá nhân khác trong xã hội, cụ thể là các cơ quan nhà nước có thẩm quyền và các tổ chức xã hội và chính mỗi cá nhân trong xã hội. Pháp luật hiện hành đã có những quy định chung về trách nhiệm bảo vệ quyền lợi NTD của hệ thống các cơ quan nhà nước ở Trung ương và ở địa phương. Ngồi hệ thống cơ quan nhà nước thì các tổ chức xã hội là một cơ chế tham gia bảo vệ quyền lợi NTD trong TMĐT. Các tổ chức này được gọi chung là Hội bảo vệ quyền lợi NTD và cũng được xây dựng từ Trung ương tới địa phương, hoạt động theo điều lệ
và tự chủ về tài chính với hoạt động chính là tư vấn, hỗ trợ NTD trong giải quyết vi phạm quyền lợi.
Tiểu kết chương 1
Những năm gần đây, TMĐT phát triển mạnh mẽ và trở thành kênh phân phối hiện đại với nhiều tiện ích, được nhiều NTD lựa chọn. Chính vì vậy, pháp luật bảo vệ quyền lợi NTD trong giao kết và thực hiện hợp đồng TMĐT được ra đời do nhu cầu điều chỉnh pháp luật đối với các quan hệ xã hội phát sinh trong quan hệ thương mại được thực hiện bằng các phương tiện điện tử có kết nối Internet, mạng viễn thông và các mạng mở khác.
Trong chương 1, tác giả đã khái quát được cơ sở lý luận về hợp đồng TMĐT và giao kết hợp đồng TMĐT. Qua đó đã làm rõ được các khái niệm về người tiêu dùng, về hợp đồng TMĐT và giao kết hợp đồng TMĐT. Đồng thời tác giả cũng nêu bật lên sự cần thiết của việc bảo vệ quyền lợi NTD trong giao kết và thực hiện hợp đồng TMĐT, đảm bảo sự công bằng quan hệ giữa tổ chức, cá nhân kinh doanh hàng hóa, dịch vụ với NTD. Trên cơ sở đó, tác giả chỉ ra các quy định nhằm bảo vệ quyền lợi NTD trước, trong và sau khi giao kết hợp đồng TMĐT. Đây là tiền đề để chương 2 tập trung phân tích thực trạng bảo vệ lợi NTD trong giao kết và thực hiện hợp đồng TMĐT hiện nay và những vướng mắc để có sự so sánh và đánh giá sự phù hợp về vấn đề trên.