2.2. Thực tiễn thực hiện các quy định của pháp luật về bảo vệquyền lợi người tiêu dùng trong giao kết và thực hiện hợp đồng thương quyền lợi người tiêu dùng trong giao kết và thực hiện hợp đồng thương mại điện tử ở Việt Nam
2.2.1. Tình hình phát triển thương mại điện tử trong giao dịch giữangười tiêu dùng và tổ chức cá nhân, kinh doanh tại Việt Nam người tiêu dùng và tổ chức cá nhân, kinh doanh tại Việt Nam
Trong vài năm trở lại đây, chúng ta đã chứng kiến sự bùng nổ và có bước phát triển mạnh mẽ cả về số lượng, quy mô của hoạt động kinh doanh TMÐT. Theo thống kê của Cục TMÐT và Kinh tế số (Bộ Công thương), thị trường TMÐT Việt Nam năm 2020 tăng trưởng ấn tượng với mức 18%, quy mô đạt gần 12 tỷ USD, ước đạt 5,5% tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ tiêu dùng cả nước21. Ứng dụng TMĐT trong doanh nghiệp đến năm 2025 cũng sẽ phát triển mạnh với 80% website TMĐT có đặt hàng trực tuyến, 50% DN vừa và nhỏ hoạt động trên các sàn giao dịch TMĐT, 40% DN tham gia hoạt động TMĐT trên các ứng dụng di dộng và 70% đơn vị cung cấp dịch vụ điện, nước, viễn thông và truyền thơng triển khai hợp đồng điện tử với NTD.
Thói quen mua hàng trực tuyến của người dân đặc biệt là tại các khu đô thị và thành phố lớn đang có xu hướng tăng lên, nhất là trong đại dịch Covid- 19. Theo báo cáo của Cục TMĐT và Kinh tế số, Bộ Cơng thương ước tính số người tham gia mua sắm trực tuyến trong giai đoạn 2015÷2019 tăng từ 30,3 triệu người lên 44,8 triệu người, giá trị mua sắm trực tuyến của một người tăng từ 160 USD lên 225 USD, tỷ lệ người dân sử dụng internet tăng 12%. Doanh thu TMĐT B2C của Việt Nam tăng từ 4,07 tỷ USD năm 2015 lên 10,08 tỷ USD năm 2019, chiếm 4,9% tổng mức bán lẻ hàng hóa và dịch vụ tiêu dùng cả nước, 42% dân số tham gia mua sắm trực tuyến22.
21 https://nhandan.vn/tin-tuc-kinh-te/thach-thuc-trong-quan-ly-thuong-mai-dien-tu-646207/, truy cập ngày20/7/2021 20/7/2021