Phương hướng và giải pháp hoàn thiện pháp luật về bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng trong giao kết và thực hiện hợp đồng thương

Một phần của tài liệu Pháp luật bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng trong giao kết và thực hiện hợp đồng thương mại điện tử ở Việt Nam (Trang 78 - 79)

29 Nội dung tham gia bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng của tổ chức xã hội được quy định tại Điều 28 Luật

3.1. Phương hướng và giải pháp hoàn thiện pháp luật về bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng trong giao kết và thực hiện hợp đồng thương

quyền lợi người tiêu dùng trong giao kết và thực hiện hợp đồng thương mại

3.1.1.Phương hướng hoàn thiện pháp luật về bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng trong giao kết và thực hiện hợp đồng thương mại

Đi cùng với sự phát triển và đóng góp tích cực, hoạt động TMĐT cũng đang bộc lộ nhiều hạn chế và rào cản, ảnh hưởng nghiêm trọng tới quyền lợi NTD. Trước thực trạng đó địi hỏi phải có những cơ chế hợp lý để bảo vệ quyền lợi NTD, và hơn hết là phải được điều chỉnh bằng hệ thống pháp luật thống nhất, đồng bộ. Bởi lẽ pháp luật là cơng cụ pháp lý hữu hiệu có tính chất bắt buộc phải thi hành và được đảm bảo bằng sức mạnh cưỡng chế của nhà nước.

Các quy định của pháp luật bảo vệ quyền lợi NTD trong giao kết và thực hiện hợp đồng TMĐT phải được xây dựng trên nguyên tắc ưu tiên lợi thế cho NTD xuất phát từ vị trí “yếu hơn” của NTD trong mối tương quan với tổ chức, cá nhân sản xuất, kinh doanh hàng hóa, dịch vụ. Tuy nhiên vẫn phải đảm bảo lợi ích hợp pháp tổ chức, cá nhân kinh doanh và các chủ thể khác có liên quan.

Hồn thiện hành lang pháp lý về bảo vệ quyền lợi NTD trong giao kết và thực hiện hợp đồng TMĐT giúp cho tổ chức, cá nhân kinh doanh nhận thức và tôn trọng quyền của NTD, cũng như góp phần tạo nên ý thức tôn trọng pháp luật, cạnh tranh lành mạnh trong kinh doanh. Bên cạnh đó, pháp luật là cơng cụ bảo vệ các tổ chức, cá nhân kinh doanh trước những hành vi

cạnh tranh không lành mạnh hay hạn chế cạnh tranh, chống độc quyền tạo ra mơi trường kinh doanh bình đẳng và cân bằng lợi ích giữa các tổ chức, cá nhân kinh doanh, góp phần nâng cao hiệu quả kinh tế.

Bên cạnh đó, phương hướng hồn thiện pháp luật phải đảm bảo nội dung cơ bản và tính đặc thù của pháp luật về bảo vệ quyền lợi NTD trong giao kết và thực hiện hợp đồng TMĐT: (i) Các cơ quan xây dựng pháp luật phải nhận thức đầy đủ những đặc điểm, nguyên tắc cũng như tính cấp thiết của các quan hệ xã hội cần điều chỉnh bằng pháp luật khi xây dựng luật; (ii) Quy định biện pháp chế tài đủ sức phòng ngừa các vi phạm, xử lý được các hành vi phạm tội nhưng cũng phải đảm bảo tính phù hợp với các ngành luật khác trong hệ thống pháp luật; (iii) Phải có quy định cụ thể về các mối quan hệ, cơ chế phối hợp, chức năng, nhiệm vụ quyền hạn của từng tổ chức, cá nhân liên quan để đảm bảo sự quản lý Nhà nước, đảm bảo quyền và lợi ích hợp pháp của NTD và tổ chức, cá nhân kinh doanh khi tham gia hoạt động giao kết hợp đồng TMĐT; (iv) Việc xây dựng pháp luật phải đáp ứng được các yêu cầu về hội nhập kinh tế quốc tế, đảm bảo tính thống nhất, đồng bộ với pháp luật bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng trong TMĐT và tương thích với các cam kết quốc tế, rút ngắn khoảng cách cũng như những khác biệt trong các quy định giữa các quốc gia, chủ thể quốc tế khác, đây là yêu cầu rất quan trọng trong xu hướng tồn cầu hóa hiện nay.

Một phần của tài liệu Pháp luật bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng trong giao kết và thực hiện hợp đồng thương mại điện tử ở Việt Nam (Trang 78 - 79)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(100 trang)
w