CHƯƠNG 1 : GIỚI THIỆU
2.2 NHỮNG VẤN ĐỀ CƠ BẢN VỀ TRỌNG YẾU
2.2.5.1 Giai đoạn chuẩn bị kiểm toán
Mức trọng yếu được sử dụng trong tất cả các giai đoạn của q trình kiểm tốn. Tuy nhiên, giai đoạn quan trọng nhất là giai đoạn lập kế hoạch và chương trình kiểm tốn, KTV phải xác định mức trọng yếu cho tổng thể BCTC và phân bổ mức trọng yếu cho các khoản mục bằng một phương pháp thích hợp. Mức trọng yếu trong giai đoạn lập kế hoạch chủ yếu giúp cho KTV xác định những vấn đề trọng yếu, từ đó xác định thời gian, phạm vi áp dụng các phương pháp kiểm toán.
- Phương pháp kiểm toán: dựa vào mức trọng yếu đã phân bổ cho các khoản
mục, KTV sẽ áp dụng các thủ tục kiểm tốn thích hợp cho từng khoản mục. Đối với các khoản mục có mức trọng yếu và rủi ro được đánh giá thấp, KTV có thể dùng thủ tục phân tích để kết luận về sự hợp lý của khoản mục. Ví dụ:
Tài sản cố định Khoản mục Khấu hao
lũy kế
Tăng trong năm Giảm trong năm
Khấu hao lũy kế cuối kỳ
214 2 tỷ 500 triệu - 2 tỷ 450 triệu
Giả sử doanh nghiệp đi vào hoạt động được 5 năm, mỗi năm tổng khấu hao lũy kế là 400 triệu. Trong năm có phát sinh tăng tài sản cố định là 500 triệu (thời gian sử dụng hữu ích là 10 năm). KTV có thể sử dụng thủ tục phân tích để kiểm tra sự hợp lý của khoản mục khấu hao lũy kế cuối kỳ bằng cách trừ đi cho tổng số khấu hao trong
năm. Nếu đúng bằng số khấu hao lũy kế đầu kỳ thì KTV có thể kết luận khoản mục
này hợp lý. Tuy nhiên điều này sẽ không phù hợp đối với các khoản mục có mức trọng yếu lớn, lúc này KTV cần tăng cường các thử nghiệm chi tiết để đảm bảo sự hợp lý của các khoản mục này.
- Phạm vi: phạm vi của các thủ tục kiểm toán cho một khoản mục bất kỳ phụ
thuộc vào mức trọng yếu cần phân bổ cho khoản mục đó. Đối với các khoản
mục có mức trọng yếu cao, KTV cần mở rộng phạm vi của các thủ tục được áp dụng. Như vậy, mức trọng yếu ảnh hưởng trực tiếp đến quy trình lấy mẫu trong
kiểm tốn BCTC. Ví dụ: khi chọn mẫu các khoản nợ phải thu để gởi thư xác nhận, KTV sẽ dựa vào mức trọng yếu để phân loại các khoản nợ phải thu, đối với khoản nào vượt qua mức trọng yếu thì gửi thư xác nhận tồn bộ, các khoản cịn lại thì chọn mẫu để gửi thư xác nhận.
2.2.5.2 Giai đoạn thực hiện kiểm toán
Trong giai đoạn này, mức trọng yếu được sử dụng chủ yếu để đánh giá kết quả của cơng việc kiểm tốn. Sau khi đã thực hiện đầy đủ các thủ tục cần thiết để phát hiện các sai sót, kiểm tốn viên sẽ tiến hành các bước sau để đánh giá các sai sót nào là trọng yếu và cần phải được điều chỉnh:
- KTV sẽ ước tính tổng số sai sót của từng bộ phận của BCTC dựa vào kết quả
của các thử nghiệm kiểm toán.
- Ước tính sai sót tổng thể BCTC được suy ra từ tổng số sai sót của các bộ phận.
- Tiến hành so sánh tổng số sai sót của từng bộ phận với mức trọng yếu đã phân
bổ với mức trọng yếu tổng thể đã thiết lập ban đầu để làm cơ sở đưa ra ý kiến trên BCKT.