QUY TRÌNH ĐÁNH GIÁ RỦI RO KIỂM TOÁN

Một phần của tài liệu (Khóa luận tốt nghiệp) Quy trình đánh giá rủi ro kiểm toán và xác lập mức trọng yếu tại Công ty Kiểm toán AS (Trang 42 - 47)

CHƯƠNG 1 : GIỚI THIỆU

3.2 QUY TRÌNH ĐÁNH GIÁ RỦI RO KIỂM TOÁN

3.2.1 Tìm hiểu về đặc điểm kinh doanh của khách hàng 3.2.1.1 Những nội dung cần tìm hiểu

Kiểm tốn viên cần phải có hiểu biết ban đầu về đặc điểm kinh doanh, những nhân tố bên trong và bên ngồi có tác động đến tình hình kinh doanh của doanh nghiệp, bao gồm:

- Hiểu biết chung về tình hình của nền kinh tế, mức lạm phát, tốc độ phát triển của nền kinh tế và các chính sách của Chính phủ.

- Hiểu biết về đặc điểm kinh doanh và lĩnh vực hoạt động của đơn vị được kiểm

tốn như tình hình thị trường và các đối thủ cạnh tranh trong ngành, các chuẩn mực, chế độ kế toán cũng như các quy định pháp luật khác có liên quan đến ngành nghề…

- Hiểu biết về các nhân tố nội tại của đơn vị được kiểm toán, bao gồm những đặc điểm về sở hữu và quản lý, tình hình tài chính và năng lực, kinh nghiệm của giám đốc…

3.2.1.2 Phương pháp tìm hiểu

Để đạt được những hiểu biết trên, ngồi những thơng tin có thể thu thập từ bên ngồi, kiểm tốn viên phải thu thập và nghiên cứu tài liệu của đơn vị, tham quan và phỏng vấn những người có liên quan và phân tích sơ bộ báo cáo tài chính.

a) Thu thập và nghiên cứu tài liệu về tình hình kinh doanh

Kiểm tốn viên cần thu thập mọi thơng tin có thể ảnh hưởng đến hoạt động kinh

doanh của doanh nghiệp, KTV sẽ dựa trên những thông tin này để xem xét ảnh hưởng của chúng đến BCTC của đơn vị.

Các tài liệu khác: KTV cũng cần thu thập thơng tin từ nhiều nguồn khác có liên quan đến hoạt động của doanh nghiệp như:

- Các văn bản luật, chế độ, chính sách của Nhà nước có liên quan đến môi trường kinh doanh và các lĩnh vực hoạt động của đơn vị

- Các tạp chí chun ngành để cập nhật những thơng tin mới nhất về những sự

cải tiến, thay đổi trong ngành nghề hoạt động của đơn vị. - Báo chí và các phương tiện truyền thông, thông tin đại chúng.

b) Tham quan đơn vị

KTV cần phải tham quan nhà xưởng, kho hàng, cửa hàng, văn phòng làm việc của đơn vị, việc này sẽ giúp cho KTV:

Tiếp cận và quan sát về thiết kế và cách vận hành của hệ thống KSNB. KTV có thể quan sát xem các thủ tục kiểm sốt có được áp dụng trong thực tế khơng. Ví dụ: đơn vị có áp dụng các biện pháp để bảo về tài sản như bảng phân công người chịu trách nhiệm quản lý tài sản, vật dụng…không?

Quan sát thực tế đối với các phương tiện kinh doanh, cách bố trí và sử dụng chúng, qua đó bước đầu hình dung về quy trình hoạt động sản xuất kinh doanh của đơn vị.

c) Phỏng vấn

KTV cần yêu cầu đơn vị cử người có thẩm quyền để trình bày về tình hình kinh

doanh, các khó khăn gặp phải trong q trình kinh doanh và cách khắc phục, các chiến lược kinh doanh trong tương lai và hệ thống KSNB.

Ngồi ra trong q trình tham quan đơn vị, KTV có thể trao đổi trực tiếp với những người quản lý trực tiếp tại các bộ phận về tình hình của cơng ty và các thủ tục kiểm sốt cụ thể. Ví dụ: KTV có thể trao đổi với trưởng phịng bán hàng để tìm hiểu về các chính sách, quy trình bán hàng, thu tiền và các thủ tục kiểm sốt có được áp dụng trong thực tế đơn vị không.

Qua thủ tục phỏng vấn, KTV cũng có thể đánh giá sơ bộ về năng lực, phẩm chất của đội ngũ nhân viên đơn vị.

d) Phân tích sơ bộ báo cáo tài chính

Phân tích là một thủ tục kiểm tốn có hiệu quả cao vì ít tốn thời gian, chi phí thấp nhưng có thể cung cấp bằng chứng về sự đồng bộ, hợp lý chung của số liệu, đồng thời giúp KTV không cần tập trung nhiều vào các nghiệp vụ cụ thể. Vì vậy, thủ tục phân tích được sử dụng trong mọi giai đoạn của cuộc kiểm tốn.

Trong giai đoạn này, việc phân tích BCTC chủ yếu là để giúp cho KTV khoanh vùng được khoản mục biến động bất thường, từ đó dự đốn được những khu vực có rủi ro cao. Ví dụ: khi so sánh tỷ lệ lãi gộp năm nay với năm trước và với tỷ lệ của ngành, nếu có sự biến động lớn giữa các chỉ tiêu thì KTV có thể nghi ngờ xảy ra sai sót hoặc gian lận trong khoản mục doanh thu hoặc giá vốn hàng bán.

Khi phân tích, KTV phải kết hợp giữa những thơng tin tài chính và chi phí tài chính để có thể đưa ra những kết luận thích hợp.

3.2.2 Đánh giá rủi ro mơi trường kiểm tốn 3.2.2.1 Đánh giá rủi ro khi chấp nhận hợp đồng 3.2.2.1 Đánh giá rủi ro khi chấp nhận hợp đồng

Cần khảo sát và tiến hành đánh giá khách hàng trước khi chấp nhận hoặc ký hợp đồng kiểm toán.

Rủi ro của sự thành bại trong kinh doanh:

Các chỉ tiêu cần đánh giá:

- Rủi ro ngành nghề: đánh giá xem lĩnh vực hoạt động của doanh nghiệp có tiềm

ẩn rủi ro tiềm tàng nào có thể ảnh hưởng đến báo cáo tài chính của doanh nghiệp hay không.

- Rủi ro doanh nghiệp: đánh giá xem các đặc điểm hoạt động kinh doanh của

doanh nghiệp có tiềm ẩn rủi ro khơng.

- Rủi ro tài chính: đánh giá tình hình tài chính của doanh nghiệp thơng qua việc phân tích các chỉ số tài chính chủ yếu.

- Rủi ro quản lý: đánh giá xem có rủi ro nào phát sinh xét trên kinh nghiệm và

khả năng lãnh đạo của ban giám đốc.

Đánh giá rủi ro gian lận và sai sót

- Tính chính trực và các giá trị đạo đức: thông qua các quy định, quy chế làm

việc của khách hàng cũng như thái độ làm việc, mức độ cảm nhận của nhân

viên có thể thấy được phần nào trách nhiệm và mức độ tin tưởng vào hệ thống kế toán của khách hàng.

- Rủi ro sai sót trên BCTC: xem xét các nhân tố có thể dẫn đến những sai sót trên báo cáo tài chính như: Ban giám đốc đang chịu áp lực phải gia tăng lợi nhuận của cơng ty hoặc có những chính sách mới của Chính phủ có ảnh hưởng bất lợi tới hoạt động của công ty.

a) Rủi ro của công ty kiểm toán trong việc chấp nhận hợp đồng

Rủi ro về mặt kinh doanh:

- Xem xét cân đối giữa lợi ích và chi phí khi thực hiện hợp đồng.

- Xem xét uy tín của cơng ty có khả năng bị ảnh hưởng nếu không thực hiện hợp

đồng.

- Xem xét các đối tượng sử dụng báo cáo kiểm toán để xem xét về các trách

Mối quan hệ với khách hàng:

Khi xem xét các rủi ro khi chấp nhận hợp đồng, KTV phải xem xét mối quan hệ giữa công ty với khách hàng, nếu tồn tại những yếu tố ảnh hưởng đến tính độc lập của

kiểm tốn viên hoặc cơng ty kiểm tốn mà khơng thể loại bỏ được thì phải từ chối

chấp nhận hợp đồng.

Hồ sơ kiểm toán năm trước

KTV phải xem xét lại hồ sơ kiểm tốn của năm trước để xem những sai sót đã

được điều chỉnh chưa. Nếu chưa thì KTV phải xem xét ảnh hưởng lũy kế của sai sót đó đến năm hiện tại.

Kết luận

Với những thông tin đã thu thập được, KTV tiến hành nghiên cứu và phân tích sơ bộ về tình hình tài chính của đơn vị, đánh giá và ước lượng sơ bộ về mức trọng yếu và đánh giá rủi ro kinh doanh để quyết định xem có chấp nhận hợp đồng kiểm tốn hay

khơng. Tóm lại KTV khơng nên nhận hợp đồng kiểm tốn nếu tính độc lập khơng

được đảm bảo hay xét thấy không đủ năng lực phục vụ khách hàng. Nếu nhận lời, KTV phải chắc chắn không vi phạm các quy định luật pháp và đạo đức nghề nghiệp.

3.2.2.2 Đánh giá HTKSNB

Sau khi đã chấp nhận hay tiếp tục thực hiện hợp đồng kiểm tốn, KTV cần đánh giá mơi trường kiểm sốt của đơn vị để xác định những rủi ro mà KTV có thể gặp phải. Nếu như rủi ro tiềm tàng và rủi ro kiểm sốt cao thì rủi ro phát hiện có thể chấp nhận được cần khống chế ở mức thấp nhất để rủi ro kiểm toán ở mức có thể chấp nhận được.

a) Các nội dung cần đánh giá

Tổ chức – Vai trò – Trách nhiệm:

- Vai trò của Ban giám đốc: xem xét tính chính trực, các giá trị đạo đức và phong cách điều hành của Ban giám đốc.

- Hiệu quả công tác tổ chức và quản lý: xem xét cơ cấu tổ chức, cách thức phân

chia trách nhiệm và quyền hạn trong công ty, thái độ và trách nhiệm của Ban quản lý trong việc kiểm sốt hoạt động của doanh nghiệp.

- Chính sách nguồn nhân lực: xem xét các chính sách liên quan đến việc tuyển

Quy trình đánh giá rủi ro:

Xem xét các mục tiêu của đơn vị: mục tiêu bao gồm sứ mệnh, hoạch định các mục tiêu chiến lược cũng như những chỉ tiêu phải đạt được trong ngắn hạn, trung và dài hạn. Mục tiêu không phải là một bộ phận của hệ thống KSNB nhưng việc xác định nó là điều kiện tiên quyết để đánh giá rủi ro. Vì vậy KTV phải kiểm tra và đánh giá tình hợp

lý của các mục tiêu mà đơn vị đề ra. Sau đó KTV phải kiểm tra cách thức doanh

nghiệp nhận dạng và đối phó với mỗi loại rủi ro.

Kiểm soát:

- Sự hợp lý của kế hoạch quản lý và kiểm soát chi tiêu.

- Việc lập kế hoạch – thực hiện – kiểm sốt hoạt động doanh nghiệp.

- Thơng tin tiếp cận có qua các khâu rà sốt khơng? Có kịp thời và đáng tin cậy

không? Độ tin cậy đối với Báo cáo tài chính: Báo cáo có thường kỳ khơng?

Những sai sót nào đã được phát hiện và xử lý như thế nào?

Kiểm toán nội bộ:

- Có ảnh hưởng như thế nào đến mơi trường kiểm sốt?

- Có đáp ứng được mục tiêu kinh doanh hay không?

Dựa vào những chỉ tiêu trên, KTV sẽ xem xét và đánh giá về môi trường kiểm sốt

của khách hàng, từ đó đưa ra kế hoạch và chương trình kiểm tốn cụ thể cho từng

khách hàng.

3.2.3 Đánh giá rủi ro kiểm toán

Rủi ro tiềm tàng: đánh giá trên một số tài khoản chủ yếu. Ví dụ như:

- Doanh nghiệp kinh doanh trong lĩnh vực có thay đổi nhanh về kỹ thuật nên có

khả năng có sai sót ở khoản mục hàng tồn kho trên báo cáo tài chính như khơng lập dự phịng giảm giá đầy đủ cho các hàng hóa bị lỗi thời.

- Khoản mục tiền thưởng có khả năng xảy ra sai sót vì tiền là khoản mục nhạy

cảm so với sai sót và gian lận.

Rủi ro kiểm sốt: sau khi tìm hiểu hệ thống KSNB của đơn vị, KTV tiến hành đánh giá rủi ro kiểm toán. Việc đánh giá dựa vào các quy định kiểm soát tại đơn vị có được thiết lập đầy đủ hay khơng, và trên thực tế có được áp dụng hay khơng. Ví dụ: cơng ty quy định việc nhập kho phải có Phiếu nhập kho, sau đó chuyển bộ chứng từ sang phịng kế toán để ghi nhận nghiệp vụ nhập kho. Tuy nhiên trong thực tế thì thủ kho khơng lập Phiếu nhập kho và kế tốn sử dụng hóa đơn để làm chứng từ ghi sổ.

Dựa vào mức rủi ro tiềm tàng và rủi ro kiểm soát đã đánh giá, KTV xác định mức rủi ro phát hiện, từ đó tính tốn rủi ro kiểm tốn.

Một phần của tài liệu (Khóa luận tốt nghiệp) Quy trình đánh giá rủi ro kiểm toán và xác lập mức trọng yếu tại Công ty Kiểm toán AS (Trang 42 - 47)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(87 trang)