QUY TRÌNH XÁC LẬP MỨC TRỌNG YẾU

Một phần của tài liệu (Khóa luận tốt nghiệp) Quy trình đánh giá rủi ro kiểm toán và xác lập mức trọng yếu tại Công ty Kiểm toán AS (Trang 47 - 50)

CHƯƠNG 1 : GIỚI THIỆU

3.3 QUY TRÌNH XÁC LẬP MỨC TRỌNG YẾU

3.3.1 Nguyên tắc xác lập mức trọng yếu

Tại cơng ty AS, quy trình xác lập mức trọng yếu chưa được quy định bằng một văn bản cụ thể. Các KTV chủ yếu dựa vào kinh nghiệm và những hiểu biết ban đầu về tình hình kinh doanh của khách hàng để xác lập mức trọng yếu của tổng thể báo cáo cũng như mức trọng yếu phân bổ cho từng khoản mục. Cụ thể các KTV sẽ vận dụng khả năng xét đốn của mình để xác định khoản mục nào là trọng yếu, số tiền bao nhiêu là trọng yếu, từ đó đưa ra chương trình kiểm tốn thích hợp. Khi xác lập mức trọng yếu,

KTV sẽ phải cân nhắc đến mục đích của cuộc kiểm toán, đối tượng sử dụng BCTC

cũng như các giới hạn về phạm vi kiểm toán…

Trong giai đoạn lập kế hoạch kiểm toán, dựa vào kinh nghiệm và các thơng tin thu thập được về tình hình kinh doanh của đơn vị, trưởng nhóm kiểm tốn sẽ đưa ra mức trọng yếu cho tổng thể BCTC. Sau đó, các thành viên trong nhóm sẽ xác định mức trọng yếu cho các khoản mục mà mình chịu trách nhiệm thực hiện. KTV phải cân nhắc trên cả hai khía cạnh định lượng và định tính, nhưng các yếu tố định lượng và định tính này khơng có văn bản hướng dẫn rõ ràng. Qua phỏng vấn và trao đổi với các KTV, các yếu tố định tính và định lượng có thể được trình bày như sau:

3.3.1.1 Yếu tố định tính

Các kiểm tốn viên phải xác định những sai lệch nào là trọng yếu bất kể số tiền là bao nhiêu. Chẳng hạn:

- Những sai sót liên quan đến trình bày và cơng bố: chính sách khấu hao, các bên liên quan, nợ tiềm tàng…là những thông tin mà doanh nghiệp bắt buộc phải công bố trên thuyết minh BCTC, nếu doanh nghiệp từ chối cơng bố thì kiểm tốn viên phải đánh giá đây là sai lệch trọng yếu bất kể số tiền sai lệch là nhỏ. - Các giao dịch có liên quan đến trách nhiệm pháp lý mà doanh nghiệp có thể gặp

phải: các sai sót liên quan đến các hợp đồng kinh tế với nhiều bên, các nghĩa vụ đối với Nhà nước…đều được đánh giá là trọng yếu.

- Các giao dịch với các bên liên quan thì được đánh giá là trọng yếu hơn các giao dịch bình thường khác với cùng số tiền vì nó tiềm ẩn nhiều rủi ro. Ví dụ: các giao dịch với công ty mẹ, công ty liên kết thường tiềm ẩn nguy cơ xảy ra nghiệp vụ chuyển giá…

- -

- Các sai sót mang tính chất dây chuyền: những sai sót tuy có số tiền nhỏ nhưng lại có ảnh hưởng đến nhiều khoản mục hoặc ảnh hưởng lũy kế đến nhiều kỳ liên tiếp phải được đánh giá là sai sót trọng yếu.

3.3.1.2 Yếu tố định lượng

Việc xác định mức trọng yếu về mặt định lượng chủ yếu dựa vào xét đoán nghề

nghiệp của kiểm toán viên và thường chỉ áp dụng cho một số cơng ty cổ phần có quy mơ lớn. Khi xác định mức trọng yếu, kiểm toán viên thường lưu ý những vấn đề sau:

- Quy mô của doanh nghiệp: mức trọng yếu được xác định tùy thuộc vào quy mô

hoạt động của công ty, một sai sót khoảng 10 triệu đồng có thể được xem là

trọng yếu đối với một công ty nhỏ nhưng đối với một cơng ty có quy mơ lớn thì các kiểm tốn viên có thể bỏ qua.

- Các đối tượng sử dụng báo cáo tài chính, tùy theo đối tượng sử dụng báo cáo tài chính mà kiểm tốn viên có thể thiết lập mức trọng yếu cao hay thấp.

- Sự ràng buộc khi ký kết hợp đồng kiểm tốn: nếu mục đích của cuộc kiểm toán

là kiểm tra sự hữu hiệu và hiệu quả của hệ thống kế tốn thì các sai sót và gian lận có giá trị nhỏ cần phải được phát hiện nhằm cải thiện hoạt động của bộ máy kế tốn, do đó, mức trọng yếu cần thiết lập ở mức thấp.

Thơng thường, sau khi phân tích sơ bộ báo cáo tài chính của đơn vị, trưởng nhóm kiểm tốn sẽ xác định khoản mục nào làm cơ sở để xác định mức trọng yếu, thường là khoản mục doanh thu, lợi nhuận trước thuế hoặc tổng tài sản. Trưởng nhóm kiểm tốn sẽ đưa ra mức trọng yếu cho tổng thể báo cáo tài chính bằng cách nhân doanh thu, lợi nhuận trước thuế hoặc tổng tài sản với một tỷ lệ phần trăm (thường dao động từ 0.5 – 5%). Sau đó các thành viên trong nhóm kiểm tốn sẽ tự xác định mức trọng yếu cho các khoản mục mà mình chịu trách nhiệm, cách thực hiện thường là nhân mức trọng yếu của tổng thể với một tỷ lệ phần trăm (thường dao động từ 25-75% tùy vào tỷ trọng và mức rủi ro của từng khoản mục trên báo cáo tài chính). Trong q trình xác định mức trọng yếu, trưởng nhóm kiểm tốn sẽ cân nhắc mục đích, chi phí, áp lực thời gian của cuộc kiểm toán để đưa ra mức trọng yếu phù hợp.

CHỈ TIÊU Tiêu chí được sử dụng để ước tính mức

trọng yếu

Trước KT Sau KT Năm trước

Lợi nhuận trước thuế: 5% - 10% 8.653.425.736 8.653.425.736 7.356.207.957 Doanh thu: 0,5% - 3% 102.686.494.879 102.686.494.879 89.762.736.582 Tổng tài sản và vốn: 2% 84.097.264.526 84.122.328.897 80.726.465.726

Mức trọng yếu tổng thể

Tỷ lệ lựa

chọn

Trước KT Sau KT Năm trước

Lợi nhuận trước thuế: 5% - 10% 7% 605.739.802 605.739.802 514.934.557 Doanh thu: 0,5% - 3% 1% 1.026.864.949 1.026.864.949 897.627.366 Tổng tài sản và vốn: 2% 2% 1.681.945.291 1.682.446.578 1.614.529.315 Tỷ lệ phân bổ cho mức trọng yếu

thực hiện 50%

Sai lệch không nhiều trước và sau kiểm toán nên KTV quyết định chọn mức trung bình là 50%

Mức trọng yếu thực hiện Trước KT Sau KT Năm trước

Lợi nhuận trước thuế: 5% - 10% 302.869.901 302.869.901 257.467.278 Doanh thu: 0,5% - 3% 513.432.474 513.432.474 448.813.683 Tổng tài sản và vốn: 2% 840.972.645 841.223.289 807.264.657 Giá trị nhỏ nhất trong các chỉ tiêu 302.869.901 302.869.901 257.467.278

Mức trọng yếu được chọn Trước KT Sau KT Năm trước

Doanh thu: 0,5% - 3% 513.432.474 513.432.474 448.813.683 Mức sai sót có thể bỏ qua 20.537.299 20.537.299 17.952.547

Căn cứ vào bảng trên, KTV chọn ra mức trọng yếu để áp dụng khi thực hiện

kiểm toán.

Trước KT Năm nay Năm trước

Mức trọng yếu tổng thể 102.686.494.879 102.686.494.879 89.762.736.582

Mức trọng yếu thực hiện 513.432.474 513.432.474 448.813.683 Ngưỡng sai sót khơng đáng kể/ sai

Một phần của tài liệu (Khóa luận tốt nghiệp) Quy trình đánh giá rủi ro kiểm toán và xác lập mức trọng yếu tại Công ty Kiểm toán AS (Trang 47 - 50)