Các yếu tố bên ngoà

Một phần của tài liệu Giải pháp nâng cao năng lực cạnh tranh cho công ty trách nhiệm hữu hạn chemlube việt nam luận văn tốt nghiệp chuyên ngành quản trị doanh nghiệp (Trang 31 - 35)

Mơi trường bên ngồi bao gồm các yếu tố từ bên ngoài tổ chức mà doanh nghiệp khơng kiểm sốt được, xảy ra độc lập với ý muốn chủ quan của nhà quản trị nhưng chúng lại có ảnh hưởng đến kết quả hoạt động của doanh nghiệp.

Môi trường vĩ mô

Tự nhiên: Yếu tố này bao trùm lên toàn bộ nền kinh tế bao gồm như yếu tố

25

hưởng trực tiếp đến khả năng hoạt động của doanh nghiệp. Ví dụ như dịch bệnh Covid-19 ảnh hưởng trực tiếp đến nền kinh tế thế giới làm cho các doanh nghiệp chao đảo. Vì vậy. khả năng thích ứng với những thay đổi mới của mơi trường tự nhiên là điều kiện kiên quyết để tồn tại và phát triển.

Kinh tế: Bao gồm các yếu tố như tốc độ tăng trưởng và sự ổn định của nền

kinh tế như giá cả, sức mua , lạm phát, tỷ giá hối đoái... Tất cả các yếu tố này đều ảnh hưởng đến hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Những biến động của các yếu tố kinh tế dù nhỏ cũng có thể tạo ra cơ hội và cả những thách thức với doanh nghiệp. Do đó các doanh nghiệp có khả năng theo dõi và phân tích sự biến động của từng yếu tố để đưa ra các giải pháp, các chính sách tương ứng trong từng thời điểm cụ thể nhằm tận dụng, khai thác những cơ hội, né tránh, giảm thiểu nguy cơ và đe dọa. Khi phân tích, dự báo sự biến động của các yếu tố kinh tế, để đưa ra kết luận đúng, các doanh nghiệp cần dựa vào một số căn cứ quan trọng: các số liệu tổng hợp của kỳ trước, các diễn biến thực tế của kỳ nghiên cứu, các dự báo của nhà kinh tế lớn...

Kỹ thuật - Công nghệ: Đây là nhân tố ảnh trực tiếp đến doanh nghiệp. Các

yếu tố công nghệ thường biểu hiện như phương pháp sản xuất mới, vật liệu mới, kỹ thuật mới, thiết bị sản xuất, các phát minh mới, phần mềm ứng dụng trong sản xuất cũng như hỗ trợ hoạt động quản trị. Khi công nghệ phát triển, ứng dụng các thành tựu của công nghệ để tạo ra sản phẩm, dịch vụ là điều tất yếu nhằm nâng cao chất lượng sản phẩm, dịch vụ để nâng cao năng lực cạnh tranh. Tuy vậy, nó cũng tạo ra áp lực buộc phải đổi mới công nghệ liên tục nếu không sẽ bị lạc hậu, giảm khả năng cạnh tranh trên thị trường.

Văn hóa - Xã hội: Mỗi một quốc gia hay một vùng miền khác nhau đều có

những văn hóa khác nhau. Do đó doanh nghiệp cần phải phân tích rõ những yếu tố có trong văn hóa, xã hội để tránh các nguy cơ đào thải có thể xảy ra.

26

Chính trị- Pháp luật: bao gồm các yếu tố chính phủ, hệ thống pháp luật,

thể chế chính trị pháp luật của một quốc gia. Các nhân tố này ngày càng ảnh hưởng lớn đến hoạt động của doanh nghiệp. Sự ổn định về chính trị, nhất quán về quan điểm, chính sách phát triển ln là sự hấp dẫn của các nhà đầu tư. Trong xu thế toàn cầu hiện nay, mối liên hệ giữa chính trị và kinh doanh khơng chỉ diễn ra trên phương diện của một quốc gia mà còn thể hiện trong các quan hệ quốc tế. Để đưa ra được những quyết định hợp lý trong quản trị doanh nghiệp, cần phải dự báo, phân tích những sự thay đổi nhằm có một chính sách phát triển phù hợp.

Môi trường hội nhập - quốc tế: Môi trường hội nhập quốc tế tạo ra cho

doanh nghiệp vươn tới những thị trường tiềm năng mới tuy nhiên nó cũng mang lại cho doanh nghiệp nhiều đối thủ cạnh tranh hơn đến từ nước ngoài, bởi vậy doanh nghiệp cần phải thận trọng, phân tích để có thể tìm kiếm cơ hội để phát triển.

Môi trường vi mô

Nhà cung cấp: Việc lựa chọn nguồn cung ứng nguyên liệu , dịch vụ đối

với doanh nghiệp có ý nghĩa rất quan trọng, nó bảo đảm cho hoạt động ổn định theo kế hoạch đã xây dựng. Có ba loại nhà cung cấp chính bao gồm: Thứ nhất là cung cấp thiết bị công nghiệp, nguyên vật liệu phục vụ sản xuất. Thứ hai là cung cấp nhân lực. Thứ ba là cung cấp tài chính và các dịch vụ từ ngân hàng, công ty cung cấp bảo hiểm.

Khách hàng: Khách hàng là tổ chức hay cá nhân thực hiện trao đổi mua

bán các sản phẩm của doanh nghiệp đang kinh doanh. Bất cứ một doanh nghiệp nào khách hàng luôn là yếu tố quan trọng nhất, có tác động quyết định tới sự sống cịn của một doanh nghiệp.

27

Đối thủ cạnh tranh: Là những doanh nghiệp cung cấp các sản phẩm, dịch

vụ tương tự có cùng chức năng, cơng dụng trên cùng thị trường.

Đối thủ tiềm ẩn: Là những doanh nghiệp chuẩn bị gia nhập vào thị trường

và kinh doanh các sản phẩm tương tự doanh nghiệp mình.

Sản phẩm thay thế: Là sản phẩm có cách sử dụng và cơng dụng tương

đương các sản phẩm khác và có khả năng thay thế tiêu thụ khi có sự thay đổi về thị trường. Sản phẩm thay thế đa số có mức giá rẻ hơn sản phẩm bị thay thế.

28

CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG NĂNG LỰC CẠNH TRANH CỦA CÔNG

Một phần của tài liệu Giải pháp nâng cao năng lực cạnh tranh cho công ty trách nhiệm hữu hạn chemlube việt nam luận văn tốt nghiệp chuyên ngành quản trị doanh nghiệp (Trang 31 - 35)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(89 trang)