Hoạt động huy động vốn

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ UEH đánh giá sự hài lòng của khách hàng về dịch vụ ngân hàng điện tử tại ngân hàng thương mại cổ phần đầu tư và phát triển việt nam chi nhánh sài gòn (Trang 38 - 41)

2.1 Giới thiệu về NHTMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam – CN Sài Gòn

2.1.3.2 Hoạt động huy động vốn

Ngay từ khi thành lập, huy động vốn được xác định là sản phẩm mũi nhọn, là hoạt động trọng tâm của chi nhánh. Huy động vốn tăng trưởng tương đối tốt về quy mô lẫn tốc độ trong điều kiện nguồn vốn huy động trên địa bàn và trong hệ thống khó khăn. Tốc độ tăng trưởng bình quân huy động vốn cuối kỳ trong giai đoạn 2008 - 2012 đạt 14,03%/năm, điều này cho thấy tại BIDV Sài Gịn tốc độ tăng trưởng bình qn của huy động vốn cuối kỳ và tổng tài sản rất tương đồng. BIDV Sài Gòn hiện là một trong mười chi nhánh của hệ thống BIDV tự cân đối nguồn cho vay và thặng dư tiền gửi.

Bảng 2.2: Tốc độ tăng trưởng huy động vốn giai đoạn 2008 – 2012

(Nguồn: Báo cáo tài chính của BIDV Sài Gịn qua các năm 2008 - 2012)

Nguồn vốn huy động cuối kỳ tại BIDV Sài Gòn qua các năm đều tăng trưởng với tốc độ rất cao, riêng năm 2011 giảm 11,77% (tương đương giảm 635 tỷ đồng) so với năm 2010. Đến cuối năm 2012, nguồn vốn huy động cuối kỳ tăng gấp 1,8 lần so với năm 2008.

Huy động vốn cuối kỳ năm 2012 đạt 6.419 tỷ đồng, tăng 1.657 tỷ so 2011, tốc độ tăng 34,79%, cao hơn so với mức tăng của hệ thống (26,1%); thuộc nhóm 10 chi nhánh có quy mơ huy động vốn dẫn đầu hệ thống. Huy động vốn bình quân đạt 5.532 tỷ đồng , tăng 1.042 tỷ so với năm 2011, đạt mức tốc độ tăng ấn tượng

Năm Cuối kỳ Bình quân Nguồn vốn huy động (tỷ đồng) Tốc độ tăng trưởng (%) Nguồn vốn huy động (tỷ đồng) Tốc độ tăng trưởng (%) 2008 3.547 4.009 2009 4.125 16,30% 4.051 1,05% 2010 5.397 30,84% 5.221 28,88% 2011 4.762 -11,77% 4.490 -14,00% 2012 6.419 34,79% 5.532 23,21%

23,2% so với mức 18% của hệ thống, hoàn thành vượt mức kế hoạch. Một năm sau khi chia tách thành lập chi nhánh Chợ Lớn, mức tăng trưởng không những đã bù đắp được phần số dư bàn giao (1.158 tỷ) mà cịn tăng trưởng vượt xa so quy mơ trước chia tách (5.449 tỷ), duy trì được vị thế và quy mơ hoạt động của chi nhánh Sài Gịn.

Biểu đồ 2.2: Huy động vốn giai đoạn 2008 – 2012

(Nguồn: Báo cáo tài chính của BIDV Sài Gịn qua các năm 2008 - 2012)

Cải thiện hệ số sử dụng vốn: Sau chia tách và bàn giao số dư huy động vốn gấp hơn 2 lần dư nợ tín dụng, liên tục trong nhiều tháng hệ số sử dụng vốn > 1; sau quá trình nỗ lực đẩy mạnh nguồn vốn huy động và tăng trưởng dư nợ ở mức hợp lý, đến 31/12/2012 hệ số sử dụng vốn của BIDV Sài Gòn ở mức 0,88, phù hợp với định hướng của HSC và dần đáp ứng yêu cầu của Thông tư 13, 19 (0,8).

Trong bối cảnh nền kinh tế gặp nhiều khó khăn, cộng với sự cạnh tranh ngày càng trở nên gay gắt trên địa bàn, công tác huy động vốn của chi nhánh cũng chịu ảnh hưởng nhất định, tuy nhiên với nỗ lực và sự năng động của tập thể cán bộ nhân viên chi nhánh, nhìn chung nền vốn của chi nhánh vẫn giữ ổn định huy động vốn bình quân trong năm 2012 của chi nhánh vẫn đạt ở mức cao.

3,547 4,125 5,397 4,762 6,419 4,009 4,051 5,221 4,490 5,532 - 1,000 2,000 3,000 4,000 5,000 6,000 7,000 2008 2009 2010 2011 2012 Tỷ đồng Năm

Sau giai đoạn tăng trưởng nóng về nguồn vốn trong các năm trước đây, trong năm 2012 trước sự diễn biến phức tạp của nền kinh tế, chi nhánh đã thực hiện tái cơ cấu nền vốn, theo đó giảm dần tiền gửi của các khách hàng lớn không thường xuyên, tăng tiền gửi của các khách hàng nhỏ ổn định, nhằm gia tăng tính ổn định và bền vững của nền vốn, gắn với hoạt động bán lẻ đối với cá nhân và bán chéo sản phẩm đối với doanh nghiệp.

Cơ cấu nguồn vốn tại chi nhánh Sài Gòn trong giai đoạn 2008 - 2012 đang dần chuyển dịch theo hướng bền vững, ổn định theo hướng tăng dần tiền gửi của khách hàng cá nhân.

Bảng 2.3: Cơ cấu huy động vốn giai đoạn 2008 – 2012 Năm Năm

TCKT Cá nhân Cơ cấu TG TCKT Cơ cấu TG Cá nhân (tỷ đồng) (tỷ đồng) 2008 2.096 1.451 59,1% 40,9% 2009 2.098 2.027 50,9% 49,1% 2010 2.768 2.629 51,3% 48,7% 2011 1.951 2.811 41.0% 59.0% 2012 1.959 4.460 30.5% 69.5%

(Nguồn: Báo cáo tài chính của BIDV Sài Gịn qua các năm 2008 - 2012)

Nhìn vào cơ cấu nguồn vốn huy động tại BIDV Sài Gòn trong giai đoạn từ năm 2008 - 2012 ta thấy rằng, từ năm 2010 trở về trước chi nhánh huy động vốn chủ yếu từ các tổ chức kinh tế, cụ thể tỷ trọng nguồn vốn huy động từ tổ chức kinh tế so với tổng nguồn vốn huy động luôn chiếm trên 50%, riêng năm 2008 chiếm đến 59,1%. Việc cơ cấu nguồn vốn huy động không cân đối, chi nhánh có thể gặp phải rủi ro về thanh khoản trong những tháng cuối năm khi các tổ chức kinh tế quyết tốn cơng nợ lẫn nhau.

Trong bối cảnh nền kinh tế tiếp tục gặp nhiều khó khăn, cộng với sự cạnh tranh ngày càng trở nên gay gắt trên địa bàn, công tác huy động vốn của chi nhánh cũng chịu ảnh hưởng nhất định, tuy nhiên với nỗ lực và sự năng động của tập thể cán bộ nhân viên chi nhánh, nhìn chung cơ cấu huy động vốn trong năm 2010 so với 2009 và các năm trước của chi nhánh đã chuyển biến theo hướng tăng dần tính ổn định và bền vững của nền vốn. Cơ cấu nguồn vốn có nhiều chuyển biến tích

cực, tăng dần tỷ trọng huy động vốn dân cư từ năm 2009 chiếm tỷ lệ 49,1% tổng nguồn vốn vào năm 2009, đến cuối năm 2012 tỷ lệ vốn dân cư đã tăng lên 69,5%.

Đến năm 2012, nguồn vốn huy động cuối kỳ từ tổ chức kinh tế khơng có sự gia tăng đáng kể nhưng huy động cuối kỳ của cá nhân lại tăng 1.649 tỷ đồng, tương đương 58,66%. Như vậy, tốc độ tăng huy động vốn cuối kỳ năm 2012 (34,79%) hoàn toàn là do tăng của huy động vốn cuối kỳ từ hoạt động bán lẻ. Chính kết quả ấn tượng này đã làm cơ cấu huy động vốn tại chi nhánh thay đổi, cuối năm 2012 cơ cấu tiền gửi của cá nhân là 69,5%, của tổ chức kinh tế là 30,5%, đây là một thành công nổi bật của chi nhánh trong năm 2012, dù chỉ mới định hướng đẩy mạnh hoạt động bán lẻ từ đầu năm 2010.

Với định hướng ổn định và tăng trưởng nguồn vốn, việc tái cấu trúc nền vốn thông qua huy động từ khách hàng cá nhân là bước đi đúng đắn và cần thiết trong điều kiện hiện nay. Đạt được kết quả tăng trưởng huy động vốn cá nhân ấn tượng là do chi nhánh có chính sách điều hành lãi suất linh hoạt, các chương trình quảng cáo khuyến mại đa dạng, công tác phục vụ và tiếp thị tại quầy được thực hiện tốt. Tuy nhiên việc tăng trưởng huy động từ tổ chức kinh tế không ổn định đã phản ánh công tác bán chéo sản phẩm, bán đa sản phẩm còn hạn chế, việc quan tâm tiếp thị các khách hàng tiền gửi chưa được đầu tư đúng mức.

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ UEH đánh giá sự hài lòng của khách hàng về dịch vụ ngân hàng điện tử tại ngân hàng thương mại cổ phần đầu tư và phát triển việt nam chi nhánh sài gòn (Trang 38 - 41)