Tiềm năng phát triển thị trường dịch vụ ngân hàng điện tử

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ UEH đánh giá sự hài lòng của khách hàng về dịch vụ ngân hàng điện tử tại ngân hàng thương mại cổ phần đầu tư và phát triển việt nam chi nhánh sài gòn (Trang 47 - 49)

2.2 Thực trạng về dịch vụ ngân hàng điện tử tại NHTMCP Đầu tư và Phát

2.2.1 Tiềm năng phát triển thị trường dịch vụ ngân hàng điện tử

Trong thời đại công nghệ thông tin bùng nổ như hiện nay, ngân hàng ngày càng phải nâng cao, hiện đại hóa cơng nghệ trong hoạt động để đáp ứng được nhu cầu thị hiếu ngày càng cao của khách hàng. Thị trường Việt Nam hiện nay là một thị trường đầy tiềm năng cho dịch vụ ngân hàng điện tử với những yếu tố sau:

Thứ nhất, đây là thị trường lớn với dân số hiện nay hơn 87 triệu dân.

Trong đó, hơn một nửa là dân số trẻ và dân số thành thị ngày càng tăng. Q trình đơ thị hóa dần các khu vực dân cư cũng góp phần gia tăng tỷ lệ dân cư thành thị trong tổng dân số. Dân cư thành thị tăng nhanh chóng đã đem lại cơ hội cho ngành ngân hàng, các nhu cầu về dịch vụ tài chính của ngày càng tăng lên.

Thứ hai, số lượng người dùng Internet liên tục gia tăng: khoảng 33 triệu người, chiếm hơn 1/3 dân số. Trung bình mỗi người dành 16 giờ một tuần cho việc sử dụng Internet. Truy cập Internet bằng điện thoại di động đang tăng lên nhanh chóng.

Thứ ba, số lượng thuê bao di động chiếm tỷ lệ lớn, tốc độ gia tăng cao. Theo nghiên cứu của Ericsson ConsumerLab, tỷ lệ sử dụng điện thoại thơng minh (smartphone) tại Việt Nam dự tính là sẽ tăng từ

mức hiện tại là 16% (dự báo trước đây là 11%) lên 21% vào cuối năm 2012.

Thứ tư, một bộ phận người dân đang dần quen với việc sử dụng dịch

vụ ngân hàng trong tiêu dùng như thanh toán bằng tài khoản, thẻ, vay vốn … Trình độ dân trí ngày một nâng cao giúp người dân Việt Nam có hiểu biết tốt hơn về vai trò và hoạt động ngân hàng, làm tăng khả năng đón nhận sản phẩm dịch vụ mới của ngân hàng, đồng thời nhu cầu về dịch vụ ngân hàng của người dân cũng ngày càng phức tạp hơn.

Nắm bắt tiềm năng phát triển thị trường dịch vụ ngân hàng điện tử, các ngân hàng thương mại sẽ có những chiến lược phát triển cụ thể, phù hợp cho hoạt động kinh doanh dịch vụ ngân hàng điện tử. Khi hoạt động này ngày càng phát triển thì sẽ tăng doanh thu dịch vụ của ngân hàng rất nhiều và tất yếu sẽ tăng hiệu quả nhất định cho hoạt động kinh doanh của ngân hàng nói chung.

Việc phát triển ngân hàng điện tử là xu thế tất yếu trong thời đại công nghệ thông tin bùng nổ. Thị trường ngân hàng điện tử còn đầy tiềm năng chưa được khai thác triệt để. Khi phát triển mạnh được thị trường ngân hàng điện tử, ngân hàng có thể thu hút thêm lượng khách hàng lớn, đa dạng sản phẩm dịch vụ, phát triển được nhiều tiện ích đặc thù của ngân hàng điện tử. Từ đó có thể tăng lợi thế cạnh tranh của ngân hàng.

Tuy nhiên, theo kết quả nghiên cứu Net Index 2011 thì dù internet đã trở thành phương tiện thơng tin được sử dụng phổ biến nhất tại Việt nam (42%), đứng thứ 2 khu vực, sau Malaysia nhưng chỉ có 90% doanh nghiệp và 2% người Việt Nam sử dụng dịch vụ internet banking, một tỷ lệ rất khiêm tốn.

Việc sử dụng dịch vụ internet banking còn hạn chế, chưa được sử dụng rộng rãi do 3 nguyên nhân chính: chưa biết đến internet banking (52%), lo sợ rủi ro về an toàn, bảo mật (28%), lý do khác (không biết sử dụng internet) (13%).

2.2.2 Lợi ích cho hoạt động kinh doanh của ngân hàng từ sự phát triển dịch vụ ngân hàng điện tử

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ UEH đánh giá sự hài lòng của khách hàng về dịch vụ ngân hàng điện tử tại ngân hàng thương mại cổ phần đầu tư và phát triển việt nam chi nhánh sài gòn (Trang 47 - 49)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(125 trang)